Việc phát triển nền kinh tế thị trường của mỗi quốc gia đã góc phần không lớn vào việc hình thành và phát triển những hình thức mua bán đơn giản trước đây ngày càng thay đổi thậm chí là biến tướng đi từ những hành vi vi phạm pháp luật. Định giá để bán phá giá là gì? Những ảnh hưởng của định giá ăn cướp
Mục lục bài viết
1. Định giá để bán phá giá là gì?
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề định giá để bán phá giá thì trong nội dung này tác giả sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung liên quan đến vấn đề khái niệm của bán phá giá được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là một khái niệm cơ bản của thương mại quốc tế. Trong tiếng Anh bán phá giá có nghĩa là Dumping. Hiểu một cách đơn giản thì bán phá giá là hành vi bán các sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ với mức giá thấp hơn giá thông thường, cụ thể là thấp hơn giá thành sản sản xuất mặt hàng đó, nhằm thu về quyền lợi riêng cho cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp đó. Các sản phẩm bán vào một thị trường với giá bán ở mức dưới giá thành sản xuất thì được xem là bán phá giá và có thể phải chịu các cuộc điều tra và bị trừng phạt.
Từ định nghĩa về khái niệm bán phá giá thì bên cạnh đó theo như quy định của pháp luật hiện hành đối với hoạt động định giá để bán phá giá hay định giá cướp đoạt, định giá diệt nhau trong tiếng Anh được biết đên với tên gọi là Predatory Pricing. Đồng thời thì vấn đề định giá để bán phá giá được biết đến với nội dung đó là hành động bất hợp pháp trong việc đặt giá ở mức rất thấp để loại bỏ đi sự cạnh tranh. Hành động này vi phạm luật chống độc quyền bởi vì nó sẽ làm cho thị trường dễ bị độc quyền hơn.
Tuy nhiên, các cáo buộc về định giá để bán phá giá có thể sẽ khó bị truy tố vì các bị cáo có thể thành công trong việc lập luận rằng hạ giá là một phần của sự cạnh tranh thông thường, chứ không phải là một nỗ lực cố ý làm suy yếu thị trường. Thêm vào đó, hành động này không phải lúc nào cũng đạt được mục đích bởi vì có những khó khăn trong việc lấy lại doanh thu bị mất và không dễ để loại bỏ được các đối thủ cạnh tranh.
2. Những ảnh hưởng của định giá ăn cướp:
2.1. Khái quát về định nghĩa ăn cướp:
Định giá ăn cướp, định giá diệt nhau hay định giá để bán phá giá được biết đến với tên tiếng anh là predatory pricing và khái niệm về định giá ăn cướp được biết đến là chính sách định giá do một hay một nhóm doanh nghiệp theo đuổi nhằm gây hại cho đối thủ cạnh tranh hay bóc lột người tiêu dùng. Việc quy định về định giá ăn cướp này được hiểu là việc mà một doanh nghiệp có thể ép giá xuống thấp hoặc định giá thấp để đẩy đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường, hoặc các nhà độc quyền, các ten định giá quá cao để bóc lột người tiêu dùng
Từ định nghĩa vừa được nêu ra ở trên thì có thể thấy đây là một cuộc chiến về giá cả với định giá ăn cướp có thể cho người tiêu dùng được lợi vì giá thấp hơn so mới mức giá của hàng hóa phải mua thông thường. Việc thực hiện các hoạt động liên quan đến các vấn đề định giá ăn cướp này đã có thể tạo ra thị trường của người mua nơi người tiêu dùng có lựa chọn hơn khi mua sắm xung quanh. Tuy nhiên, theo như quy định của pháp luật cạnh tranh và các nhà làm luật thì đối với việc áp dụng mức giá đó lại không có lợi về dài hạn nếu một công ty loại bỏ tất cả đối thủ cạnh tranh của nó ra khỏi ngành và thiết lập vị thế độc quyền. Đồng thời cũng sảy ra hệ lụy sau này đó là việc các công ty sống sót sau đó có thể đặt bất cứ giá nào nó muốn và sẽ gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Số lượng các doanh nghiệp đối thủ hoạt động trong một thị trường nhất định đóng vai trò quan trọng trong việc mức giá nào có hiệu quả hoặc có khả năng sẽ được đưa vào sử dụng chiến lược định giá ăn cướp. Việc định giá ăn cướp được xác định không phải là một hành vi vi phạm pháp luật nếu một doanh nghiệp đặt giá thấp hơn chi phí của mình, trừ khi nó là một phần của chiến lược cụ thể để loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
2.2. Những ảnh hưởng của định giá ăn cướp:
Trên cơ sở sảy ra một số hoạt động định giá ăn cướp của các công ty, doanh nghiệp thì rất có thể sẽ sảy ra một cuộc chiến về giá cả mà được thúc đẩy bởi định giá để bán phá giá có thể sẽ có lợi cho người tiêu dùng trong ngắn hạn. Do đóm, theo như quy định của pháp luật cạnh tranh hiện hành thì hoạt động cạnh tranh cao độ có thể tạo ra một thị trường người mua, trong đó, người tiêu dùng không chỉ thích các mức giá trở nên thấp hơn nữa mà tác dụng đòn bẩy xen lẫn việc được lựa chọn nhiều hơn còn được tăng cường.
Tuy nhiên, nếu cuộc chiến giá cả thành công trong việc tiêu diệt tất cả hoặc thậm chí chỉ một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường, cũng sẽ khiến cho những lợi thế của người tiêu dùng có thể nhanh chóng bị đảo ngược. Một thị trường độc quyền có thể cho phép công ty nắm giữ sự độc quyền bằng cách tăng giá theo ý muốn. Ngay cả khi một nỗ lực như vậy có hiệu quả thì chiến lược đó sẽ chỉ thành công nếu doanh thu bị mất bởi định giá để bán phá giá được thu hồi nhanh chóng, trước khi nhiều đối thủ khác có thể tham gia thị trường do sự lôi kéo quay trở lại của mức giá bình thường. Đây có thể coi là một chiến thuật định giá không lành mạnh, thường được các tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia lớn sử dụng để loại bỏ các nhà cung cấp khác, mang lại thế độc quyền cho những ngành hàng nhất định.
May mắn cho người tiêu dùng là tạo ra một thị trường độc quyền bền vững không phải là vấn đề đơn giản. Ví dụ như là việc loại bỏ tất cả các doanh nghiệp đối thủ trong một thị trường nhất định thường đi kèm với những thách thức đáng kể. Giả sử, trong một khu vực có nhiều trạm xăng, việc bất kì nhà khai thác nào giảm giá đủ thấp, đủ lâu để loại bỏ tất cả các đối thủ cạnh tranh sẽ là vấn đề đáng ngại.
Có một số định nghĩa về định giá ăn cướp này, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì nó còn gọi là chiến lược định giá cắt cổ. Về cơ bản nó được xây dựng bởi những tập đoàn doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn, sẵn sàng thua lỗ trong một thời gian định sẵn. Để xâm nhập thị trường mới, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu thị trường khá kỹ lưỡng, sau đó sàng lọc ra các đối thủ cạnh tranh đang tồn tại trên thị trường. Bằng nghiệp vụ với lợi thế am hiểu ngành hàng, sản phẩm. Các tập đoàn “quân phiệt” này có thể tính toán được giá vốn sản phẩm, hoạch định chi tiết được giá bán cũng như lợi nhuận, và họ sẵn sàng định giá bán cho sản phẩm đó thấp hơn nhiều so với giá bán trên thị trường, chấp nhận lỗ vốn.
Thực tế là chiến lược định giá săn mồi mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, nhưng nó lại mang lại nhiều khó khăn cho những doanh nghiệp đang kinh doanh mặt hàng tương tự, vốn có. Nó sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ đối thủ trong ngành, kể cả những đối thủ đã hoạt động lâu năm cũng như những công ty chuẩn bị xâm nhập thị trường. Theo một cách đơn giản, sau khi đã nắm gần như toàn bộ thị phần, doanh nghiệp sẽ loại bỏ loại giá bán này thông qua nhiều cách, có thể thay thế mã sản phẩm đó bằng những sản phẩm khác với giá bán khác. Hoặc cũng có thể tăng giá bán sản phẩm cao hơn so với việc định giá trước đó để bù đắp lại chi phí trong thời gian bán giá lỗ. Tất nhiên, việc định giá theo chiến lược Predatory pricing thường chỉ sảy ra trong ngắn hạn và không phải là mãi mãi.