Quy luật lợi ích cận biên giảm dần là gì? Đặc điểm của quy luật lợi ích cận biên giảm dần? Nội dung của quy luật lợi ích cận biên giảm dần?
Trong kinh tế học thì Quy luật lợi ích cận biên giảm dần đã không còn xa lạ với chúng ta và quy luật này chúng ta có thể thấy trên thực tế xuất hiện rất nhiều, heo quy luật cho rằng Một người nào đó khi họ tiêu thụ hàng hóa trong thời gian đầu và thời gian tiếp theo sản phẩm họ dùng cùng loại đó sẽ giảm đi rất nhiều, và theo kinh tế học gọi đó là quy luật cận biên giảm dần. Vậy để biết cụ thể về Quy luật lợi ích cận biên giảm dần là gì? đặc điểm và nội dung quy luật.
Mục lục bài viết
1. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần là gì?
Quy luật lợi ích cận biên giảm dần trong tiếng Anh dịch ra có nghĩa là Law of Diminishing Marginal Utility. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần có nêu cụ thể rằng, khi một người tiêu thụ một mặt hàng hoặc sản phẩm, sự hài lòng và lợi ích mà họ có được từ các sản phẩm sẽ giảm đi khi họ tiêu thụ ngày càng nhiều sản phẩm đó.
Ví dụ cụ thể như một cá nhân có thể mua một loại trái cây nhất định trong một thời gian. Trong một thời gian, họ có thể mua ít hơn và chọn một loại trái cây khác hoặc mua bánh quy thay thế, do sự hài lòng ban đầu họ nhận được từ trái cây có thể thấy là đang giảm dần.
2. Đặc điểm của quy luật lợi ích cận biên giảm dần:
Ví dụ cụ thể để có thể hiểu đặc điểm của quy luật cận biên giảm dần đó là đối với người đói, ích lợi của miếng bánh mỳ tiêu dùng đầu tiên rất cao (0a), nhưng khi con người cảm thấy đã tương đối no, những miếng bánh mỳ ăn thêm đem lại mức ích lợi ngày càng nhỏ. Ví dụ miếng bánh mỳ thứ 6 chỉ đem lại ích lợi tăng thêm bằng 0b. Như vậy cùng với khái niệm cân bằng của người tiêu dùng, quy luật ích lợi cận biên giảm dần được dùng để lý giải tại sao đường cầu xuống dốc. Đối với hàng hóa X và Y, điều kiện để đạt được trạng thái cân bằng của người tiêu dùng cụ thể đó là:
Ích lợi cận biên của X/Gía của X = Ích lợi cận biên của Y/Gía của Y.
Có thể giả sử trong trường hợp cho rằng tình hình này bi phá vỡ do giá của X giảm. Để lập lại trạng thái cân bằng, nghĩa là làm cho hai tỷ lệ này bằng nhau, ích lợi cận biên giảm dần, điều này xảy ra khi người tiêu dùng mua nhiều hàng hóa X và ít hàng hóa Y. Theo đó nên, sự giảm giá một hàng hóa làm cho lượng cầu của nó tăng lên. Tuy nhiên có thể thấy cách phân tích như vậy chỉ có ý nghĩa khi chúng ta tính được ích lợi bằng số đếm, tức nếu chúng ta đo được hàm ích lợi chủ quan của cá nhân để lượng hóa khoảng cách 0a và 0b trong hình minh họa trên. Trên thực tế, người ta không thể đo lợi ích với mức độ chính xác như thế và vì vậy khái niệm ích lợi tính bằng số đếm cụ thể là những ích lợi đếm được được thay thế bằng khái niệm ích lợi tính bằng thứ tự là ích lợi thứ tự.
Có thể nhận thấy đường cầu hiện nay nhìn chung được thiết lập từ các đường bàng quan dựa trên ích lợi thứ tự và đôi khi dựa trên khái niệm tương tự là lý thuyết thị hiếu bộc lộ. Công thức xác định lợi ích cận biên cụ thể như sau:
MU = TU / Q
Phía trong:
MU là lợi nhuận cận biên
ΔTU là thay đổi trong tổng lợi nhuận ΔTU
ΔQ là sự thay đổi về lượng hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ
Giả sử nếu một người uống một cốc nước thì thu được của anh ta là 5; uống hai cốc nước, lợi ích của anh ta là 8.
Như vậy, lợi ích cận biên được xác định theo công thức trên sẽ bằng:
MU = (8 – 5) / (2-1) = 3
Ví dụ: Một người đang trong tình trạng rất đói. Sau khi ăn một cái banh ngọt, anh cảm thấy rất hài lòng vì nó đã làm vơi đi cảm giác đói của anh.
Theo đó có thể thấy anh ta đã được hưởng lợi từ việc tiêu chiếc bánh ngọt này. Tổng lợi ích trong tiếng Anh là Total Utility, ký hiệu TU và tổng mức độ thỏa mãn là toàn bộ sự hài lòng hoặc thỏa mãn do tiêu dùng tất cả hàng hóa hoặc dịch vụ mang lại.
Như vậy dựa trên những điểu đã phân tích thì đặc điểm của quy luật lợi ích cận biên giảm dần được hiểu là vấn đề tiện ích của mặt hàng là khả năng cung cấp khả năng sử dụng thỏa mãn và hoặc sự thích thú, trên nhiều mặt hàng mang lại cho chủ nhân của chúng những tiện ích to lớn khi chúng được mua lần đầu, nhưng giá trị giảm dần khi chủ sở hữu mua nhiều hơn cùng một mặt hàng. có thể thấy cụ thể như trong trường hợp của điện thoại di động, việc mua một chiếc đưa chủ sở hữu từ trạng thái không có kết nối di động sang trạng thái có kết nối di động, đây là một bước tiến vượt bậc. Việc thêm một chiếc điện thoại thứ hai gần như không mang lại bước tiến vượt bậc và do đó tiện ích biên giảm đi.
Từ đó có thể nhận ra đặc điểm của quy luật này đó là một quy luật để áp dụng cho hoạt động kinh doanh ở chỗ nó có mối liên hệ chặt chẽ với quy luật cầu. Định luật đó nói rằng khi giá giảm, tiêu dùng tăng và khi giá tăng, tiêu dùng giảm. Sử dụng lý luận ngược, chúng ta có thể phát biểu rằng khi một hàng hóa trở nên phong phú hơn, giá trị của một đơn vị riêng lẻ sẽ giảm xuống, và phát biểu này buộc chúng ta quay trở lại quy luật giảm mức thỏa dụng cận biên.
3. Nội dung của quy luật lợi ích cận biên giảm dần:
Trong kinh tế học, chúng ta có thể thấy quy luật lợi ích cận biên giảm dần cho rằng, lợi ích cận biên của hàng hóa hoặc dịch vụ giảm khi nguồn cung sẵn có của nó tăng lên. Theo đó mà các tác nhân kinh tế sẽ khiến lần lượt các đơn vị của hàng hóa hoặc dịch vụ ngày càng giảm đi, cho đến khi nó hết giá trị. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần được sử dụng để giải thích cho các hiện tượng kinh tế khác, chẳng hạn như lí thuyết về thị hiếu theo thời gian.
Bất cứ khi nào một cá nhân tương tác với một hàng hóa kinh tế, thì cá nhân đó hành động theo cách thể hiện thứ tự mà họ coi trọng việc sử dụng hàng hóa đó. Do đó, đơn vị đầu tiên được tiêu thụ, là dành cho mục đích có giá trị nhất của cá nhân đó. Đơn vị thứ hai được dành cho mục đích có giá trị thứ hai, và cứ như vậy. Nói cách khác, qui luật lợi ích cận biên giảm dần qui định rằng, khi người tiêu dùng đi chợ để mua hàng hóa, họ không coi trọng tất cả các mặt hàng họ mua như nhau. Họ sẽ trả nhiều tiền hơn cho một số mặt hàng và ít hơn cho những mặt hàng khác.
Một ví dụ khác, một người bị dạt vào một hòn đảo hoang, tìm thấy một thùng nước đóng chai trên bờ biển. Người đó có thể uống chai đầu tiên, và điều này cho thấy việc thỏa mãn cơn khát cho người đó là lợi ích quan trọng nhất của chai nước. Người này có thể rửa ráy bằng chai thứ hai hoặc quyết định để dành nó cho sau này. Nếu người đó có thể để dành, điều này cho thấy rằng, người đó coi trọng việc sử dụng nước trong tương lai hơn là việc rửa ráy hiện tại, nhưng độ coi trọng vẫn ít hơn là việc làm dịu cơn khát ngay lập tức. Điều này được gọi là thị hiếu theo thời gian. Khái niệm này giúp giải thích việc tiết kiệm và đầu tư so với tiêu dùng và chi tiêu hiện tại.
3.1. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần áp dụng cho tiền và lãi suất:
Ví dụ trên cũng giúp giải thích lí do tại sao đường cầu dốc xuống trong các mô hình kinh tế vi mô, vì mỗi đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ bổ sung được đưa vào có giá trị nhỏ hơn. Ứng dụng này của qui luật lợi ích cận biên giảm dần cho thấy lí do tại sao sự gia tăng của dung lượng tiền (hoặc những thứ tương đương) làm giảm giá trị trao đổi của một đơn vị tiền vì mỗi đơn vị tiền được sử dụng để mua bán sẽ lần lượt có giá trị ít hơn.
Ví dụ về trao đổi tiền tệ đã cung cấp một lập luận kinh tế chống lại sự thao túng lãi suất bởi các ngân hàng trung ương. Vì lãi suất ảnh hưởng đến thói quen tiết kiệm và chi tiêu của người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp. Việc bóp méo lãi suất khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu hoặc tiết kiệm theo thị hiếu thời gian thực tế của họ, dẫn đến thặng dư có thể xảy ra hoặc sự thiếu hụt trong vốn đầu tư cơ bản.
3.2. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần và marketing:
Các marketer sử dụng qui luật lợi ích cận biên giảm dần vì họ muốn giữ lợi ích cận biên ở mức cao cho các sản phẩm mà họ bán. Một sản phẩm được tiêu thụ vì nó mang lại sự hài lòng, nhưng quá nhiều sản phẩm có thể có nghĩa là lợi ích cận biên bằng 0 vì người tiêu dùng đã có đủ sản phẩm và chúng bị bão hòa. Tất nhiên, lợi ích cận biên phụ thuộc vào người tiêu dùng và sản phẩm được tiêu thụ.