Các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm minh bạch khi đưa ra quyết định của mình trong quá trình thực thi công vụ hay làm các công việc của mình, các cá nhân, tổ chức đó còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vậy, tính minh bạch là gì? Đặc điểm và ví dụ về tính minh bạch
Mục lục bài viết
1. Tính minh bạch:
1.1. Khái niệm tính minh bạc:
Minh bạch được hiểu như sau:
Có thể giải thích một cách đơn giản nhất, minh bạch là một khái niệm khá trừu tượng và rộng lớn, một số người vẫn hay có những nhầm lẫn giữa minh bạch và công khai. Nhiều người co rằng minh bạch đồng nghĩa với công khai, minh bạch được hiểu là tính bình đẳng trong tiếp cận thông tin, tính tin cậy và dự đoán trước của cơ quan cung cấp thông tin.
Minh bạch được hiểu cơ bản là việc đảm bảo sự rõ ràng, không chỉ đáp ứng được tính công khai (tức là sự sẵn sàng chia sẻ thông tin) mà minh bạch còn cần phải đảm bảo khả năng tiếp cận được thông tin, sẵn sàng tham gia trao đổi một cách thẳng thắn, trung thực về quá trình ban hành các chính sách và quyết định.
Minh bạch là một cụm từ vẫn luôn gắn liền với trách nhiệm, việc minh bạch sẽ đòi hỏi chính phủ và đội ngũ cán bộ, công chức phải công khai quá trình thực hiện công việc cho các bên quan tâm. Ở góc độ này, minh bạch có mối quan hệ chặt chẽ với trách nhiệm, bởi vì khi có trách nhiệm thì mới có xu hướng công khai và đảm bảo các điều kiện cho công khai.
Minh bạch có những vai trò quan trọng đối với xã hội, các nhà đâu tư và bộ máy nhà nước. Cụ thể như sau:
– Với xã hội, minh bạch sẽ giúp nguồn lực xã hội một cách hiệu quả, về nguyên tắc, nguồn lực và tài sản của xã hội sẽ có cơ hội tìm đến người sử dụng nó hiệu quả.
– Với các nhà đầu tư, việc minh bạch rất quan trọng đối với việc giảm thiểu chi phí, giảm rủi ro cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
– Với bộ máy nhà nước, minh bạch có vai trò quan trọng trong giảm thiểu tham nhũng, cần phải minh bạch tạo ra sức ép để bộ máy nhà nước được vận hành tốt hơn.
Khái niệm tính minh bạch:
Trong vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp đã và vẫn đang tích cực xây dựng tính minh bạch cho tổ chức của mình ở mọi cấp độ. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều bước tiến đáng kể so với trước, đại bộ phận các doanh nghiệp này vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức.
Tính minh bạch được hiểu là mức độ mà các chủ thể là nhà đầu tư có thể truy cập vào thông tin tài chính cần thiết về một công ty, ví dụ cụ thể như mức giá, độ sâu thị trường và báo cáo tài chính được kiểm toán.
Mặc dù thuật ngữ tính minh bạch trong giai đoạn hiện nay không phải là một thuật ngữ tài chính hoặc số liệu cụ thể, nhưng tính minh bạch đã trở nên ngày càng quan trọng đối với người tiêu dùng và nhà đầu tư trong những năm gần đây. Các chủ thể là nhà đầu tư cũng yêu cầu sự minh bạch với các công ty đầu tư và các quỹ về các khoản phí được tính cho họ.
Tính minh bạch cũng có thể bao gồm sự rõ ràng cho người tiêu dùng về các khoản phí mà ngân hàng tính phí hoặc tỉ lệ mà người tiêu dùng cuối cùng sẽ trả cho công ty thẻ tín dụng của họ.
1.2. Tính minh bạch trong tiếng Anh là gì?
Tính minh bạch trong tiếng Anh là Transparency.
1.3. Đặc điểm của Tính minh bạch:
Các quyết định tài chính thường được đưa ra dựa trên đánh giá về tình hình tài chính. Các nhà đầu tư phân tích báo cáo tài chính của một công ty để xác định xem cổ phiếu có đáng mua hay không.
Mặt khác, các chủ thể là người tiêu dùng sẽ lựa chọn một ngân hàng hoặc công ty đầu tư, một phần dựa trên chi phí hoặc phí. Công khai đầy đủ các khoản phí, lãi suất và hình phạt là rất quan trọng để người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định hợp lí về việc nên sử dụng thẻ tín dụng hoặc khoản vay nào, cũng như mở tài khoản ngân hàng nào hoặc đầu tư vào quỹ tương hỗ nào.
Do các quyết định của nhà đầu tư về việc mua chứng khoán nào dựa trên báo cáo tài chính của công ty, nên các báo cáo phải minh bạch nhất có thể. Ví dụ cụ thể: giả sử hai công ty có mức nợ, quy mô, rủi ro thị trường và thu nhập tương tự nhau. Một công ty hoạt động với báo cáo tài chính minh bạch, trong khi một công ty khác điều hành nhiều doanh nghiệp với các báo cáo tài chính phức tạp.
Trong trường hợp này, các chủ thể là nhà đầu tư có thể thích công ty đầu tiên hơn vì họ có thể dễ dàng hiểu các nguyên tắc cơ bản và rủi ro của công ty. Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể bỏ tiền vào công ty với cấu trúc phức tạp có thể bỏ lỡ các chi tiết tài chính quan trọng có thể dẫn đến công ty hoạt động kém và mất đi khoản đầu tư của mình.
Chính bởi vì thế, điều quan trọng là tất cả các công ty đều tuân thủ các quy tắc minh bạch. Bản chất quan trọng của tính minh bạch và nhất quán đối với thị trường tài chính cũng được xem là lí do tại sao các công ty giao dịch công khai trên các sàn giao dịch.
Ví dụ về tính minh bạch:
Vào tháng 2/2016, tại cuộc họp cổ đông của công ty thực phẩm Tyson tại Mỹ, chủ tịch hội đồng quản trị John Tyson của công ty thực phẩm Tyson tại Mỹ đã bị các chủ thể trong hội đồng chất vấn về sự thiếu minh bạch của công ty trong việc cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính của mình.
Nhiều cổ đông đã phản ánh rằng sự cố tràn hóa chất của Tyson trong nước thải có tính axit ở Monett, Missouri vì thế đã giết chết hơn 100.000 con cá trong các tuyến đường thủy của thành phố. Chính vì thế mà các cổ đông muốn có thêm thông tin về kế hoạch cải thiện chất lượng nước của các công ty trong khu vực nhà máy. Tyson sau đó đã bị Bộ Tư pháp Mỹ phạt 2 triệu USD vào đầu năm 2018.
2. Các nguyên tắc minh bạch:
Hiện nay, trong bối cảnh đất nước đang trên đà phát triển. Các nguyên tắc minh bạch là các nguyên tắc góp phần định hướng làm kim chỉ nam cho việc xây dựng và cũng cố văn hóa minh bạch cho đất nước và việc minh bạch đóng góp những vai trò và mang lại những ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp và cũng như sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
– Thứ nhất: Minh Bạch trong chia sẻ thông tin.
Một doanh nghiệp cần phải minh bạch trong việc chia sẻ các thông tin quan trọng cho nhân viên ở mọi cấp độ của tổ chức thay vì chữ giữ riêng cho ban lãnh đạo (mục tiêu tổ chức, tiêu chí đo lường năng suất, kế hoạch phân bổ tài nguyên). Do vậy mà các doanh nghiệp đã kết nối và tận dụng 100% nguồn lực chất xám của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định tốt hơn.
Việc minh bạch này cũng giúp các doanh nghiệp nhận được lòng tin từ khách hành và đem lại nguồn doanh thu hiệu quả hơn trong suốt quá trình khi doanh nghiệp đó hoạt động.
– Thứ hai: Công khai công nhận đóng góp của nhân viên.
Nhân viên trong các doanh nghiệp luôn là một yếu tố hành đầu đảm bảo sự phát triển và đem đến thành công cho các doanh nghiệp đó. Nhân viên trong một tổ chức, doanh nghiệp sẽ hiểu được giá trị của họ đối với sự lớn mạnh của doanh nghiệp nếu được cấp trên công nhận và chia sẻ một cách cởi mở về các đóng góp trong quá trình làm việc. Việc các chủ thể công khai công nhận đóng góp của nhân viên không chỉ là cách giúp động viên tinh thần và khơi gợi lòng trung thành của nhân viên, mà còn là một chiến lược đúng đắn trong bối cảnh nhân tài là tài nguyên quan trọng quyết định thành bại trên thương trường.
– Thứ ba: Cách tân toàn diện có tổ chức.
Đối với các doanh nghiệp minh bạch, sáng tạo không bị bó buộc hay gói gọn trong một vài mảng như phát triển sản phẩm, dịch vụ, quy trình. Thay vào đó thì các doanh nghiệp minh bạch sẽ khuyến khích nhân viên mình tham gia tích cực vào quá trình cách tân triết lý kinh doanh, cách thức bán hàng, hệ thống tiếp thị, hậu cần, hỗ trợ, thông tin liên lạc và phản hồi.
– Thứ tư: Tư duy lãnh đạo.
Để các doanh nghiệp có thể nhanh chóng chuyển mình thành một tổ chức minh bạch thì các lãnh đạo các doanh nghiệp phải có kiến thức và tầm nhìn để có những chọn lựa đầu tư đúng đắn. Hơn nữa, họ phải thực hiện các cam kết chặt chẽ trong việc thay đổi cơ cấu tổ chức từ cồng kềnh và độc tài thành linh động hơn và dân chủ hơn.
Dù là khi có bất kì thay đổi nào cũng đòi hỏi đánh đổi và hy sinh, tuy nhiên những nỗ lực này là thực sự cần thiết. Trong nhiều năm trở lại đây thì minh bạch sẽ là yếu tố then chốt để các doanh nghiệp có thể đạt được sự ủng hộ của nhân viên, tính nhất quán trong chiến lược và hành động và vươn đến thành công như một doanh nghiệp dân chủ, cầu tiến.