Để các sự vật hay hiện tượng có thể tồn tại một cách bền vững thì sự phát triển là vô cùng quan trọng và cần thiết. Phát triển được hiểu đơn giản là một quá trình dùng để thay đổi được hoạch định trong văn hóa của một tổ chức thông qua việc sử dụng lí thuyết, nghiên cứu và công nghệ của khoa học hành vi.
Mục lục bài viết
1. Phát triển trong doanh nghiệp:
1.1. Khái niệm phát triển trong doanh nghiệp:
Phát triển trong tiếng Anh được gọi là development.
Phát triển được hiểu đơn giản là quá trình lớn lên và tăng trưởng của sự vật hiện tượng.
Mỗi sự vật hiện tượng đều có thể lớn lên về lượng và về chất. Sự lớn lên theo hai cách này thông thường được gọi là sự phát triển theo chiều rộng và theo chiều sâu.
– Sự lớn lên về lượng:
Thường dễ đánh giá hơn, chỉ cần so sánh độ lớn của đối tượng bằng các thước đo thích hợp giữa hiện tại và quá khứ là có thể nhận diện được.
– Sự lớn lên về chất:
Khó đánh giá.
Muốn đánh giá phải có quan điểm đúng về chất lượng và có các thước đo phải phản ánh chính xác mặt chất lượng của đối tượng.
Trên thực tế thì việc phát triển doanh nghiệp nhằm mục đích để giúp cho các tổ chức trong việc đối phó với môi trường bất ổn, cả trong nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp, thường xuyên bằng những nỗ lực để ứng phó thay đổi kế hoạch với môi trường bất ổn. Những nỗ lực phát triển doanh nghiệp, cho dù được hỗ trợ bởi vì một chuyên gia bên ngoài hoặc tổ chức chuyên nghiệp và tiến hành trên cơ sở liên tục, mang lại thay đổi kế hoạch trong các tổ chức và các nhóm trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chúng chỉ là một loại thay đổi được xảy ra trong các tổ chức, cho sự thay đổi có thể được cả hai kế hoạch và không có kế hoạch và có thể xảy ra trong mọi chiều kích của môi trường kinh doanh. Điển hình là hai khái niệm phát triển doanh nghiệp của Khan Atiqur Rahman và Jahangir H. Khan. Khan Atiqur Rahman cho rằng phát triển doanh nghiệp là ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp các hoạt động: thiếu các kỹ năng ở tất cả các cấp độ, thiếu tổ chức công nghiệp, kích thước giới hạn của thị trường và tốc độ tăng trưởng thấp, thiếu chính sách đúng đắn và mang tính xây dựng, trình độ công nghệ nghèo nàn. Còn Jahangir H. Khan định nghĩa phát triển doanh nghiệp là cách tiếp cận từ các phần tử kết hợp bao gồm các hoạt động cụ thể như: kinh doanh, hỗ trợ tài chính, chính sách phù hợp và thể chế, các mối liên kết, công nghệ phù hợp và mối quan hệ thị trường/nhu cầu cho các sản phẩm.
1.2. Các khái niệm về phát triển tổ chức:
– Theo French định nghĩa thì phát triển tổ chức là một nỗ lực dài hạn để hoàn thiện năng lực giải quyết vấn đề của một tổ chức và năng lực của nó trong việc thích ứng với những thay đổi trong môi trường bên ngoài của tổ chức với sự giúp đỡ từ các nhà tư vấn về khoa học hành vi ở bên trong và bên ngoài tổ chức.
– Theo Beckhard định nghĩa thì phát triển tổ chức là một nỗ lực được hoạch định với phạm vi rộng lớn trong tổ chức và được quản trị từ cấp cao nhằm nâng cao sức mạnh và hiệu quả của tổ chức thông qua các can thiệp được hoạch định trong các quá trình của tổ chức trên cơ sở sử dụng các kiến thức của khoa học hành vi.
– Theo Brucke định nghĩa thì phát triển tổ chức là một quá trình thay đổi được hoạch định trong văn hóa của một tổ chức thông qua việc sử dụng lí thuyết, nghiên cứu và công nghệ của khoa học hành vi.
– Phát triển tổ chức còn được Beer định nghĩa là một nỗ lực của quá trình rộng lớn thu thập dữ liệu, chuẩn đoán, hoạch định hành động, can thiệp và lượng giá được để làm tăng sự phù hợp giữa cấu trúc, quá trình, chiến lược, con người và văn hóa tổ chức; phát triển những giải pháp mới và sáng tạo của tổ chức; phát triển năng lực tự đổi mới tổ chức.
Phát triển tổ chức xảy ra thông qua sự tham gia của các thành viên tổ chức với các chủ thể thay đổi trên cơ sở sử dụng lí thuyết, nghiên cứu và công nghệ của khoa học hành vi.
– Bên cạnh đó thì phát triển tổ chức còn là việc áp dụng một cách rộng lớn kiến thức của khoa học hành vi vào việc củng cố, hoàn thiện và phát triển các chiến lược, cấu trúc và các quá trình nhằm tăng hiệu quả của tổ chức.
1.3. Bản chất của phát triển:
Phát triển tổ chức được đề cập đến ở góc độ tạo ra sự thay đổi về chất.
Sự phát triển đã tạo ra năng lực của tổ chức lớn mạnh hơn trước.
Sự phát triển đã làm cho tổ chức thích nghi hơn với môi trường.
2. Tính tất yếu phải thay đổi và phát triển:
– Thứ nhất: Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong một môi trường cụ thể – môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh là tổng thể các nhân tố bên trong và bên ngoài vận động tương tác lẫn nhau và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, các hàng rào thuế quan từ đó đã bị dỡ bỏ, hàng hóa tự do di chuyển giữa các quốc gia. Xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa đã làm môi trường kinh doanh thay đổi, áp lực cạnh tranh tăng cao.
Các doanh nghiệp nước ta không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp ở nước khác.
Chính bởi vì thế mà các doanh nghiệp muốn tồn tại buộc phải thay đổi để thích ứng với sự biến động của môi trường.
– Thứ hai: Sự thay đổi của môi trường và điều kiện kinh doanh.
Môi trường kinh doanh càng mở rộng bao nhiêu thì sẽ càng có nhiều thành viên kinh tế tham gia bấy nhiêu.
Toàn cầu hóa nền kinh tế đã rút ngắn khoảng cách về không gian, các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau vẫn có thể cạnh tranh trực tiếp với nhau (sản phẩm đầu ra và nguồn lực đầu vào).
Các đối thủ ở nhiều nước và ở các khu vực khác nhau với trình độ nhận thức và phản ứng trước thị trường hết sức khác nhau lại cùng cạnh tranh với nhau. Điều này làm cho tính bất ổn của môi trường kinh doanh ngày càng cao.
Tính bất ổn cao dẫn đến phá vỡ các tính qui luật phổ biến trước đây về hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh.
Chính bởi vì vậy, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải nỗ lực thay đổi cho phù hợp với sự biến động rất rõ ràng và ngày càng mạnh mẽ của môi trường kinh doanh.
– Thứ ba: Sự thay đổi và phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là sự phát triển đảm bảo tính cân bằng cần thiết trong cả ngắn hạn và dài hạn. Sự phát triển ngắn hạn phải là điều kiện tiền đề để tiếp tục phát triển trong tương lai.
Phát triển bền vững được xem xét cho mọi đối tượng và theo quan điểm hệ thống. Theo đó, cần xem xét sự phát triển bền vững của doanh nghiệp ở 2 góc độ cơ bản như sau:
+ Phát triển bền vững của bản thân doanh nghiệp: giúp đảm bảo doanh nghiệp luôn ở trạng thái đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.
+ Phát triển bền vững của môi trường sinh thái: môi trường sinh thái luôn được xem là một phần của môi trường kinh doanh. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, con người cũng hủy hoại môi trường sống của mình một cách vô hình hay hữu ý.
Chính bởi vì thế mà các doanh nghiệp cần phải thay đổi để có thể tồn tại và phát triển trong cả ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời các thay đổi đó phải tác động tích cực hoặc giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường sinh thái.
Theo Richard N. Andrews về mô hình bền vững doanh nghiệp cho rằng phát triển bền vững không chỉ là một vấn đề của hoạt động từ thiện, vị tha và trách nhiệm đạo đức, nhưng một lợi ích chiến lược cốt lõi và cơ hội cho các doanh nghiệp của mình.
Richard N. Andrews còn mở rộng khái niệm thành như sau: “Một doanh nghiệp bền vững là một doanh nghiệp tăng giá trị cho các cổ đông bằng cách đóng góp nhiều hơn đối thủ cạnh tranh và trở thành các tiêu chí cho một doanh nghiệp bền vững. Đóng góp cho phát triển bền vững từ yếu tố thành phần kinh tế, cung cấp và cải thiện”.
Theo Jim Schorr thì lại đề xuất mô hình mới cho phát triển bền vững: Lĩnh vực doanh nghiệp xã hội là ở một ngã tư; chúng ta không thể mong đợi để hoạt động các doanh nghiệp hiện tại của chúng ta như là trong dài hạn, vì vậy chúng ta phải tìm những giải pháp mới để phát triển bền vững hoặc phải đối mặt với sự phá sản doanh nghiệp.
Phát triển doanh bền vững doanh nghiệp theo Parrish cho rằng doanh nghiệp là một hệ thống xung quanh mà các bên liên quan cá nhân có liên quan và hoạt động trong một hệ thống sinh thái – xã hội rộng lớn hơn. Các cá nhân, doanh nghiệp và các hệ thống sinh thái – xã hội có tồn tại và mục đích nhu cầu. Các doanh nghiệp bền vững tổ chức các hoạt động của mình để cả hai loại nhu cầu được đáp ứng đồng thời cho các bên liên quan, tự các doanh nghiệp và hệ thống sinh thái-xã hội.
Để giúp có thể dễ dàng nhận ra sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, chúng ta phải chú trọng đến việc lựa chọn và định hướng công nghiệp, đổi mới công nghệ, cải cách thể chế và bồi dưỡng năng lực phát triển thị trường, để tiến tới hình thành hiệp lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống doanh nghiệp với sự trợ giúp của hội nhập, kiến nghị tương tác hiệp lực của bốn năng lực như công nghiệp, kỹ thuật, phát triển thể chế và thị trường, nhằm để nuôi dưỡng và khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp liên tục.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phát triển bền vững thì thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau về sản xuất, kinh doanh. Đối với lĩnh vực doanh nghiệp thủy sản cũng nằm trong khái niệm chung về phát triển bền vững và các hoạt động đều đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, các bên liên quan trong việc bảo vệ môi trường, xã hội, trách nhiệm sản phẩm, công tác an sinh xã hội và chính sách của nhà nước sẽ là cần thiết cho doanh nghiệp trong tương lai. Khái niệm tích hợp phát triển bền vững doanh nghiệp là các mối liên kết giữa ảnh hưởng bên ngoài và hạn chế nội bộ, quá trình điều khiển quyết định tính bền vững và cho phép tổ chức cơ bản, phương thức bền vững và hiệu quả.