Một doanh nghiệp được coi là thua lỗ khi tổng doanh thu của doanh nghiệp đó nhỏ hơn tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể lấy nguồn vốn sàn để bù đắp lỗ tuy nhiên trong trường hợp nếu tình trạng thua lỗ kéo dài và trầm trọng hơn thì doanh nghiệp sẽ suy yếu dẫn đến phá sản.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về lỗ:
Lỗ được hiểu cơ bản là chênh lệch nhỏ hơn của số thu so với chỉ phí bỏ ra tương ứng trong một chu kì sản xuất, kinh doanh của các cá nhân hay tổ chức.
Lỗ hay thua lỗ còn được hiểu là mức chênh lệch mang dấu âm và lỗ hay thua lỗ sẽ phát sinh khi tổng doanh thu của một công ty nhỏ hơn tổng chi phí của nó. Trong ngắn hạn, khi tổng doanh thu của các doanh nghiệp không đủ để trang trải chi phí biến đổi, doanh nghiệp đó sẽ có thể phải rời bỏ thị trường trừ khi nó coi đó là tình thế tạm thời. Trong trường hợp doanh thu của các doanh nghiệp đó đủ để trang trải chi phí biến đổi và góp một phần vào việc bù đắp chi phí, doanh nghiệp có thể tiếp tục sản xuất dù bị lỗ. Trong dài hạn, nếu doanh thu của các cá nhân hay tổ chức này vẫn không đủ để trang trải chi phí cố định và chi phí biến đổi, sự thua lỗ có thể khiến công ty phải rời bỏ thị trường.
Lợi nhuận hay lỗ kinh tế là chênh lệch giữa doanh thu mà các cá nhân hay tổ chức nhận được từ việc bán hàng và chi phí cơ hội của các yếu tố đầu vào được sử dụng. Khi tính toán lợi nhuận kinh tế, chi phí cơ hội được khấu trừ từ doanh thu kiếm được. Chi phí cơ hội được hiểu là lợi nhuận thay thế bị bỏ qua bằng cách sử dụng các yếu tố đầu vào được lựa chọn và kết quả là một người có thể có một lợi nhuận kế toán đáng kể với ít hoặc không có lợi nhuận kinh tế.
Lợi nhuận/lỗ kinh tế là hữu ích nhất khi tiến hành so sánh nhiều kết quả và đưa ra quyết định giữa các kết quả này. Điều này rất đặc biệt và vô cùng đúng đối với các quyết định có nhiều biến có ảnh hưởng và không ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán. Cụ thể như là một quyết định có thể dẫn đến lợi nhuận kế toán cao hơn nhưng sau khi các biến số khác được xem xét, lợi nhuận kinh tế của một quyết định khác có thể cao hơn.
Lỗ còn là kết quả âm trong sản xuất, kinh doanh. Để nhằm mục đích xác định lỗ đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải thực hiện chế độ hạch toán kinh tố. Xác định lỗ khi số thu nhỏ hơn số chỉ phí bỏ ra tương ứng trong sản xuất, kinh doanh mang ý nghĩa trực tiếp và chỉ có tính tương đối. Bởi vì, xét về phương diện chu chuyển vốn, trong trường hợp số thu ngang bằng với số chỉ phí bỏ ra tương ứng thì vẫn có thể xem là lỗ.
Việc xác định lỗ đối với các cá nhân hay tổ chức có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các chủ thể tham gia kinh doanh. Các doanh nghiệp cần nắm bắt được đúng mức thua lỗ của các sản phẩm để từ đó có biện pháp cải thiện, tránh dẫn đến việc công ty bị phá sản.
Công thức lợi nhuận và thua lỗ hiện nay đều được sử dụng trong toán học để xác định giá của một hàng hóa trên thị trường và hiểu mức lợi nhuận của một doanh nghiệp. Mỗi sản phẩm đều có giá vốn và giá bán. Dựa trên giá trị của những mức giá cụ thể này, chúng ta có thể tính toán được mức lợi nhuận thu được hoặc lỗ phát sinh cho một sản phẩm cụ thể của các doanh nghiệp đó trên thị trường.
2. Tối thiểu hóa thua lỗ là gì?
Khái niệm tối thiểu hóa thua lỗ:
Tối thiểu hoá thua lỗ được hiểu cơ bản là mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp khi gặp phải những điều kiện bất lợi trên thị trường cản trở việc tạo lợi nhuận tối đa. Việc tối đa hoá lợi nhuận hay tối thiểu hóa thua lỗ còn đòi hỏi doanh nghiệp phải sản xuất mức sản lượng mà ở đó chi phí biên bằng thu nhập biên.
Ví dụ cụ thể như là một doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo sẽ tạo ra sản lượng. Tuy nhiên, tình thế bất lợi ngắn hạn có thể có, nghĩa là ở mức sản lượng này, giá không đủ để trang trải tổng chi phí trung bình về làm cho doanh nghiệp chịu lỗ. Trong một thời gian ngắn, doanh nghiệp sẽ tiếp tục sản xuất mức sản lượng này cho đến khi giá bán đủ trả chi phí khả biến trung bình và tạo ra sự đóng góp nào đó vào chi phí cố định, về lâu dài, nếu tiếp tục tình trạng làm ăn thua lỗ này sẽ buộc công ty đó phải rời khỏi thị trường hay còn gọi là phá sản.
Tối thiểu hóa thua lỗ còn được hiểu là một quy tắc nêu rõ rằng, một công ty giảm thiểu thiệt hại kinh tế bằng cách tạo ra sản lượng trong ngắn hạn tương đương với doanh thu biên và chi phí biên, nếu giá thấp hơn tổng chi phí bình quân nhưng cao hơn chi phí biến đổi bình quân.
Quy tắc tối thiểu hóa thua lỗ thường sẽ được áp dụng cho một công ty phát sinh khoản lỗ kinh tế ngắn hạn thấp hơn tổng chi phí cố định. Quy tắc tối thiểu hóa thua lỗ không phải là một quy tắc tuyệt đối bởi vì quy tắc tối thiểu hóa thua lỗ chỉ là một giải pháp thay thế mà bất kì công ty tối đa hóa lợi nhuận nào cũng có xu hướng theo đuổi chi phí sản xuất và các điều kiện thị trường.
Từ khái niệm được nêu trên thì chúng ta có thể nhận thấy các đặc điểm sau đây của tối thiểu hóa thua lỗ:
– Thứ nhất: Tối thiểu hoá thua lỗ là mục tiêu ngắn hạn của các doanh nghiệp khi các doanh nghiệp đó gặp phải những điều kiện bất lợi trên thị trường cản trở việc tạo lợi nhuận tối đa.
– Thứ hai: Tối thiểu hóa thua lỗ còn được hiểu là một quy tắc. Quy tắc tối thiểu hóa thua lỗ hiện được áp dụng cho một công ty phát sinh khoản lỗ kinh tế ngắn hạn thấp hơn tổng chi phí cố định.
Tối thiểu hóa thua lỗ trong tiếng Anh gọi là gì?
Tối thiểu hóa thua lỗ trong tiếng Anh là Loss Minimization.
3. Giải thích về quy tắc tối thiểu hóa thua lỗ:
Tối thiểu hóa thua lỗ là một trong ba lựa chọn thay thế sản xuất trong ngắn hạn mà một công ty phải đối mặt. Hai cái còn lại là tối đa hóa lợi nhuận và ngừng sản xuất. Để hiểu hơn về các lựa chọn thay thế sản xuất trong ngắn hạn ta có thể hiểu như sau:
P > ATC: Tối đa hóa lợi nhuận.
ATC > P > AVC: Tối thiểu hóa thua lỗ.
P < AVC: Ngừng sản xuất.
– Với tối đa hóa lợi nhuận, giá vượt quá chi phí bình quân ở số lượng tương đương với doanh thu biên và chi phí biên. Trong trường hợp giá vượt quá chi phí bình quân ở số lượng tương đương với doanh thu biên và chi phí biên, công ty tạo ra lợi nhuận kinh tế.
– Khi ngừng sản xuất, giá sẽ thấp hơn chi phí biến đổi bình quân tại số lượng tương đương với doanh thu biên và chi phí biên. Trong trường hợp giá thấp hơn chi phí biến đổi bình quân tại số lượng tương đương với doanh thu biên và chi phí biên, công ty phải chịu một khoản lỗ nhỏ hơn bằng cách không tạo ra sản lượng và phát sinh một khoản lỗ bằng tổng chi phí cố định.
Trong ngắn hạn, một công ty sẽ cần phải chịu chi phí cố định cho dù đối tượng đó có tạo ra bất kì sản lượng nào hay không. Như vậy, ta nhận thấy, nếu giá thị trường giảm xuống dưới tổng chi phí bình quân, nó phải quyết định xem liệu tổn thất kinh tế từ việc sản xuất số lượng đầu ra tương đương với doanh thu biên và chi phí biên là nhiều hay ít hơn tổn thất kinh tế khi ngừng sản xuất trong ngắn hạn (bằng tổng chi phí cố định).
Tiêu chí quan trọng cho quyết định xem liệu tổn thất kinh tế từ việc sản xuất số lượng đầu ra tương đương với doanh thu biên và chi phí biên là nhiều hay ít hơn tổn thất kinh tế khi ngừng sản xuất trong ngắn hạn là giá cả so với chi phí biến đổi bình quân.
– Trong trường hợp nếu giá cao hơn chi phí biến đổi bình quân, công ty nhận được đủ doanh thu để trả tất cả các chi phí biến đổi cùng với một số chi phí cố định. Như vậy, ta nhận thấy rằng, tổn thất kinh tế sẽ thấp hơn tổng chi phí cố định. Công ty tốt hơn nên sản xuất số lượng tương đương với doanh thu biên và chi phí biên so với việc không tạo ra sản lượng, không nhận được doanh thu, và phát sinh một khoản lỗ bằng tổng chi phí cố định.
– Trong trường hợp nếu giá thấp hơn chi phí biến đổi bình quân, công ty không nhận đủ doanh thu để trả chi phí biến đổi chứ không nói đến bất kì phần nào của chi phí cố định. Như vậy, ta nhận thấy rằng tổn thất kinh tế của hoạt động lớn hơn tổng chi phí cố định. Công ty tốt hơn nên ngừng sản xuất trong ngắn hạn, không tạo ra sản lượng và chờ đến khi giá cao hơn.