Nông nghiệp luôn là một trong số những ngành nghề đóng góp vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Ý tưởng làm giàu từ nông nghiệp là một trong những lĩnh vực khởi nghiệp có tỷ lệ thành công cao nhất hiện nay, do nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch trong xã hội ngày càng tăng cao.
Mục lục bài viết
1. Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp xanh là gì?
Sản xuất nông nghiệp hiện nay không chỉ đòi hỏi những công nghệ cao để nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, cân bằng hệ sinh thái tự nhiên, mà còn phải đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế cho người nông dân.
Nông nghiệp trên thế giới đang hướng đến tính xanh, bền vững, theo các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt để đảm bảo an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng, ít tác động đến môi trường, góp phần làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu.
Khái niệm khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp xanh:
Nông nghiệp xanh là nền nông nghiệp sản xuất áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nông nghiệp xanh hướng đến nâng cao tính cạnh tranh của nông sản, phát triển công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải, ổn định kinh tế và giúp cho người nông dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn, bảo vệ các nguồn tài nguyên và hệ sinh thái nông nghiệp.… đảm bảo nông nghiệp bền vững trên cả trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường, góp phần vào sự phát triển kinh tế xanh.
Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp xanh là người khởi nghiệp chọn việc kinh doanh một trong các khâu của việc cung ứng sản phẩm nông nghiệp xanh.
Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp xanh là người khởi nghiệp chọn việc kinh doanh một trong các khâu của việc cung ứng sản phẩm nông nghiệp xanh từ nuôi trồng đến phân phối tới tay người tiêu dùng.
Để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp xanh, người khởi nghiệp cần phải quan tâm đến các vấn đề về điều kiện tự nhiên, thị trường – khách hàng, tài chính, kiến thức và kinh nghiệm, cơ chế chính sách của chính phủ.
Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp xanh tại Việt Nam:
Hiện nay, nông nghiệp là một trong các lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp đăng kí có tỉ lệ tăng nhanh. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp thành lập mới không nhiều nếu so với các ngành khác.
Mặc dù có chính sách ưu đãi về thuế, đất đai nhưng triển khai chưa hiệu quả nên doanh nghiệp ít hưởng lợi từ các chính sách này. Kiến thức và chuyên môn cũng là những yếu tố quan trọng giúp cho khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực nông nghiệp.
Khởi nghiệp với nông nghiệp xanh (nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thuận tự nhiên) đã được nhiều người lựa chọn để cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Mô hình khởi nghiệp này có nhiều ưu điểm như hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng nguồn phân bón hữu cơ tự ủ từ các phụ phẩm nông nghiệp, tận dụng các ưu thế của địa phương nên đầu tư thấp hơn, tự cung tự cấp về giống nên chủ động về nguồn giống.
Môi trường sản xuất vì vậy trong lành thân thiện và đảm bảo sức khỏe tốt hơn cho người sản xuất.
Dù vậy, khởi nghiệp không thể tránh được các khó khăn đôi khi trở thành rào cản cho sự thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp (đơn vị) non trẻ này.
Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp xanh trong tiếng anh gọi là Startups in green agriculture.
2. Một số các hình thức khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp xanh:
2.1. Mô hình trồng rau thủy canh:
Trồng rau thủy canh quy mô công nghiệp chính là một mô hình kinh doanh hiện đang được nhiều người hướng đến. Cùng với những lợi ích về rau sạch các chủ doanh nghiệp trồng rau thủy canh quy mô công nghiệp sẽ thu được hằng ngày, mô hình kinh doanh này còn có chi phí duy trì thấp nhưng hiệu quả về mặt lợi nhuận cao, và nhu cầu của thị trường về thực phẩm sạch và an toàn là chưa bao giờ hết.
Trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh là một khái niệm vô cùng quen thuộc đối với tất cả chúng ta. Hiện nay thì tất cả các đối tượng đều có thể áp dụng phương pháp này ngay tại nhà của mình, chỉ với một không gian thoáng mát, có anh sáng như sân thượng hay ở góc nhà gần cửa sổ là tất cả mọi người đã có thể tự tay trồng và thu hoạch rau sạch cho chính gia đình của mình.
Phương pháp thủy canh là một trong những phương pháp canh tác nông nghiệp hiện đại nhất hiện nay với ưu điểm là vận dụng công nghệ cao và quy trình vận hành khá đơn giản.
2.2. Nuôi trồng thủy canh, hệ sinh thái trồng cây, nuôi cá:
Nuôi trồng thủy canh, hệ sinh thái trồng cây, nuôi cá là hệ thốngt ự động trồng rau thủy canh hữu cơ và nuôi cá tại nhà ba không:Không dùng đất, Không phân bón, Không cần tưới nhưng vẫn có rau xanh cá sạch để ăn hàng ngày.
Hệ rau xanh cá sạch nuôi trồng thủy canh, hệ sinh thái trồng cây, nuôi cá chính là hệ tự trồng rau thủy canh hữu cơ và nuôi cá sạch tuần hoàn khép kín tại nhà. Cụ thể thay vì bổ sung phân bón và các hóa chất để nuôi cây, chất thải cá qua bộ lọc vi sinh bị ôxy hóa nhờ quá trình nitrat hóa chuyển thành chất dinh dưỡng (chính là nitrat) để nuôi cây; rể cây sau khi hấp thụ chất dinh dưỡng sẽ lọc sạch nước trả lại cho bể cá. Nước này có thể được tái sử dụng vô thời hạn và chỉ cần thay thế khi bị bốc hơi. Quá trình này được lặp đi lặp lại tạo thành hệ nuôi trồng thủy canh, hệ sinh thái trồng cây, nuôi cá tuần hoàn khép kín.
Với cơ chế vận hành như trên, có thể nói rằng công nghệ nuôi trồng thủy canh, hệ sinh thái trồng cây, nuôi cá cũng chính là công nghệ, cách dọn vệ sinh hồ cá tự động hay cách lọc hồ cá, phương pháp làm sạch hồ cá tự động vừa cung cấp rau sạch hữu cơ thủy canh để ăn.
Công nghệ nuôi trồng thủy canh, hệ sinh thái trồng cây, nuôi cá ngày càng được phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam.Với các nước phát triển như Israel, Mỹ, Nhật, Châu Âu nơi điều kiện kinh tế phát triển, nguồn tài nguyên đất không nhiều thì mô hình nuôi trồng thủy canh, hệ sinh thái trồng cây, nuôi cá nước cạn hay nước sâu được sử dụng nhiều cho mục đích kinh doanh thực phẩm (rau của quả và cá) an toàn.
Tại Việt Nam, phương pháp nuôi trồng thủy canh, hệ sinh thái trồng cây, nuôi cá tưới ngập xã cạn được sử dụng rất phổ biến bởi các hộ gia đình nhà phố có sân thượng ở các thành phố lớn. Nhằm để tự trồng rau nuôi cá thủy canh hữu cơ tại nhà cho cả hai mục đích có thực phẩm an toàn và mục đích giải trí, xả stress, giáo dục tình yêu thiên nhiên cho trẻ em, tạo mảng xanh cho ngôi nhà của mình.
Với các gia đình có sẵn hồ cá cảnh hay các nông trại nuôi cá quy mô lớn, thì công nghệ nuôi trồng thủy canh, hệ sinh thái trồng cây, nuôi cá càng tối ưu hơn khi vừa giúp lọc sạch, vệ sinh hồ cá một cách tự động vừa cung cấp rau sạch hữu cơ cho bữa ăn hàng ngày.
2.3. Du lịch gắn với nông nghiệp xanh:
Trong nhiều năm trở lại đây, du lịch nông nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cho nhiều địa phương, doanh nghiệp. Sự tham gia trực tiếp của nông dân đã tạo nên sự phong phú, hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch, đồng thời đem lại thu nhập cao hơn cho nông dân.
Hiện nay, một số tour du lịch cộng đồng gắn với vùng trung du, vùng núi phía Bắc như tour trải nghiệm, thăm quan nông trường Mộc Châu; tour du lịch ngắm ruộng bậc thang, thăm quan bản làng tại Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu…
Các tour du lịch cộng đồng không chỉ đem đến cho du khách cơ hội thư giãn, giải trí, hoạt động rèn luyện thể lực và tinh thần, gần gũi với thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống nhà nông, việc phát triển du lịch cũng tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang dịch vụ, thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam.
Việc phát triển du lịch cộng đồng là hướng đi phù hợp với xu thế của thời đại, đáp ứng nhu cầu khám phá của đông đảo du khách muốn tìm hiểu về văn hóa đặc sắc của vùng miền.
Với nguồn tài nguyên du lịch sinh thái phong phú cụ thể như là đồng lúa, rau màu, rượu, mật ong, cây ăn quả ôn đới dài ngày như (cà phê, chè..) có ưu thế ở Mộc Châu, Vân Hồ, Yên Châu là những địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản tập trung ở Quỳnh Nhai, Mường La…
Từ những mô hình du lịch hộ gia đình cho đến mô hình trang trại, trồng cây ăn quả tại một số địa phương trên địa bàn đất nước đã cho thấy du lịch gắn với nông nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho cá nhân gia đình và địa phương.