Giá của tài sản sẽ chỉ cho doanh nghiệp biết thông tin về người tham gia thị trường để khai thác tốt hơn. Hiệu quả về giá là gì? Đặc điểm và hạn chế của hiệu quả về giá.
Mục lục bài viết
1. Hiệu quả về giá là gì?
Hiệu quả về giá dịch trong tiếng Anh có nghĩa là Price Efficiency. Hiệu quả về giá có nghĩa là một khái niệm trong công tác đầu tư cho rằng giá của tài sản phản ánh tất cả thông tin của những người tham gia thị trường. Theo đó áp dụng theo lí thuyết đầu tư cho rằng thị trường hiệu quả bởi vì tất cả các thông tin có liên quan ảnh hưởng đến việc định giá đều trong phạm vi công chúng. Theo đó có thể thấy các nhà đầu tư gần như không thể kiếm được tiền lãi vượt quá hoặc trên hệ số alpha trên một cơ sở nhất quán.
2. Đặc điểm của hiệu quả về giá:
Giả thuyết thị trường hiệu quả cụ thể được gọi là Efficient market hypothesis – EMH nó khẳng định rằng thị trường hấp thụ hợp lí tất cả các thông tin có sẵn và định giá nó ngay lập tức vào việc định giá tài sản. Những người ủng hộ hiệu quả dạng yếu trong tiếng amh có tên gọi là Weak Form Efficiency của EMH cho rằng giá chứng khoán giao dịch công khai hiện tại phản ánh tất cả thông tin có sẵn về họ, vì vậy giá trước đây của họ không đưa ra các chỉ dẫn để dự đoán xu hướng giá trong tương lai. Hiệu quả dạng trung bình (Semi-Strong Form Efficiency) của EMH lại lập luận rằng trong khi giá cả hiệu quả, giá sẽ phản ứng tức thời với thông tin mới. Cuối cùng, những người theo hiệu quả dạng mạnh (Strong form effiency) cho rằng giá tài sản không chỉ phản ánh kiến thức về thị trường công chúng mà bao gồm cả thông tin nội bộ cá nhân.
Ví dụ về Hiệu quả về giá
Ví dụ, một công ty CDE hiện giao dịch ở mức $20 một cổ phiếu. Một ngày, như mong đợi, nó phát hành báo cáo thu nhập mới nhất, mọi người có thể truy cập trực tuyến. Hiệu suất công ty tốt, các thông tin chỉ dẫn luôn được cập nhật, các xung đột được ước tính, và công ty CDE cũng cho biết thêm rằng công ty đang chuẩn bị thực hiện thương vụ mua bán và sáp nhập lớn mang lại nhiều sự cộng hưởng và lợi nhuận sẽ tăng gấp đôi.
Có thông tin rằng công ty CDE có kế hoạch sử dụng lượng vốn dư thừa của mình để chớp lấy một cơ hội tăng trưởng mới và có lẽ sẽ khiến giá cổ phiếu tăng lên, vì triển vọng giao dịch sẽ sáng sủa hơn. Mọi người đều nhận được thông tin này, và tất cả đều được cho là đồng ý công ty hiện có giá trị cao hơn, dẫn đến hiệu quả về giá. Nếu tin tức cập nhật quan trọng này chỉ được một vài người biết tới, thì hiệu quả về giá sẽ ít hơn. Những người không biết tin tức này sẽ không có lí do để giao dịch cổ phiếu trên mức $20. Nhưng những người biết thông tin này sẽ hành động khác, đẩy giá của cổ phiếu CDE lên. Và lúc này, giá của cổ phiếu CDE không phản ánh tất cả thông tin có sẵn cho tất cả mọi người.
3. Hạn chế của hiệu quả về giá:
EMH là nền tảng của lí thuyết tài chính hiện đại nhưng vẫn cần được xem xét kĩ lưỡng. Các nhà phê bình chỉ ra rằng hiệu quả về giá tạo ra rất nhiều giả định không phải lúc nào cũng diễn ra trong thực tế. Không phải ai cũng sẽ có cùng một ý tưởng về việc một tài sản nên có giá trị bao nhiêu, ngay cả khi tất cả mọi người đều có cùng thông tin.
Nhận thức mỗi người có thể khác nhau. Ví dụ, một số nhà đầu tư có thể thực sự lạc quan về chiến lược mua lại của công ty CDE, trong khi những người khác có thể đặt câu hỏi và thấy đầy những cạm bẫy. Tương tự như vậy, một số nhà đầu tư có thể ưa thích các công ty tích trữ tiền mặt hơn những công ty huy động tiền vào hoạt động, các nhà đầu tư tin rằng các công ty tích trữ tiền mặt sẽ tốt hơn trong việc thanh toán cổ tức.
Suy nghĩ khác nhau dẫn đến sự bất thường về giá tiềm năng, làm suy yếu quan niệm của EMH rằng các nhà đầu tư không thể mua cổ phiếu bị định giá thấp hoặc không thể bán cổ phiếu khi giá bị thổi phồng. Một ví dụ khác đặt câu hỏi về việc giá cổ phiếu không đi chệch khỏi giá trị hợp lí của nó là những sự cố lớn trên thị trường chứng khoán. Những sự cố này thường dựa trên cảm tính chung của thị trường, chứ không phải là do thay đổi trong phân tích cơ bản công ty.
4. Những chiến lược hiệu quả về giá cho sản phẩm của doanh nghiệp:
4.1. Chiến lược định giá cao:
Định giá cao là chiến lược thực hiện việc định giá cao hơn hẳn mức giá phổ thông của thị trường hay có thể là dẫn đầu giá toàn ngành đối với một sản phẩm nào đó, phục vụ trong phân khúc khách hàng cao cấp. Doanh nghiệp tập trung đầu tư cho một sản phẩm chất lượng cao hoặc độc nhất trên thị trường. Ngoài yếu tố sản phẩm, các yếu tố khác trong Marketing như truyền thông, trưng bày, vị trí cửa hàng hoặc trung tâm,… cũng phải thể hiện được yếu tố cao cấp, nâng cao giá trị cảm nhận của khách hàng.
4.2. Chiến lược định giá thấp:
Chiến lược này được hiểu là thực hiện công tác định giá thấp hơn mức trung bình của ngành hoặc thấp hơn các đối thủ cạnh tranh có cùng tập khách hàng mục tiêu bằng cách tận dụng tối đa năng lực sản xuất và cắt giảm chi phí sản xuất và marketing quảng cáo hàng hóa. Đối tượng bị tác động đây là nhóm khách hàng dễ tác động ra quyết định mua với mức giá rẻ mà không cần cân nhắc kỹ lưỡng về sản phẩm. Theo đó với các doanh nghiệp có năng lực sản xuất mạnh, kèm theo các lợi nhuận thu được từ một đơn vị sản phẩm sẽ thấp nhưng được bù lại bằng số lượng tiêu thụ lớn. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, họ có thể sẽ bị hạn chế về năng lực sản xuất và nguồn thu nên nếu định giá thấp lúc ban đầu sẽ cần đến chiến lược định giá thâm nhập thị trường.
4.3. Chiến lược giá hớt váng:
Chiến lực giá hớt váng là chiến lược được áp dụng cho sản phẩm mới và điều đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao và độc đáo, có chu kỳ sống ngắn. Theo đó các doanh nghiệp sẽ định giá rất cao khi vừa tung sản phẩm nhằm tranh thủ thu lợi nhuận cao từ những phần tốt nhất của thị trường, tập hợp những người sẵn sàng trải nghiệm sản phẩm mới sớm nhất. Tiếp theo thì khi lượng tiêu thụ giảm xuống thì giá bán sẽ được hạ dần theo thời gian để tăng số lượng bán, đặc biệt là khi có sự xuất hiện của công nghệ mới hơn và xuất hiện nhiều sản phẩm cạnh tranh với tính năng tương đương.. Chiến lược này có ưu điểm lớn đó là có thể giúp doanh nghiệp tối đa hóa được doanh thu và lợi nhuận.
4.4. Chiến lược giá thâm nhập thị trường:
Chiến lược giá thâm nhập thị trường ap dụng cho sản phẩm mới tung ra thị trường có mức độ nhạy cảm cao về giá và từ đó quyết định mua bị ảnh hưởng mạnh bởi giá cả. Để đạt được thị phần lớn một cách nhanh chóng, tăng nhanh mức độ nhận biết thương hiệu, doanh nghiệp định giá sản phẩm rẻ hơn so với giá mặt bằng của thị trường, thậm chí chấp nhận lỗ vốn thời gian đầu. Bên cạnh đó chiến lược này có thể tạo áp lực về giá cản trở các đổi thủ cạnh tranh khác gia nhập ngành. Sau một thời gian dài được thị trường chấp nhận và quen thuộc với thương hiệu, doanh nghiệp dần nâng giá lên để tăng vị thế và thu lời. Tất nhiên, chu kỳ sống của sản phẩm phải dài mới có thể thu được lợi nhuận về sau.
4.5. Chiến lược cạnh tranh ngang giá:
chiến lược cạnh tranh ngang giá được định giá bằng với đối thủ cạnh tranh hay mức giá mặt bằng chung của thị trường cụ thể. Chiến lược được áp dụng khi thị trường cạnh tranh gay gắt trong khi sản phẩm của doanh nghiệp không có sự khác biệt với các đối thủ. Theo đó thì cũng giúp hạn chế những cuộc chiến tranh giá, chiến lược này tạo sự ổn định cho thị trường.
Kết luận: Từ những phân tích như trên có thể thấy chiến lược định giá sản phẩm tính đến nhiều yếu tố kinh doanh khác của doanh nghiệp như các yếu tố đem lại hiệu quả cho mục tiêu doanh thu, mục tiêu tiếp thị, định vị thương hiệu và thuộc tính sản phẩm. Những yếu tố này đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như nhu cầu người tiêu dùng, giá cả của đối thủ, xu hướng kinh tế và thị trường tổng thể nên thường thì thông qua thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng mà định giá cho phù hợp nhất.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Hiệu quả về giá là gì? Đặc điểm và hạn chế của hiệu quả về giá” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc.