Thuật ngữ Nền kinh tế là một thuật ngữ chuyên ngành, được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế. Trong đó, các nền kinh tế lại có những đa dạng và sắc thái thể hiện khác nhau. Điều này làm nên đặc điểm chung, phân biệt với các nền tảng khác trong xã hội. Do đó để hiểu được nội dung này cần có trình độ chuyên môn nhất định.
Mục lục bài viết
1. Nền kinh tế là gì?
Nền kinh tế được dịch trong tiếng Anh là Economy.
Kinh tế là thước đo giá trị của xã hội. Hoạt động kinh tế là các hoạt động tạo ra giá trị thông qua hình thức buôn bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Do đó:
Nền kinh tế là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một đất nước. Được hiểu là một hệ thống các hoạt động sản xuất và tiêu dùng liên quan đến nhau. Sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của những người tham gia vào nền kinh tế. Khi đó hình thành hệ thống chuỗi cung ứng còn được gọi là một hệ thống kinh tế.
Tất cả các hoạt động được thực hiện liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Một nền kinh tế được phát triển trong một quốc gia hoặc một khu vực địa lý nhất định.
Nền kinh tế giúp xác định cách phân bổ các nguyên liệu tham gia vào hoạt động kinh tế. Đó là sự đánh giá thông qua giá trị đặc điểm nổi bật của khu vực kinh tế. Hay các giá trị thể hiện cung – cầu, lựa chọn nguyên liệu tham gia vào sản xuất,…
GDP là đại lượng trung gian, tiêu chí giúp so sánh các nền kinh tế khác nhau
Để đánh giá quy mô của một nền kinh tế, người ta thường dùng đại lượng có tên là tổng sản phẩm quốc nội, viết tắt là GDP. Đại lượng này cho biết giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cùng được sản xuất ra tại một nước, trong một thời kỳ nhất định. Các nền kinh tế phát triển hơn được thể hiện bằng giá trị GDP cao hơn, ổn định hơn. Giá trị nền kinh tế được xem là thước đo tăng trưởng sản phẩm của một đất nước hoặc một khu vực.
Người ta có thể tính toán phần đóng góp của các bộ phận cấu thành nền kinh tế vào GDP theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như xét tiêu chí:
– Dựa trên khu vực lớn: khu vực cá nhân hay hộ gia đình; khu vực doanh nghiệp hay công ty; khu vực tài chính; khu vực công cộng hay chính phủ; khu vực nước ngoài. Tức là đánh giá phụ thuộc vào tiêu chí về khu vực.
– Hoặc dựa trên các ngành sản xuất. Tức là đánh giá theo các lĩnh vực khác nhau.
Kết luận:
Nền kinh tế là tập hợp các hoạt động trong sản xuất và tiêu dùng. Giá trị thể hiện của nền kinh tế đánh giá phát triển và chất lượng cuộc sống đặc trưng cho mỗi quốc gia. Nó thể hiện khác nhau ở các quốc gia khác nhau, và phụ thuộc cơ bản vào các yếu tố xã hội của quốc gia đó.
2. Đặc điểm nền kinh tế:
Thứ nhất, nền kinh tế của một quốc gia áp dụng cho tất cả mọi người trong quốc gia đó
Một nền kinh tế bao gồm tất cả các hoạt động tiến hành xoay quanh hàng hóa, dịch vụ. Đó là hoạt động sản xuất, tiêu thụ và thương mại hàng hóa, dịch vụ trong một khu vực.
Về cơ bản trong xã hội sẽ có ba nhóm đối tượng:
– Bên tiến hành hoạt động sản xuất.
– Bên trung gian đưa hàng hóa ra thị trường.
– Người tiêu dùng.
Như vậy, nền kinh tế theo nghĩa rộng được tiến hành xoay quanh tất cả các đối tượng trong xã hội. Từ các cá nhân đến các thực thể như các tập đoàn và chính phủ.
Thứ hai, nền kinh tế của một quốc gia, khu vực thì đặc trưng cho quốc gia, khu vực đó
Việc học hỏi các nền kinh tế phát triển thực chất là học hỏi kinh nghiệm, cách thức thức tiếp cận thị trường với các quốc gia đó. Tuy nhiên cách thức áp dụng lại phải dựa trên tình hình thực tế của từng quốc gia, khu vực. Bởi nền kinh tế có sự phụ thuộc nhất định vào các yếu tố đặc trưng cho từng quốc gia. Nền kinh tế của một khu vực hoặc quốc gia cụ thể được điều chỉnh bởi các cuộc cách mạng về công nghệ, lịch sử văn minh và tổ chức xã hội, yếu tố địa lý và sinh thái, văn hóa và pháp luật,…
Như vậy, không có hai nền kinh tế giống hệt nhau cùng tồn tại. Cách thức hoạt động của các nền kinh tế phải dựa trên các điều kiện cơ bản của xã hội. Điều tạo ra các giá trị khác biệt, giúp tạo cơ sở phân biệt và so sánh hai hay nhiều nền kinh tế với nhau.
3. Phân loại nền kinh tế:
3.1. Nền kinh tế thị trường:
Nền kinh tế dựa trên thị trường cho phép hàng hóa tự do lưu thông trên thị trường, theo cung và cầu. Các nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Việc cung ứng phải dựa vào nhu cầu sử dụng của khách hàng đối với thị trường đó.
Nhà sản xuất xác định những gì họ sản xuất và bán ra thị trường. Đồng thời sở hữu những gì họ tạo ra và tự quyết định về giá. Trong khi người tiêu dùng sẽ sở hữu những gì họ mua trên nguyên tắc thuận mua, vùa bán. Như vậy, người tiêu dùng được tự quyết định về giá cả họ sẵn sàng trả cho hàng hóa.
Loại hình kinh tế này có xu hướng tự cân bằng theo tự nhiên. Nhà sản xuất tạo sản phẩm dựa trên khả năng của mình và đáp ứng nhu cầu cần thiết của khách hàng. Đây là một quá trình vận động đi lên và định hướng nền kinh tế phát triển.
Quy luật cung – cầu có thể tác động, điều phối đến giá cả và sản xuất
– Nếu nhu cầu của người tiêu dùng đối với một hàng hóa cụ thể tăng, dẫn đế tình trạng thiếu nguồn cung. Người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để được sở hữu hàng hóa, đẩy giá trị của sản phẩm nên cao. Từ đó mà giá cả có xu hướng tăng.
– Sự khan hiếm của hàng hóa chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Bởi vì ngay sau đó các nhà đầu tư thấy được tiềm năng và đáp ứng kịp thời sản phẩm cho thị trường. Sản xuất có xu hướng tăng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vì càng sản xuất nhiều thì lợi nhuận càng nhiều. Từ đó lại điều chỉnh giá trị hàng hóa xuống mức nhất định.
Như vậy, nền kinh tế thị trường cũng có xu hướng tự cân bằng
Khi một lĩnh vực nào đó có tiềm năng khai thác và phát triển, tiền và nguồn lao động cần thiết cũng thay đổi để đáp ứng sự tăng nhu cầu đó.
Nền kinh tế thị trường thuần túy hiếm khi tồn tại. Chính phủ đưa ra các qui định lợi ích an sinh xã hội giúp tạo ra sự cân bằng, khắc phục những lỗ hổng của nền kinh tế thị trường.
3.2. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập chung (command economy):
Nếu như về đặc trưng, nền kinh tế thị trường là sự do điều chỉnh cung – cầu và giá cả. Nhà sản xuất và người tiêu dùng là các đối tượng chính tham gia vào nền kinh tế. Thì nền kinh tế kế hoạch hóa tập chung lại chịu sự chi phối nhất định.
Đặc điểm của nền kinh tế này là sự phát triển theo một kế hoạch đã đặt ra. Yếu tố quản lý phụ thuộc vào một tác nhân chính trị trung ương. Đây là nơi kiểm soát giá cả và phân phối hàng hóa. Cung và cầu không thể diễn ra tự nhiên trong hệ thống này vì nó được lên kế hoạch tập trung,. Do đó sự mất cân đối là thường xuyên xảy ra.
Dưới dự lãnh đạo của nhà nước, dễ dàng tập chung các nguồn lực quốc gia cho các mục tiêu trọng điểm. Tập chung vốn đầu tư vào các công trình quan trọng nhằm đưa đến sự thay đổi cơ bản của nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên nền kinh tế này khó phát huy các tiềm lực khác trong xã hội. Điều này làm hạn chế các doanh nghiệp tư nhân với các hoạt động đầu tư đa dạng. Mô hình này chỉ có một số ưu điểm nhất định trong thuận lợi quản lý. Tuy nhiên lại khó làm cho nhịp độ phát triển kinh tế tăng, quy mô nền kinh tế lớn mạnh.
3.3. Nền kinh tế xanh:
Kinh tế xanh là nền kinh tế mà tăng trưởng kinh tế và trách nghiệm môi trường đi đôi với nhau, đồng thời hỗ trợ quá trình phát triển xã hội. Được đặt ra trước diễn biến của tình hình biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Nền kinh tế xanh hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường. Được thực hiện phụ thuộc vào các dạng năng lượng tái tạo, bền vững. Nền kinh tế xanh có xu hướng tập trung vào các đổi mới công nghệ làm tăng hiệu quả năng lượng. Hệ thống kinh tế này hoạt động với mục tiêu cuối cùng là cắt giảm lượng khí thải carbon, khôi phục sự đa dạng sinh học. Dựa vào các nguồn năng lượng thay thế và nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường.
Ý nghĩa: Thể hiện những nỗ lực của các Chính phủ trong tái cấu trúc nền kinh tế hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững.
Như vậy có thể thấy, với mỗi nền kinh tế khác nhau lại đem đến một ý nghĩa cho xã hội. Tùy thuộc vào hướng phát triển của Quốc gia trong thời kỳ cụ thể mà các nền kinh tế khác nhau được áp dụng. Tuy nhiên, các yếu tố liên quan đến môi trường và hệ sinh thái tự nhiên luôn cần được ưu tiên bảo vệ.