Ăn cắp hàng trực tuyến là hình thức diễn ra phổ biến trong thời gian gần đây. Hình thức này xuất hiện khi bán hàng trực tuyến trở lên phổ biến. Đây được coi là một thủ đoạn tinh vi khi lợi dụng chính nền tảng trên không gian mạng.
Mục lục bài viết
1. Ăn cắp hàng trực tuyến là gì?
Về cơ bản, Ăn cắp hàng trực tuyến chính là hành vi trộm cắp hàng hóa. Là một trường hợp cụ thể của trộm cắp tài sản. Như vậy, đây là một tội danh được điều chỉnh trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Quy định của pháp luật không đưa ra định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên có thể hiểu:
Trộm cắp tài sản được hiểu là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người khác quản lí. Hành vi này gây ra các nguy hiểm cho xã hội. Bên cạnh đó còn xâm phạm quyền sở hữu của người khác.
Quy định pháp luật điều chỉnh.
Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về tội danh Trộm cắp tài sản. Bên cạnh đó cũng nêu ra các chế tài xử phạt cho tội danh này. Lấy dẫn chứng cơ bản như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:”.
Định nghĩa về Ăn cắp hàng trực tuyến.
Định nghĩa này được hiểu theo dấu hiệu của tội Trộm cắp tài sản. Do Ăn cắp hàng trực tuyến là một trường hợp cụ thể của trộm cắp tài sản. Ăn cắp hàng trực tuyến trong tiếng Anh gọi là Online Shoplifting. Đây là hành vi trộm cắp hàng hoá từ nhà bán hàng trực tuyến.
Ăn cắp hàng trực tuyến dường như không gây ra nguy hiểm. Đây cũng là đặc trưng cơ bản của Trộm cắp tài sản. Hành vi này được kẻ cắp thực hiện một cách nén lút, không công khai. Các nạn nhân không bao giờ phải đối mặt trực tiếp với kẻ cắp. Những kẻ này chỉ thực hiện hành vi trộm cắp với hàng hóa bằng không gian mạng. Như vậy, lợi dụng sở hở với các quy định mua bán hàng hóa, những kẻ này đã thực hiện trót lọt hành vi. Tội phạm được thực hiện chỉ với một vài lần nhấp chuột.
Tuy nhiên đây vẫn là một hành vi phạm tội. Khi lấy đi tài sản của người khác sẽ làm ảnh đến quyền và lợi ích của họ. Nghiêm trọng hơn,chúng sẽ là mối đe dọa đến uy tín, tài sản của của người bán. Ngoài ra với những quy định của trang bán hàng trực tuyến, người bán hàng hoàn toàn có thể đối mặt với các vấn đề chấm dứt hoạt động. Họ còn có thể phải gánh chiu các hậu quả pháp lí nghiêm trọng.
2. Cách thức thực hiện và hình thức xử lý ra sao?
2.1. Cách thức thực hiện tội phạm:
Hình dung cơ bản, sau khi thực hiện hành vi, kẻ cắp sẽ lấy được các hàng hóa có giá trị. Nhưng thay vào đó, họ lại không phải trả bất cứ giá trị tương xứng nào. Do phát triển của nhiều trang thương mại điện tử ngày nay mà người mua không cần thiết phải được xác minh danh tính. Như vậy khi hành vi này xảy ra, rất khó để xác định đối tượng phạm tội. Giá trị các đơn hàng không quá lớn cũng khiến các bên không muốn mất thời gian vào đòi lại tài sản. Cũng do đó mà gây ra khó khăn trong xử phạt tội phạm này.
2.1.1. Một cách thức phổ biến hiện nay là thông qua quy trình bồi hoàn (Chargeback) thẻ tín dụng:
Cách thức này được cho là đơn giản và dễ thực hiện. Dựa vào bảo đảm của các trang bán hàng trực tuyến đối với người mua.
Kẻ cắp sẽ thực hiện hành vi mua hàng trực tuyến bằng thẻ tín dụng. Sau khi nhận hàng sẽ gửi những phàn nàn kiến nghị với công ty thẻ tín dụng rằng anh ta chưa nhận được hàng hoá nào. Hoặc hàng hóa nhận được không đúng mô tả, chất lượng cam kết. Do đó, kẻ cắp đưa ra yêu cầu được trả hàng và hoàn tiền. Công ty thẻ tín dụng sẽ bắt đầu bồi hoàn cho anh ta bằng cách xác nhận nhanh với người bán hàng. Ngay sau đó, sẽ hoàn trả tiền mua hàng cho khách hàng.
Các hành vi này được kẻ cắp thực hiện nhiều lần. Điều này hình thành nên những rủi ro nhất định cho người bán.
Sở dĩ phương thức này thực hiện thành công là do khó có sự xác minh trên thực tế. Đợi hàng hóa được trả lại cho người bán sẽ làm mất thời gian, tâm lý khách hàng được đặt lên hàng đầu. Cùng với chất lượng chưa cao trong lập trình và giải quyết của các trang thương mại điện tử. Hơn nữa, các trang thương mại điện tử thường có số lượng khách hàng đông. Việc quản lý và theo sát các tiến độ giải quyết hoàn hàng cũng gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù kẻ cắp này chưa bao giờ đặt chân tới nơi kinh doanh của người bán. Danh tính của anh ta cũng khó được xác định. Kẻ cắp đã thực hiện được hành vi trộm cắp bằng cách gian lận qui trình bồi hoàn. Như vậy, anh ta có thể mua hàng mà không phải trả tiền.
Hơn nữa, nếu một người bán hàng trực tuyến bị nhận quá nhiều yêu cầu bồi hoàn, uy tín của của hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hình ảnh xấu này khiến nhiều công ty thẻ tín dụng không muốn tiếp tuc hợp tác với họ. Nguy cơ công ty thẻ tín dụng dừng hoạt động với họ là rất cao.
Người bán hàng trực tuyến sau đó có thể sẽ phải đối mặt với thiệt hại thứ 2. Đó là không thể chấp nhận khách hàng mua sắm bằng thẻ tín dụng. Điều này có thể làm giảm doanh số vì không chấp nhận thanh toán bằng thẻ sẽ gây ra những sự bất tiện đáng kể.
Từ đó mà làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cửa hàng.
Từ cả hai tác động trên, có thể khiến khách hàng mất niềm tin khi gặp những phản ánh tiêu cực của cửa hàng. Khi mà các trang thương mại điện tử đang được nhiều người chọn làm địa điểm mua sắm lý tưởng như thời buổi hiện nay.
2.1.2. Một cách khác để thực hiện ăn cắp hàng trực tuyến là thông qua vi phạm bản quyền.
Đó là việc tạo ra các trang web về phim lậu, sách hay truyện có bản quyền. Tải phim, sách, nhạc có bản quyền một cách bất hợp pháp và miễn phí. Trong đó kẻ thực hiện ăn trộm nội dung từ cả nhà sản xuất và nhà phân phối. Thay vì phải mua chúng qua các kênh hợp pháp và phải trả một giấ trị tương ứng về bản quyền. Bản quyền là các quyền liên quan đến Quyền tác giả. Đây cũng là một kiểu ăn cắp hàng trực tuyến phổ biến.
Nguyên nhân cho vấn đề này là do:
Thứ nhất
Người tiêu dùng thường có tâm lý thích dùng sản phẩm miễn phí. Hoặc muốn các nội dung có bản quyền được sử dụng với giá rất rẻ. Cùng với sự thiếu hiểu biết pháp luật hoặc tâm lý ham lợi ích cho cá nhân. Hành động này gây ra ảnh hưởng quyền lợi nghiêm trọng cho Quyền tác giả.
Thứ hai
Các nội dung được số đông muốn tìm hiểu lại thuộc vào nội dung có bản quyền. Bên cạnh đó, công ty truyền thông thường thiếu các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các nội dung miễn phí. Nội dung trả phí thường khó tiếp cận đến người dùng. Do đó mà xuất hiện các lực lượng hackers thông minh với nhiệm vụ tạo ra các tranh web lậu thu hút người xem.
Thứ ba
Ở Việt Nam, vấn đề về bản quyền còn chưa được phổ biến rộng rãi. Vụ việc xử lý trong thực tế chưa gây ra tiếng vang. Sự phổ biến của các nội dung được tạo ra bởi chính người dùng đã cho phép bất cứ ai cũng có thể sáng tạo và phân phối nội dung. Nhiều người thậm chí không nhận ra rằng họ đang xâm phạm bản quyền.
2.2. Hình thức xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành:
Ăn cắp hàng trực tuyến chính là hành vi trộm cắp hàng hóa. Do đó, nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm, hành vi này sẽ bị xử lý về Tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm mà có hình thức xử lý phù hợp.
1. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Đối với các vi phạm thuộc khoản 1 Điều 173. Đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng theo quy định tại Điều 9 BLHS của luật này.
2. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Đối với các vi phạm thuộc khoản 2 Điều 173. Đây là loại tội phạm nghiêm trọng.
3. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: Đối với các vi phạm thuộc khoản 3 Điều 173. Đây là loại tội phạm rất nghiêm trọng.
4. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: Đối với các vi phạm thuộc khoản 4 Điều 173. Đây là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Đây là hình phạt bổ sung pháp luật đặt ra bên cạnh hình phạt tù có thời hạn. Trong một số trường hợp cụ thể, hình phạt này có thể được xem xét áp dụng.
Kiến nghị
Cách hình phạt được áp dụng dựa trên tinh thần chung của tội Trộm cắp tài sản. Tuy nhiên do tính phức tạp liên quan hoạt động thương mại điện tử, đến an ninh an toàn mạng mà cần cụ thể hóa các quy định cho loại tội phạm này.
Đây không chỉ là hành vi trộm cắp tài sản đơn thuần, nó còn thể hiện sự tinh vi trên môi trường mạng. Cùng với sự phát triển về công nghệ, đòi hỏi hệ thống pháp luật phải đi trước đón đầu. Các tội phạm này cần được loại bỏ khỏi xã hội. Có thể xem xét hành vi Ăn cắp hàng trực tuyến là tình tiết tăng nặng hình phạt đối với tội danh Trộm cặp tài sản.
Trên đây là những tư vấn của công ty luật Dương gia cho vấn đề Ăn cắp hàng trực tuyến là gì? Cách thức thực hiện và hình thức xử lý?