Tài chính là một trong những ngành dịch vụ chủ yếu hiện nay góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Các quốc gia trên thế giới đã và đang hình thành các trung tâm tài chính để đưa đất nước trở thành một quốc gia phát triển trong tương lai, Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Mục lục bài viết
1. Trung tâm tài chính là gì?
Trung tâm tài chính là một phần của đô thị nơi có các định chế tài chính tập trung thông thường, sự hình thành và phát triển của một trung tâm tài chính là một quá trình dần dần trong đó các hoạt động tài chính được mở rộng do sự tăng trưởng của lĩnh vực kinh doanh và ngược lại.
Các trung tâm tài chính quốc tế phát triển là kết quả của việc mở rộng các trung tâm tài chính quốc gia. Các trung tâm tài chính quốc gia này chính là các trung tâm có ưu thế hơn trong cung cấp các dịch vụ tài chính có chất lượng cao, có vị trí địa lý thuận lợi, dịch vụ viễn thông quốc tế có nhiều tiện ích nhất.
Thuật ngữ trung tâm tài chính hay gắn với trung tâm tài chính quốc tế, theo đó Thuật ngữ Trung tâm Tài chính Quốc tế (International Financial Center), viết tắt là IFC là một trung tâm mà tại đó diễn ra một lượng giao dịch tài chính với khối lượng và sự đa dạng đáng kể.
Vai trò của Trung tâm Tài chính là vô cùng quan trọng không chỉ đối với ngành tài chính mà còn đối với nền kinh tế quốc gia, cụ thể:
– Việc tập trung các định chế tài chính tại một chỗ sẽ giúp cho việc tiếp cận thông tin được dễ dàng và các tổ chức có thể có được thông tin đa dạng, chất lượng, mà các thông tin được xem là vô cùng quan trọng nhất trong tài chính, do đó sẽ tăng thêm năng lực cạnh tranh đối với các tổ chức có thể khai thác các thông tin ấy.
– Các Trung tâm Tài chính Quốc tế thường sẽ là nơi thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc. Chính điều này sẽ làm giảm bớt chi phí đào tạo chất lượng cao, chi phí tuyển dụng, làm tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các công ty trong khu vực Trung tâm Tài chính.
– Các tổ chức trong lĩnh vực tài chính rất đa dạng như Ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán,.. cùng với đó là vô vàn dịch vụ như thanh toán, cho vay, tư vấn thuế, tư vấn luật, chứng khoán, kế toán, kiểm toán, ngoại hối,… Những dịch vụ này đòi hỏi rất nhiều thời gian làm việc trực tiếp giữa khách hàng và các tổ chức. Do vậy, một Trung tâm Tài chính tập trung các tổ chức này về một nơi sẽ giúp giảm bớt nhiều chi phí cho cả các khách hàng và cả các công ty trong khu vực Trung tâm Tài chính.
– Các Trung tâm Tài chính ngoài vai trò dẫn vốn đầu tư nước ngoài vào nước còn góp phần dẫn nguồn vốn thừa thãi ra nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước phát triển sẽ thúc đẩy tạo ra nhiều giá trị gia tăng , đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
London và NewYork vốn là hai Trung tâm Tài chính Quốc tế Toàn cầu, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của thế giới. Sau này, một số Trung tâm Tài chính nằm ở khu vực châu Á/ Thái Bình Dương cũng vươn lên và phát triển nhanh chóng từ tầm Khu vực sang tầm Quốc tế như Hong Kong, Singapore, Thượng Hải, Tokyo…
2. Đặc điểm, hình thức của trung tâm tài chính:
Trung tâm tài chính mang những đặc điểm sau:
– Là nơi tập trung một số lượng lớn các định chế tài chính, có các định chế tài chính phát triển trong đó có các ngân hàng mạnh về vốn,uy tín cao.
– Là nơi tập trung các chuyên gia tài chính giỏi, có trình độ để phát triển được những kỹ năng nghiệp vụ.
– Là nơi có các thị trường tài chính chính thức như thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu,…
– Có khối lượng giao dịch tài chính chiếm tỷ trọng chi phối trong toàn hệ thống tài chính- ngân hàng.
– Các điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi, mức độ phát triển về kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ hơn hẳn so với các khu vực khác.
Trung tâm tài chính tồn tại dưới các dạng hình thức khác nhau, chẳng hạn:
– Sự khác biệt giữa “Trung tâm Tài chính Khu vực (Regional Financial Center) RFC là Trung tâm có vai trò quan trọng bởi vị trí địa lý của họ gần so với các khách hàng của Trung tâm Tài chính và sự thuận lợi và hoạt động dễ dàng của các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Trung tâm Tài chính này” so với “Trung tâm Tài chính Toàn cầu (Global Financial Center) mà có vai trò như là nơi thu hút các tổ chức tài chính, các ngân hàng, công ty bảo hiểm cho một bộ phận khách hàng đáng kể trên thế giới.
– Tập trung vào các chức năng do IFC cung cấp. Park (1989) đã phân loại các IFC tùy theo việc họ hành động chủ yếu như một nguồn chính hoặc là điểm đặt của các loại quỹ, ông phân biệt như sau: Trung tâm Tài chính chính; Trung tâm Tài trợ; Trung tâm Thu thập; Trung tâm đặt vị trí.
Để hình thành một trung tâm tài chính là điều không dễ dàng, đó phải là sự tác động, hỗ trợ của nhiều yếu tố, đồng thời cơ chế, chính sách của nhà nước phải thực sự chặt chẽ.
3. Các trung tâm tài chính của Việt Nam:
Hiện nay, tại Việt Nam không có bất cứ trung tâm tài chính nào. Việc xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế mới chỉ là dự kiến. Nghiên cứu kỹ hơn về thực trạng các điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính như sau:
Thứ nhất, yếu tố về năng lực cạnh tranh.
– Đối với điều kiện về Môi trường kinh doanh bao gồm khung pháp lý và cơ chế; Những điều kiện thuận lợi cho kinh doanh liệu có đáp ứng được sự minh bạch, độ tin cậy cao, chi phí kinh doanh thấp cần thiết của một Trung tâm Tài chính Quốc tế. Yếu tố này chịu sự ảnh hưởng nhiều từ Trung ương trong khi quyền hạn và trách nhiệm của Chính quyền Thành phố còn nhiều giới hạn.
Các cơ quan quản lý liên quan cần phải hoàn thiện khung pháp lý chặt chẽ, tăng cường giám sát, hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm. Tuy nhiên, quy định quá chặt chẽ có thể dẫn đến một môi trường kinh doanh an toàn, nhưng nó cũng gây hạn chế cho các doanh nhân. Do đó, một môi trường pháp lý thuận lợi mang tính chất địa phương để gia tăng sự thông thoáng trong kinh doanh cũng nên được đưa ra.
– Điều kiện kinh tế của Thành phố bao gồm việc ổn định chính trị, chính sách thuế và thị trường tài chính cũng là các yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của Thành phố.
– Yếu tố thứ ba trong nghiên cứu của Tansu Yıldırım và Andrew Mullineux (2015) phản ánh năng lực cạnh tranh của Thành phố bao gồm Vốn nhân lực, Vị trí địa lý và Hình ảnh của Thành phố đối với Quốc tế.
Hình ảnh của Thành phố đối với quốc tế cũng là một trong những mối quan tâm khảo sát và phải được quản lý tích cực cả trong và ngoài nước. Để thực hiện được dự án xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, đòi hỏi một chiến lược xây dựng hình ảnh cụ thể, phạm vi của dự án cần công khai, cùng với thông tin về thị trường tài chính, môi trường pháp lý, thuế trong thành phố.
Thứ hai, yếu tố về cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh tầm quan trọng của các yếu tố thuộc về năng lực cạnh tranh liên quan đến thể chế, chính sách, sự đa dạng của thị trường tài chính thì các yếu tố về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng công nghệ và viễn thông là đặc biệt quan trọng để xem xét khi Thành phố muốn triển khai được dự án Trung Tâm Tài Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là trong thời đại phát triển của công nghệ, gắn với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4. 0.
– Qua nghiên cứu thực nghiệm ở Istanbul, chiều đầu tiên liên quan đến Cơ sở hạ tầng là Dịch vụ công cộng và Môi trường xã hội: bao gồm Giáo dục, Y tế, An ninh và Tiện Nghi đô thị.
– Chiều thứ hai trong yếu tố về cơ sở hạ tầng có thể được hiểu là “Tài nguyên cho mạng lưới kinh doanh”, chịu ảnh hưởng bởi Giao thông đô thị, Hàng không, Không gian văn phòng, Chỗ ở và quan trọng nhất hiện nay là Hệ thống viễn thông và cơ sở hạ tầng công nghệ.
Thứ ba, yếu tố về tài chính,công nghệ.
Theo Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cho rằng “Thành phố cần tận dụng xu thế mới, tận dụng trào lưu cũng như là những đột phá trong công nghệ để biến Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm Tài chính Quốc tế. Trong đó, một trong những lĩnh vực mà thành phố cần có sự đột phá là lĩnh vực tài chính công nghệ (Fintech), kết hợp công nghệ và tài chính mà Việt Nam vốn có nhiều lợi thế để thực hiện.