Mỗi nhà nước đều cần phải hoạt động để nhằm mục đích hướng tới mục tiêu chung bởi vì sự phồn thịnh và phát triển của mỗi quốc gia và nhằm để nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người dân. Các rào cản về thể chế kinh tế đang dần trở thành những khó khăn và thách thức đối với các quốc gia.
Mục lục bài viết
1. Rào cản về thể chế kinh tế là gì?
Muốn gỡ bỏ rào cản về thể chế kinh tế đối với sự phát triển thì trước hết chúng ta cần phải có nhận thức đúng về nội dung và bản chất của rào cản thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam hiện nay, từ đó thấy được sự cần thiết phải tập trung khắc phục nó trong những năm sắp tới.
Rào cản về thể chế kinh tế được hiểu cơ bản là những trở lực của luật chơi do Nhà nước và cộng đồng đặt ra và cách tổ chức thực thi luật chơi của bộ máy quản lí kinh tế của Nhà nước đối với hoạt động của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế.
Để hiểu một cách đơn giản hơn, rào cản về thể chế kinh tế là những trở lực do hệ thống luật pháp và chính sách của Nhà nước, do các quy tắc của cộng đồng, do việc tổ chức thực thi pháp luật và chính sách của bộ máy quản lí nhà nước về kinh tế các cấp, do không bảo đảm các quyền của các doanh nghiệp, tổ chức và người dân khi tham gia hoạt động trong nền kinh tế, ở một thời kì nhất định.
Bản chất của rào cản về thể chế kinh tế là sự kìm hãm đối với phát triển kinh tế – xã hội. Sở dĩ như vậy vì rào cản về thể chế kinh tế tác động hết sức xấu đến phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Bởi vì rào cản về thể chế kinh tế đã làm giảm, thậm chí triệt tiêu động lực phát triển của nền kinh tế, làm mai một dần đi tính năng động, sáng tạo của người lao động, làm giảm niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước, làm xấu hình ảnh của quốc gia đối với bạn bè quốc tế.
2. Tính hai mặt và bản chất của rào cản về thể chế kinh tế:
Rào cản về thể chế kinh tế cũng có tính hai mặt của nó, tích cực và tiêu cực.
Mặt tích cực có thể thấy như rào cản thuế quan, rào cản phi thuế quan, rào cản kĩ thuật,… các quốc gia thông thường dùng mục đích để ngăn chặn sự xâm nhập của các loại hàng hóa từ bên ngoài vào có thể làm ảnh hưởng đến sản xuất của các mặt hàng đó ở trong nước.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, khi nói đến rào cản về thể chế kinh tế, người ta thường đề cập đến mặt tiêu cực, mặt hạn chế của nó là chính.
3. Phân loại rào cản về thể chế kinh tế:
Rào cản về thể chế kinh tế được phân loại cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Rào cản về luật pháp, chính sách.
Rào cản về luật pháp và chính sách được đề cập ở đây chủ yếu nói đến những hạn chế, những bất cập do hệ thống luật pháp và chính sách vĩ mô của Nhà nước tạo ra đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, đến hoạt động của các chủ thể (doanh nghiệp, tổ chức, người dân) tham gia trong nền kinh tế nói riêng.
– Thứ hai: Rào cản về bộ máy và năng lực tổ chức triển khai thực thi luật pháp và chính sách của bộ máy quản lí nhà nước về kinh tế.
– Thú ba: Rào cản từ các quy tắc của cộng đồng.
Rào cản đến từ các quy tắc do cộng đồng đưa ra thường là những điều cấm kị đối với tổ chức và người dân một địa phương nào đó, khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm giữ truyền thống hoặc một nét văn hóa nào đó của địa phương.
Ví dụ cụ thể như là ở một vùng nào đó người ta cấm không được ăn thịt bò, thì đương nhiên những người kinh doanh thịt bò ở đây sẽ bị cản trở bởi qui định của cộng đồng.
Bên cạnh đó còn có rào cản về quyền của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và người dân trong việc tham gia hoạch định và thực thi chính sách phát triển kinh tế – xã hội.
Ngày nay, chúng ta rất cần có nhận diện chính xác, đúng, khách quan các rào cản về thể chế kinh tế và tác động của nó đối với phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, đây là cơ sở, căn cứ quan trọng để có được các giải pháp thực sự có cơ sở khoa học và có tính khả thi đối với việc khắc phục nó, nhằm tạo đà mới cho phát triển đất nước. Ta nhận thấy, các rào cản lớn chủ yếu bao gồm:
Các rào cản do hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước tạo ra. Trong đó, đáng lưu ý là sự chồng chéo, mâu thuẫn, không ổn định và chưa phù hợp với thực tiễn, với thông lệ quốc tế của hệ thống phấp luật và chính sách.
Các rào cản phát sinh từ bộ máy Nhà nước và cơ chế hoạt động của bộ máy Nhà nước. Trong đó, đáng lưu ý là: Bộ máy Nhà nước cồng kềnh, nhưng việc phân cấp, phân tầng, phân quyền giữa các cấp, các ngành chưa rõ ràng, minh bạch; thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp; việc tổ chức thực thi pháp luật và chính sách yếu, hiệu lực, hiệu quả điều hành thấp; đội ngũ công chức đông, nhưng năng lực thi hành công vụ thấp; nạn tham nhũng, nhũng nhiễu còn nặng nề.
Các rào cản sinh ra từ cơ chế hình thành và vận hành các loại thị trường và từng thị trường trong nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt là sự không đồng bộ, sự khập khiễng của các loại thị trường, nhất là thị trường đất đai – bất động sản, thị trường khoa học – công nghệ và thị trường lao động.
Các rào cản đối với các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó nổi lên là sự phân biệt đối xử, sự không công bằng trong tiếp cận các nguồn lực phát triển, trong tiếp cận các luồng thông tin, trong xử lý các tranh chấp, các vi phạm…
Các rào cản về thể chế kinh tế được nêu cụ thể bên trên có tác động rất tiêu cực đối với sự vận hành của nền kinh tế, sự điều hành nền kinh tế của Nhà nước và sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ta, cụ thể là những tác động sau đây:
– Các rào cản về thể chế kinh tế được nêu cụ thể bên trên đã làm cho nền kinh tế vận hành không thông suốt, việc điều hành nền kinh tế của Nhà nước khó khăn, hiệu lực và hiệu quả thấp.
– Các rào cản về thể chế kinh tế được nêu cụ thể bên trên làm nản lòng các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế.
– Các rào cản về thể chế kinh tế được nêu cụ thể bên trên đã làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế (cả sản phẩm, ngành hàng, doanh nghiệp và quốc gia.
– Các rào cản về thể chế kinh tế được nêu cụ thể bên trên đã làm lãng phí, thất thoát các nguồn lực phát triển.
– Các rào cản về thể chế kinh tế được nêu cụ thể bên trên đã làm tha hóa đội ngũ doanh nhân,những người kinh doanh và đội ngũ công chức.
– Các rào cản về thể chế kinh tế được nêu cụ thể bên trên đã làm giảm lòng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam với thế giới.
Hậu quả chung của các rào cản này đó là các mục tiêu phát triển đất nước được Chính Phủ đề ra không đạt, từ đó dẫn đến Việt Nam vẫn tụt hậu xa so với các nước trong khu vực và thế giới.
Trong đó, một số giải pháp có tính đột phá cụ thể như:
Giải pháp đột phá nhằm để khắc phục các rào cản về thể chế kinh tế, tạo động lực mạnh mẽ cho kinh tế – xã hội nước nhà phát triển nhanh, bền vững, đạt các mục tiêu đã đề ra, nhóm nghiên cứu cho rằng cần thực hiện một hệ thống các giải pháp đồng bộ, có cơ sở khoa học, có tính khả thi và được triển khai thực hiện nghiêm túc và quyết liệt, triệt để.
– Nhằm để khắc phục các rào cản về thể chế kinh tế, tạo động lực mạnh mẽ cho kinh tế – xã hội nước nhà thì cần đổi mới nhận thức và tư duy về phát triển kinh tế – xã hội đất nước phù hợp với bối cảnh tình hình mới.
– Nhằm để khắc phục các rào cản về thể chế kinh tế, tạo động lực mạnh mẽ cho kinh tế – xã hội nước nhà thì cần đổi mới cấu trúc tổ chức bộ máy Nhà nước; gắn đổi mới thể chế kinh tế với đổi mới thể chế chính trị; đổi mới phương thức xây dựng luật của Quốc hội và chính sách của Chính phủ.
– Ban hành một số các chính sách để nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của Bộ máy Chính quyền các cấp; xác định đúng mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.
– Cần phải xác định đúng vai trò của các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế và có chính chính sách phù hợp đối với từng chủ thể.