Biên độ giao động giá được xem là khoảng dao động giá chứng khoán cho phép Đây là cơ sở để phân tích các giao dịch chứng khoán của những người tham gia.
Mục lục bài viết
1. Biên độ trong chứng khoán là gì?
Trong giới đầu tư chứng khoán, khi nhắc tới Biên độ sẽ liên tưởng ngay đến khác khái niệm như biên độ dao động, biên độ giá… Để từ đó phân tích các giao dịch của mình. Nhưng những thông tin về biên độ thì không phải ai cũng biết rõ. Và sẽ rất dễ nhầm lần trong lĩnh vực vật lý, toán học.
Biên độ là giới hạn giao động mà theo đó giới hạn giao động quy định trong một khoảng thời gian được xác định trong khoảng giới hạn đã nói trên, khi nói đến biên độ chủ thể phải xác định được rằng mình đang ở trong lĩnh vực nào.
Biên độ dao động là thuật ngữ thể hiện số phần trăm của giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm trong một phiên giao dịch. Nói cách khác, giá trần và giá sàn của một phiên giao dịch bằng giá tham chiếu cộng trừ biên độ dao động.
Sàn HOSE quy định biên độ là 7% trong khi sàn HNX và UpCOM là 10% và 15% theo thứ tự.
Ví dụ: giá tham chiếu của cổ phiếu X trên sàn Horse ngày hôm nay là 30.000.000 VND. Biên độ dao động 7% là 2.100 VND. Giá trần (+7%) sẽ là 32.100.000 VND còn giá sàn (-7%) là 28.900.000 VND.
Ở phiên giao dịch đầu tiên khi một cổ phiếu lên sàn, giá tham chiếu là giá tham lý thuyết. Giá này được công ty chứng khoán khuyến nghị dựa trên giá cổ phiếu của các công ty cùng ngành đã niêm yết trước đó và được Sở giao dịch đồng ý. Để tránh tình trạng giá tham chiếu lý thuyết này không được xác đáng nên biên độ dao động cho lần niêm yết đầu này sẽ lớn hơn khá nhiều so với bình thường. Cụ thể, sàn Horse là 20% trong khi sàn HNX là 30% và sàn UpCom là 40%.
Vì biên độ không chỉ được quy định ở trong các lĩnh vực kinh tế chứng khoán mà còn cả về những vấn đề thuộc lĩnh vực vật lý, toán học.
– Biên độ dao động trong tiếng anh là Amplitude of oscillation
– Biên độ dao động giá trong tiếng anh là Daily trading limit
– Định nghĩa về biên độ dao động trong tiếng anh được hiểu là:
Range is the term that represents the percentage of a security’s price that can go up or down during a trading session. In other words, the ceiling price and floor price of a session are equal to the reference price plus minus the amplitude of the fluctuation.
– Một số thuật ngữ tiếng anh tiêu biểu trong cùng lĩnh vực như:
Stock market: thị trường chứng khoán
Share: cổ phiếu
Stock: cổ phần
Securities: chứng khoán
Stock exchange: sàn giao dịch chứng khoán
Index: chỉ số
Point: điểm
Share certificate: chứng chỉ cổ phiếu
Interest: tiền lãi
Interest rate: lãi suất
Dividend: cổ tức
Yield: lợi tức, lợi suất đầu tư (%)
Leverage: đòn bẩy
Margin: ký quỹ, giao dịch ký quỹ
Invest: đầu tư
Investment: sự đầu tư, khoản đầu tư
Inverstor: nhà đầu tư
Shareholder: cổ đông
Stockholder: cổ đông
Speculator: nhà đầu cơ chứng khoán
Stockbroker: người môi giới chứng khoán, người mua/bán cổ phần, cổ phiếu cho khách hàng
Bull market: (thị trường bò tót) thị trường giá đi lên
Bear market: (thị trường gấu) thị trường giá đi xuống
Initial Public Offering (IPO): chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên
Portfolio: danh mục đầu tư
Annual report: báo cáo thường niên
Annual general meeting of shareholders: Cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên
Capital: vốn
Market capitalization (market cap): giá trị vốn hóa thị trường
2. Biên độ dao động giá là gì?
Khái niệm biên độ dao động giá
Biên độ dao động giá trong tiếng Anh là Daily Trading Limit hay Fluctuation Limit. Biên độ dao động giá là khoảng dao động giá chứng khoán cho phép được qui định trong ngày giao dịch.
Biên độ dao động giá là giới hạn dao động chứng khoán quy định trong ngày giao dịch được tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá tham chiếu.
Tại Việt Nam biên độ dao động giá được Sở giao dịch chứng khoán quyết định sau khi Uỷ ban chứng khoán nhà nước chấp thuận; Ngoài ra trong trường hợp cần thiết, uỷ ban chứng khoán sẽ ra quyết định điều chỉnh biên độ giá.
Biên độ giao động này không phải do thương nhân, sàn giao dịch quy định mà do chính cơ quan nhà nước, có thấy được sự quản lý của cơ quan nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế này. Bởi vì ta biết được rằng, giao dịch chứng khoán là một trong những ngành kinh tế có giá trị lớn, giá trị của một giao dịch lớn hơn rất nhiều và số lượng giao dịch của một sàn cũng vậy.
Chính vì vậy lĩnh vực này cần được sự quản lý của nhà nước để tránh những trường hợp làm hỗn loạn thị trường.
Cách xác định biên độ dao động giá
Thông thường biên độ dao động giá được xác định bằng cộng, trừ một số tỉ lệ phần trăm (± %) giá tham chiếu của chứng khoán.
Đối với các loại chứng khoán đang giao dịch bình thường thì giá tham chiếu được xác định là giá đóng cửa của ngày giao dịch trước.
Ví dụ: Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc qui động biên độ dao động giá hàng ngày là ± 6% giá đóng cửa của ngày hôm trước.
Ở Việt Nam hiện nay, biên độ dao động giá áp dụng cho các loại chứng khoán do Ủy ban chứng khoán Nhà nước qui định.
Ý nghĩa của biên độ dao động giá
Nhà đầu tư khi đặt lệnh giao dịch thì giá giao dịch đưa ra phải nằm trong khoảng giá: giá tối đa và giá tối thiểu theo qui định của biên độ dao động giá đã công bố, nếu lệnh giao dịch có mức giá vượt quá giới hạn tối đa và giá tối thiểu thì lệnh giao dịch bị coi là không hợp lệ.
Liên hệ thực tiễn
Một số nhà kinh tế cho rằng việc qui định biên độ dao động giá có thể làm cho giá chứng khoán không đạt đến mức giá cân bằng một cách có hiệu quả và là sự can thiệp sâu vào cung, cầu của thị trường.
Mặc dù việc áp dụng biên độ dao động giá vẫn còn gây ra nhiều tranh luận, nhưng nhìn chung hiện nay nó vẫn được nhiều Sở giao dịch chứng khoán chấp nhận là một công cụ tốt để đảm bảo cho thị trường hoạt động ổn định, vấn đề là sử dụng nó như thế nào cho phù hợp và có hiệu quả.
Ví dụ: Qui định về biên độ giao động giá ở ba sàn HOSE, HNX và UPCOM được minh họa ở bảng dưới đây
* HOSE: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
HNX: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
UPCOM: Sàn chứng khoán Upcom (tiếng anh: Unlisted Public Company Market) là nơi giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa được niêm yết.
HOSE | HNX | UPCOM |
---|---|---|
± 7% | ± 10% | ± 15% |
Đối với ngày đầu tiên giao dịch
HOSE | HNX | UPCOM |
---|---|---|
± 20% | ± 30% | ± 40% |
3. Những khái niệm liên quan đến biên độ dao động giá:
SGDCK TP.HCM cho phép giá giao dịch hàng ngày của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF được biến động trong phạm vi +/- 7% giá tham chiếu. SGDCK TP.HCM không áp dụng biên độ dao động giá đối với giao dịch trái phiếu.
Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF mới niêm yết, trong ngày giao dịch đầu tiên, SGDCK TP.HCM cho phép giá giao dịch được biến động tối thiểu +/-20% so với giá tham chiếu dự kiến trong ngày giao dịch đầu tiên . Tổ chức niêm yết và công ty chứng khoán làm tư vấn niêm yết (nếu có) phải đưa ra mức giá giao dịch dự kiến để tính giá tham chiếu cho cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF trong ngày giao dịch đầu tiên. Nếu trong 03 ngày giao dịch đầu tiên, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF mới niêm yết vẫn chưa có giá đóng cửa, tổ chức niêm yết sẽ phải xác định lại giá giao dịch dự kiến.
Giá trần/sàn
a. Giá trần/sàn là mức giá cao nhất/thấp nhất nằm trong biên độ dao động giá cho phép trong ngày của một loại chứng khoán.
Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
Giá sàn = Giá tham chiếu – (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
b. Trong trường hợp giá tối đa hoặc giá tối thiểu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF sau khi điều chỉnh theo biên độ dao động giá theo quy định tại điểm (a) trên đây bằng với giá tham chiếu, giá tối đa và giá tối thiểu sẽ được thực hiện điều chỉnh như sau:
Giá tối đa (Giá trần) điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá
Giá tối thiểu (Giá sàn) điều chỉnh = Giá tham chiếu – một đơn vị yết giá.
c. Trong trường hợp giá tối thiểu (giá sàn) điều chỉnh quy định tại điểm (b) trên đây bằng không (0), giá tối đa và giá tối thiểu được điều chỉnh như sau:
Giá tối đa (Giá trần) điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá
Giá tối thiểu (Giá sàn) điều chỉnh = Giá tham chiếu
Giá tham chiếu
– Giá tham chiếu của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF đang giao dịch là giá đóng cửa của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF trong ngày giao dịch gần nhất trước đó.
– Trường hợp giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF không được hưởng cổ tức và các quyền kèm theo, giá tham chiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc giá trị các quyền kèm theo.
– Trường hợp tách hoặc gộp cổ phiếu, giá tham chiếu tại ngày giao dịch trở lại được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày tách, gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu.
– Đối với các trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi (kể cả phát hành cho cổ đông hiện hữu), phát hành chứng khoán riêng lẻ, chào bán chứng khoán cho nhà đầu tư không phải là cổ đông hiện hữu, phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty và các trường hợp phát hành khác không ảnh hưởng đến quyền của cổ đông hiện hữu, SGDCK TP.HCM sẽ không thực hiện điều chỉnh giá tham chiếu của chứng khoán vào ngày giao dịch không hưởng quyền (nếu có xác định ngày giao dịch không hưởng quyền).
Giá tham chiếu là giá đóng cửa ( Giá thực hiện lần khớp lệnh cuối cùng) của ngày giao dịch trước đó là cơ sở để xác định giá trần và giá sản của ngày giao dịch hiện tại.
Ta có thể xác định được rằng, giá đóng của của ngày hôm nay tại sàn chứng khoán chính là giá tham chiếu của ngày mai và lần lượt theo từng ngày, giá tham chiếu sẽ thay đổi theo từng ngày giống như công thức nói trên.
Cách tính giá tham chiếu là khác nhau tại các sản giao dịch. Không phải sàn giao dịch nào cũng có cách tính giá tham chiếu giống nhau. Ví dụ như:
– Tại sàn Hose: Giá tham chiếu là giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang giao dịch gần nhất trước đó trừ một số trường hợp đặc biệt khác;
– Tại sàn HNX: Giá tham chiếu được tính là giá đóng cửa của ngày giao dịch liền kề trước đó.
Mặc dù có các cách tính giá tham chiếu khác nhau của sàn giao dịch nhưng giá tham chiếu vẫn là cơ sở để xác định giá trần, giá sàn.
Giá đóng cửa
Giá đóng cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch của một mã chứng khoán. Trong trường hợp không có giá thực hiện trong ngày giao dịch, giá đóng cửa được xác định là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó.