Dịch theo một quy tắc tiếng Anh thông thường thì Quota có nghĩa là “hạn ngạch”, nó có nghĩa là giới hạn tối đa của cơ quan Nhà nước về giá trị hay khối lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp được phép thực hiện nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một kì được cho phép.
Mục lục bài viết
1. Quota là gì?
Quota (Cô ta) là hạn ngạch về số lượng (hoặc giá trị) mặt hàng do Nhà nước ấn định được phép xuất hoặc nhập khẩu qua thị trường trong thời hạn nhất định. Biện pháp này áp dụng đối với một số mặt hàng có tầm quan trọng đặc biệt với nền kinh tế trong nước.
Một cách khác về Quota có thể hiểu được chính là quy định mỗi quốc gia nhất định về hạn mức số lượng của một mặt hàng, một nhóm hàng hóa được cấp phép chấp nhận xuất nhập khẩu trên thị trường trong một khoảng không gian nhất định thông qua nhiều hình thức hàng hóa khác nhau.
Hạn ngạch nhập khẩu là hạn chế trực tiếp về số lượng một số hàng hóa được nhập khẩu vào một nước. Hạn chế này thường được thực hiện dưới dạng ban hành các giấy phép nhập khẩu cho một nhóm các cá nhân hoặc công ty. Ví dụ, Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch đối với pho-mát nhập khẩu theo đó chỉ các công ty thương mại được cho cấp phép mới được tham gia nhập hàng và hàng năm chỉ được phân bổ một khối lượng pho-mát nhập khẩu tối đa nhất định.
Dù là mang ý nghĩa nào nhưng những quy định của Nhà nước trong vấn đề quản lý hàng hóa trong xuất nhập khẩu của các công ty, doanh nghiệp cần đảm bảo được mục tiêu cũng như chất lượng của hàng hóa trên thực tế mang tính pháp lý của Quota không được cao, không minh bạch nhưng rất dễ để lại biến tướng.
2. Điều kiện được áp dụng Quota (hạn ngạch):
Không phải trong trường hợp nào cũng có thể áp dụng được hạn ngạch cũng không thể tự ý sử dụng, quá trình sử dụng hạn ngạch cần phải được sự cho phép của quản lý mỗi quốc gia trong và ngoài nước, áp dụng theo đúng quy định nhất định một cách rõ ràng trong những định luật hiện nay. Trong đó theo điều, XI – CATT Ban hành vào năm 1994 quy định rõ ràng:
”Các quốc gia không được tự ý sử dụng biện pháp hạn ngạch để tránh những trường hợp hạn ngạch không minh bạch, sự biến tướng và tạo điều kiện cho cơ hội phát sinh các vấn đề tiêu cực…”.
Hạn ngạch sẽ được áp dụng trong một số những trường hợp nhất định như:
- Hạn ngạch với mục đích bảo vệ các loại động vật quý hiếm
- Hạn ngạch bảo vệ sức khỏe con người
- Hạn ngạch bảo vệ đạo đức xã hội
- Hạn ngạch đem tới những giá trị về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, tài nguyên thiên nhiên quý hiếm, khảo cổ,…
Nhưng bên cạnh đó, hạn ngạch được WTO quy định kèm theo những điều kiện tùy quốc gia phải nắm lòng để nhằm mục đích đáp ứng được như:
- Những quốc gia bị hạn chế sản xuất tiêu dùng những mặt hàng hóa ở các thị trường khác trong nước.
- Các quốc gia thực hiện những cam kết về sử dụng và thay đổi hạn ngạch của mình không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các thành viên trong các quốc gia cũng như nới lỏng những quy định mức hạn ngạch sau khi kinh tế có dấu hiệu chuyển biến và phục hồi, phát triển sẽ dỡ bỏ hoàn toàn để thực đúng nhưng những nguyên tắc của WTO.
- Hạn ngạch mang tính pháp lý cao và áp dụng trong thời gian nhất định bởi vậy trong quá trình áp dụng hạn ngạch các quốc gia cần phải nhanh chóng công bố thời gian cũng như thay đổi hạn ngạch nhanh chóng và chi tiết nếu có.
Tuy nhiên, tại Điều XVIII – GATT ban hành năm1994, Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) cũng cho phép các quốc gia được áp dụng Quota (hạn ngạch) trong các trường hợp đặc biệt như sau:
– Các quốc gia được áp dụng Quota (hạn ngạch) nhằm hạn chế tạm thời, khắc phục sự khan hiếm trầm trọng của thị trường về lương thực, thực phẩm hay yếu phẩm cần thiết khác
Ví dụ: Quota (hạn ngạch) xuất khẩu gạo, gỗ, than, dầu.
Các quốc gia được áp dụng Quota (hạn ngạch) trong trường hợp nhằm bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán. Các quốc gia được áp dụng Quota (hạn ngạch) trong trường hợp thị trường tại quốc giá đó đang có dấu hiệu thâm hụt nặng nề và nghiệm trọng trong các vấn đề như dự trữ tiền tệ, hay số dự trữ hàng hóa hiện tại hiện quá ít và cần được bổ sung và nâng cao mức dự trữ mặt hàng hay nhóm hàng hóa đó lên một cách hợp lý nhất Bên cạnh đó, đối với những trường hợp của các nước đang phát triển thì có thể áp dụng được Quota (hạn ngạch) tại các chương trình trợ giúp của chính phủ trong việc đẩy mạnh và phát triển kinh tế, hay cũng có thể là hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa để bảo vệ sự phát triển ổn định cho một số ngành công nghiệp trong nước.
3. Các hình thức Quota:
Một hình thức kết hợp thường thấy giữa hạn ngạch và thuế quan được biết đến đó là hạn ngạch thuế quan (tariff rate quota). Theo hình thức này thì một mức thuế quan thấp hơn sẽ được áp dụng cho lượng hàng hóa nhập khẩu trong giới hạn của hạn ngạch so với lượng hàng nhập khẩu vượt khỏi hạn ngạch. Ví dụ, một mức thuế theo giá trị là 10% được đánh lên gạo nhập khẩu vào Hàn Quốc trong hạn mức 1 triệu tấn, còn lượng gạo vượt ra khỏi hạn mức 1 triệu tấn đó sẽ chịu mức thuế suất cao hơn hẳn là 80%. Như vậy, nếu Hàn Quốc nhập khẩu 2 triệu tấn gạo thì 1 triệu tấn sẽ chịu thuế suất 10% còn 1 triệu tấn còn lại chịu thuế suất 80%. Hạn ngạch thuế quan được áp dụng nhiều trong nông nghiệp với mục đích hạn chế lượng nhập khẩu vượt quá hạn mức cho phép.
Một hình thức khác của hạn ngạch nhập khẩu là Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER). Đó là cách quy định một mức hạn ngạch được áp dụng bởi nước xuất khẩu, và thường là theo yêu cầu của chính phủ nước nhập khẩu. Một trong những ví dụ nổi tiếng trong lịch sử về VER là hạn chế về số lượng ô tô xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản vào năm 1981. Trước sức ép từ chính phủ Hoa Kỳ, Nhật Bản đã phải cam kết hạn chế lượng ô tô xuất khẩu sang thị trường này ở số lượng không vượt quá 1,68 triệu chiếc một năm. Định mức này đã được nâng lên thành 1,85 triệu chiếc vào năm 1984. Đến năm 1985, đáng lẽ thỏa thuận này hết hiệu lực pháp lý nhưng chính phủ Nhật Bản vẫn giữ nguyên mức 1,85 triệu chiếc do lo ngại các căng thẳng về thương mại có thể phải đối mặt nếu tăng con số này lên.
Cũng giống như thuế quan và trợ cấp, cả hạn ngạch nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER) đều mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất nội địa dựa trên việc hạn chế sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu. Một hạn ngạch nhập khẩu hoặc VER luôn làm tăng giá bán trong nước của hàng nhập khẩu. Khi thị phần của hàng nhập khẩu được giới hạn ở một tỷ lệ phần trăm nhất định bởi việc áp dụng hạn ngạch và VER thì kéo theo mức giá sẽ tăng lên tương ứng với mức cung từ bên ngoài bị giới hạn đó. Trường hợp hạn chế xuất khẩu tự nguyện đối với ô tô Nhật Bản đề cập ở trên đã làm tăng giá bán của mặt hàng này tại thị trường Hoa Kỳ.
Theo một nghiên cứu của Ủy ban thương mại liên bang Hoa Kỳ, hạn chế xuất khẩu tự nguyện đối với ô tô đã khiến người tiêu dùng Hoa Kỳ phải trả thêm khoảng 1 tỷ đôla Hoa Kỳ mỗi năm trong khoảng thời gian từ năm 1981 đến 1985. Khoản tiền này sẽ chảy vào túi của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản dưới hình thức giá bán cao hơn. Lợi nhuận phụ trội mà các nhà sản xuất thu được khi mức cung bị giới hạn một cách giả tạo bởi hạn ngạch nhập khẩu được gọi là tiền thuê hạn ngạch (quota rent).
Nếu như ngành sản xuất trong nước không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thì hạn ngạch nhập khẩu có thể làm tăng giá đối với cả hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Điều này trên thực tế đã xảy ra trong ngành sản xuất đường của Hoa Kỳ khi mà hạn ngạch thuế quan trong một thời gian dài đã hạn chế lượng đường mà các nhà sản xuất nước ngoài có thể bán trên thị trường nước Hoa Kỳ. Theo một nghiên cứu, các hạn ngạch nhập khẩu đã làm cho giá đường ở Hoa Kỳ cao hơn tới 40% so với mức giá thế giới. Các mức giá cao hơn đó chuyển hóa thành lợi nhuận nhiều hơn cho các nhà sản xuất đường của Hoa Kỳ, những người vốn đã thực hiện vận động hành lang đối với các chính trị gia để giữ được các thỏa thuận hấp dẫn đó. Họ lập luận rằng nếu như hệ thống hạn ngạch của đường bị loại bỏ thì việc làm của nước Hoa Kỳ trong ngành đường sẽ mất về tay các nhà sản xuất nước ngoài.
4. Quota (hạn ngạch) có giống với thuế quan?
Cơ chế quản lý bằng hạn ngạch có tác động không giống với thuế quan ở chỗ nó cho biết trước số lượng hàng hoá được nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Điều tiết hệ thống kinh tế ngoại thương thông qua thuế quan sẽ làm tăng thu ngân sách của chính phủ nhưng điều tiết bằng hạn ngạch chỉ làm tăng thu nhập cho cơ quan kinh doanh nhận được hạn ngạch. Tuy vậy do trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay có xu hướng tự do hoá thương mại và xoá bỏ dần hàng rào thuế quan nên nhằm bảo hộ sản xuất trong nước các chính phủ thường dùng hệ thống hạn ngạch.
Hạn ngạch là công cụ quan trọng để can thiệp điều tiết khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của một quốc gia, thông qua hạn ngạch cho phép chính phủ ước đoán tương đối chính xác lượng hàng xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ. Trong khi đó thông qua thuế quan chính phủ không thể dự báo trước được khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu vì nó thay đổi phụ thuộc vào giá cả thị trường quốc tế.
Quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu dưới hình thức hạn ngạch có những đặc điểm sau đây khác với hệ thống giấy phép xuất nhập khẩu
+ Trong hạn mức khống chế mức tối đa lượng hàng (bằng hiện vật hoặc bằng giá trị) được phép xuất khẩu hoặc được phép nhập khẩu.
+ Qui định thời gian có hiệu lực của hạn mức (năm, tháng, quý). Năm 2002 Việt nam đựơc cấp hạn ngạch xuất khẩu may mặc sang thị trường EU với tổng giá trị gần……. triệu USD. Tuy nhiên vào năm 2005 chế độ hạn ngạch sẽ bị bãi bỏ, tuy không còn hạn chế định lượng, nhưng đồng thời Việt nam cũng không được hưởng ưu đãI GSP. Vì vậy đòi hỏi sản phẩm dệt may của Việt nam phải nâng cao khả năng để duy trì trên thị trường này.
+ Dạng theo từng nước: Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế của từng nước mà ta quy định danh sách những hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch. Ngoài ra còn có ca loại hạn ngạch cấp cho các loại hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan.
5. Hạn ngạch hàng hóa được quy định trong các văn bản nào?
Hiện tại danh mục hàng nhập khẩu theo hạn ngạch được liệt kê theo các văn bản sau:
- Thông tư 01/2017/TT-BCT 24/01/2017 Hạn ngạch NK từ các nước Liên minh kinh tế Á-Âu năm 2017, 2018, 2019
- Thông tư 03/2018/TT-BCT 30/03/2018 Điều hành hạn ngạch nhập khẩu muối, trứng gia cầm năm 2018;
- Thông tư 04/2018/TT-BCT 02/04/2018 Không áp dụng hạn ngạch muối, trứng gia cầm NK từ các nước Asean;
- Thông tư 07/2015/TT-BCT 12/05/2015 Không áp dụng hạn ngạch NK nguyên liệu thuốc lá từ Asean;
- Thông tư 12/2018/TT-BCT 15/06/2018 Hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 69/2018/NĐ-CP;
- Thông tư 22/2018/TT-BCT 21/08/2018 Hướng dẫn đấu giá thí điểm hạn ngạch nhập khẩu đường năm 2018;
- Thông tư 25/2017/TT-BCT 29/11/2017 Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá năm 2018;
- Thông tư 56/2015/TT-BCT 31/12/2015 Hạn ngạch thuế suất 0% hàng nhập khẩu từ Lào;
- Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT 30/12/2011 Thủ tục, hạn ngạch nhập khẩu chất làm suy giảm tầng ô zôn.