Tính tự lập được hiểu là sự tự giác làm những công việc của bản thân mà không cần ai nhắc nhở hay giúp đỡ. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về dàn ý làm văn nghị luật về tính tự lập mong những nội dung này sẽ giúp ích cho các bạn trong các bài kiểm tra
Mục lục bài viết
1. Dàn ý Nghị luận xã hội về tính tự lập chi tiết nhất:
Mở bài:
Người viết cần giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: tính tự lập.
Thân bài:
a. Giải thích:
Khái niệm về tính tự lập: Tư lập được hiểu là sự tự giác làm những công việc của bản thân mà không cần ai nhắc nhở hay giúp đỡ. Biểu hiện của tính tự lập là chúng ta biết tự làm, tự giải quyết, tự lo liệu, tự gây dựng cuộc sống hay nhiều công việc quan trọng của bản thân mà không cần sự trợ giúp hay dựa dẫm, phụ thuộc vào mọi người xung quanh. Đây là một đức tính tốt mà mỗi người cần rèn luyện cho bản thân mình.
b. Phân tích:
– Mỗi người trong chúng ta đều có một cuộc sống riêng. Trên bước đường đời đầy chông gai, mỗi người đều có cho mình những kế hoạch và ước mơ, hoài bão cho riêng mình. Đó là những dự định quan trọng cho cuộc sống và nếu chúng ta không tự mình bắt tay vào làm, thực hiện những ước mơ, những hoài bão đó thì chúng mãi chỉ là những điều viển vông xa vời và chúng ta sẽ mãi không có gì trong tay, mãi đứng yên một chỗ, rồi dần trôi theo dòng thời gian, chúng ta sẽ bị đào thải ra khỏi xã hội loài người.
– Người sống có tính tự lập là những người mang trong mình những suy nghĩ tích cực, chín chắn, có ý chí quyết tâm vươn lên hoàn cảnh để đạt được những điều mình mong muốn. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, những người có tính tự lập sẽ đều tìm được những giải pháp cho riêng mình để vững bước trước những sóng gió, đây là một đức tính rất đáng khen ngợi.
– Ngược lại, nếu chúng ta sống bị trì trệ, luôn luôn tìm cách trì hoãn việc cần làm, luôn buôn thả mình trong sự lười biếng để mặc những công việc cần làm, cần giải quyết còn nguyên ở đó. Lâu dần, những công việc này sẽ bị tồn đọng ngày càng nhiều, gây ra cảm giác áp lực, căng thẳng và chán nản muốn buông bỏ.
– Khi chúng ta rèn luyện cho mình được tính tự lập đồng nghĩa với việc chúng ta có thể rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác như: gọn gàng, tự giác, có ý chí quyết tâm cao để phấn đấu vươn lên, kiên trì với mục tiêu mà mình đã đặt ra, dũng cảm, thức thời,….
c. Lấy ví dụ chứng minh:
Người viết có thể tự lấy dẫn chứng về tấm gương tự lập trong cuộc sống để chứng minh tăng tính thuyết phục cho bài làm văn nghị luận xã hội của mình. Ví dụ một số tấm gương như
– Steve Jobs – từ một người đàn ông rất đỗi bình thường bằng đức tính tự lập của mình đã luôn luôn cố gắng, tự mình vượt qua những thách thức của cuộc sống, không sống dựa dẫm vào những đồng tiền và vị thế cả bố mẹ mà trở thành ông chủ của Apple vô cùng nổi tiếng. Đây chính là phần thưởng xứng đáng cho sự tự lập và kiên cường ấy của Steve Jobs.
– Jazz Ma cũng là một tấm gương sáng về đức tính tự lập. Cũng chính nhờ có tính tự lập, ông đã tự làm và tự gây dựng với một sự cố gắng không ngừng nghỉ và có đức tính kỷ luật cao, từ đó ông được mọi người biết đến vì nghề nghiệp kinh doanh của mình.
d. Phản đề:
Bên cạnh những tấm gương, những con người có tính tự lập thì ngoài xã hội hiện nay vẫn còn hiện hữu một bộ phận những con người chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ vào người khác mà không chịu làm việc hay lười biếng, luôn luôn tìm cách trì hoãn, thậm chí có một bộ phận những người chỉ biết nghe theo sự sắp xếp của người khác một cách máy móc mà không tự mình tìm tòi, học hỏi, không có chính kiến và hướng đi cho riêng mình, gió chiều nào thì xoay theo chiều đó,…. Đây là những thói quen xấu mà chúng ta nên lên án, phê phán và bài trừ để giúp xã hội ngày một phát triển một cách tốt đẹp hơn.
Kết bài:
Khái quát lại vấn đề nghị luận: tính tự lập là gì, biểu hiện của tính tự lập, làm thế nào để rèn luyện tính tự lập, đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.
2. Dàn ý Nghị luận xã hội về tính tự lập hay nhất:
Mở bài:
Người viết cần giới thiệu về vấn đề cần nghị luận ở đây là tính tự lập. Đây là một đức tính làm nên sự thành công của con người, nó vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của con người.
Thân bài:
a. Giải thích:
Khái niệm về tính tự lập: Tự lập được hiểu là sự tự giác làm những công việc của bản thân mà không cần ai nhắc nhở hay giúp đỡ. Biểu hiện của tính tự lập là chúng ta biết tự làm, tự giải quyết, tự lo liệu, tự gây dựng cuộc sống hay nhiều công việc quan trọng của bản thân mà không cần sự trợ giúp hay dựa dẫm, phụ thuộc vào mọi người xung quanh. Đây là một đức tính tốt mà mỗi người cần rèn luyện cho bản thân mình.
b. Bình luận và chứng minh:
*Biểu hiện:
– Một số biểu hiện tích cực như:
+ Không cần sự thúc giục của bố mẹ và thầy cô mà luôn tự giác học tập, làm bài tập đầy đủ một cách nghiêm túc.
+ Hoàn thành mọi công việc bằng chính sức lực của mình. Biểu hiện ví dụ ở học sinh như tự giác làm bài bằng kiến thức của mình, không đi chép bài của bạn và tự nhận đó là công sức của mình.
+ Dám nêu ra ý kiến cá nhân cũng như các quan điểm riêng của mình, không hùa theo số đông,không gió chiều nào theo chiều đó.
– Một số biểu hiện tiêu cực như:
+ Ỷ lại, phụ thuộc quá nhiều vào người khác. Luôn luôn trì hoãn các công việc, để chồng chất rồi mới giải quyết. Chính thói quen này khiến họ tự tạo áp lực cho bản thân, khiến năng suất làm việc bị trì trệ, chất lượng công việc cũng không cao.
+ Học sinh đang thiếu dần tính tự lập, ỷ lại vào học thêm mà không tập trung học tập trên trường lớp một cách nghiêm túc, hoặc ỷ lại vào các trang mạng Internet, sách tham khảo mà không chịu học tập nghiêm túc, đàng hoàng.
+ Nhiều người luôn dựa dẫm, chờ đợi người khác làm rồi copy hoặc sao chép ý nguyên mà không có sự sáng tạo cá nhân, điều này khiến công việc bị giảm chất lượng, khuôn mẫu và không có sự phát triển.
* Vai trò của tính tự lập:
– Tự lập là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta được cha ông dạy dỗ và giáo dục ngay từ thuở nhỏ.
– Tự lập bồi đắp thêm sự sáng tạo ở mỗi người.
– Khi con người có tính tự lập, họ sẽ ý thức hơn về các hành động, việc làm của mình.
– Tính tự lập giúp con người có cái nhìn tổng quan về mọi khía cạnh của vấn đề, từ đó có cái nhìn bao quát hơn về mọi mặt cuộc sống.
– Tính tự lập giúp con người khẳng định được giá trị của bản thân, khám phá những khía cạnh tiềm ẩn mà bấy lâu nay chưa bộc lộ.
– Tính tự lập giúp việc hoàn thành các công việc được năng suất, từ đó góp phần giúp xã hội phát triển.
c. Bài học:
– Mỗi người cần rèn cho mình tính tự lập trong mọi việc để bản thân ngày một phát triển.
Kết bài:
Khái quát lại vấn đề nghị luận là tính tự lập cùng các khía cạnh của vấn đề này. Rút ra bài học.
3. Dàn ý Nghị luận xã hội về tính tự lập ngắn gọn nhất:
Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận là tính tự lập.
Thân bài:
– Giải thích:
Khái niệm về tính tự lập: Tự lập được hiểu là sự tự giác làm những công việc của bản thân mà không cần dựa dẫm, nhờ vả người khác
– Biểu hiện của tính tự lập:
+ Tính tự lập được thể hiện ở lối sống bản lĩnh, luôn luôn tự tin,sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thử thách, sóng gió của cuộc đời.
+ Tính tự lập trong học tập: Luôn luôn tự giác học tập mà không cần sự thúc giục của cha mẹ, thầy cô; luôn có ý thức phấn đấu, vươn lên để đạt được nhiều thành tích cao trong học tập.
+ Tính tự lập trong cuộc sống: Biết cách tự chăm lo cho bản thân mình, luôn tự giác làm mọi việc cần làm, không trì hoãn các công việc, không cần dựa dẫm vào mọi người xung quanh khi không cần thiết.
– Cách rèn luyện:
Đầu tiên, mỗi chúng ta cần có một niềm tin vào khả năng của bản thân mình. Chúng ta luôn phải nghĩ rằng mình có thể làm được và làm mọi việc rất tốt. Đừng lo sợ đương đầu vì chỉ có thử thách thì chúng ta mới nhận ra các năng lực tiềm ẩn của bản thân mình.
Chúng ta cần chủ động trong mọi việc, luôn sẵn sàng, hăng hái tham gia mọi công việc, luôn kiên trì với mục tiêu của mình và đừng sợ gian nan, thử thách.
Thời gian chúng ta có là hữu hạn, vậy nên thay vì lãng phí nó vào những thứ vô bổ, tại sao chúng ta không học cách tự lập và sống cho chính mình ngày càng phát triển theo hướng tích cực hơn ? Điều quan trọng là hãy nghe theo con tim bạn mách bảo, hãy khám phá mọi mặt của bản thân để cuộc đời này không là vô nghĩa.
– Phê phán:
Hiện nay, ngoài xã hội vẫn còn có rất nhiều những con người sống ỷ lại, thụ động không biết phấn đấu, vươn lên làm chủ cuộc sống của bản thân mà luôn muốn dựa dẫm vào người khác. Chúng ta cần có thái độ lên án và phê phán những con người này.
Kết bài:
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận. Rút ra bài học.