Tụ máu dưới da là tình trạng tích tụ máu và dịch ở các mô dưới da sau chấn thương hoặc do các bệnh lý toàn thân. Vậy phải làm gì khi bị tụ máu dưới da và cách giảm đau do tụ máu dưới da là gì? Cùng bài viết này tìm hiểu nhé:
Mục lục bài viết
1. Tụ máu dưới da là gì?
Tụ máu dưới da là tình trạng các thành mao mạch bị tổn thương, làm máu rò rỉ vào các mô xung quanh ở dưới da nhưng không diễn ra liên tục, do da không bị rách nên máu không thể thoát ra ngoài được thay vào đó mà tạo thành các vết bầm màu xanh hay màu tím dưới da có thể nhìn thấy bằng mắt. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của vết bầm mà có thể gây kích ứng, viêm, có thể gây đau, sưng, ấm nóng dưới da và gây mất thẩm mỹ.
Hầu như các trường hợp bị tụ máu dưới da đều không quá nghiêm trọng và có thể tự lành. Một số trường hợp có khối máu tụ quá lớn và ở các vị trí có thể chèn ép đến mạch máu gây cản trở lưu thông tuần hoàn trong có thể thì cần các biện pháp y tế can thiệp.
Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết mình bị tụ máu dưới da là:
– Sưng đỏ (bầm xanh, bầm tím);
– Cảm giác đau nhức ở vị trí bị bầm tím;
– Cảm giác hơi ấm, hơi nóng ở vị trí bị bầm tím.
Tuy nhiên, có không ít trường hợp xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân trên cơ thể (đặc biệt ở vùng da mỏng như da đùi, bắp tay…) mà không phải bị va đập, cũng không vận động mạnh, không dùng thuốc, thậm chí sau khi ngủ dậy đã thấy sự xuất hiện của các vết bầm tím. Các chuyên gia cảnh báo rằng các vết bầm “bí ẩn” này có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm nên người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan.
2. Nguyên nhân gây ra tụ máu dưới da:
Bất kỳ tác động vật lý nào, mỗi va chạm ở da dù lớn hay nhẹ đều có khả năng gây tụ máu dưới da. Ngoài ra một số yếu tố khác như vấn đề bệnh lý cũng có thể dẫn đến tình trạng này như:
– Thiếu chất dinh dưỡng
Khi cơ thể bị thiếu hụt một số loại vitamin thiết yếu có liên quan đến hình thành máu, cơ thể có thể xuất hiện các vết bầm tím. Một số vitamin bị thiếu có thể kể đến:
– Vitamin B12: có tác dụng góp phần vào quá trình sản xuất hồng cầu;
– Vitamin K: có tác dụng tổng hợp ra các yếu tố làm đông máu;
– Vitamin C: có tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất tế bào;
– Vitamin P: tham gia vào quá trình sản xuất collagen, làm tăng độ dày mao mạch để chịu được áp lực của dòng máu.
Nếu thiếu hụt các loại vitamin trên, mạch máu sẽ bị yếu và dễ vỡ, khi vỡ dễ gây ra các vết bầm tím dưới da.
– Do sử dụng các loại thuốc tác động đến máu
Một số loại thuốc mà bạn sử dụng có thể tác động đến máu có thể kể đến như: thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc chứa sắt, thuốc chống hen suyễn. Đặc biệt, Aspirin là một trong những loại thuốc điển hình gây ra tình trạng. Do đó, nếu bạn đang sử dụng một trong các loại thuốc mà thấy có xuất hiện vết tụ máu dưới da thì bạn có thể nghi ngờ đến nguyên nhân này và đi khám bác sĩ để được điều chỉnh kịp thời và tránh xuất huyết bên trong.
– Mắc bệnh lý về máu
Có nhiều nghiên cứu cho thấy các bệnh lý về máu như rối loạn đông máu do di truyền, suy giảm tiểu cầu… có thể gây ra các vết tụ máu bầm dưới da. Các trường hợp này có thể đi kèm cùng với các triệu chứng như sưng chân, đau chân, chảy máu chân răng, chảy máu cam hoặc lộ rõ mao mạch trên cơ thể. Nếu nhận thấy những dấu hiệu trên thì bạn nên nhanh chóng đi khám để được can thiệp kịp thời.
– Mắc bệnh ung thư máu
Có một dạng ung thư máu gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu và tủy xương trong cơ thể là bệnh bạch cầu. Theo các chuyên gia, loại ung thư này khiến cơ thể dễ bị chảy máu nướu răng và dễ bị tụ máu dưới da.
– Mất cân bằng nội tiết tố
Việc mất cân bằng nội tiết tố cũng là lý do gây tụ máu dưới da. Trường hợp này xảy ra phổ biến ở nữ giới khi bước vào giai đoạn mãn kinh thường có nguy cơ thiếu hụt hormone estrogen. Đây là nguyên nhân khiến các mạch máu suy yếu, tổn thương và xuất huyết. Đồng thời, khi càng có tuổi hệ thống mao mạch sẽ yếu dần, mất dần tính đàn hồi. Trong trường hợp này các vết bầm tím thường xuất hiện nhiều ở chân.
– Mắc đái tháo đường
Các vết tụ máu dưới da cũng có thể ngầm cảnh báo bệnh tiểu đường bởi loại bệnh lý này thường tác động tiêu cực đến tuần hoàn máu. Ngoài các vết bầm tím, bệnh nhân cũng sẽ gặp các triệu chứng khác như: mệt mỏi, khát nước, suy giảm thị lực… Khi thấy vết tụ máu bầm dưới da cùng với các dấu hiệu trên, hãy đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
– Các nguyên nhân khác
Ngoài ra, sự xuất hiện của các vết tụ máu dưới da bất thường còn có thể do các nguyên nhân khác như:
Tác dụng phụ của thuốc chống đông máu (Warfarin, Clopidogrel, Aspirin, Dipyridamole…)
Một số bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh lý tự miễn như: nhiễm trùng Finger,bệnh nấm móng, viêm cột sống dính khớp, hội chứng chèn ép khoang…
Tụ máu dưới màng đệm ở thai phụ (tỷ lệ 25%). Đa phần các khối máu tụ từ nhỏ đến thoái lui và ít khi gây nguy hiểm. Tuy nhiên các cục máu đông hoặc xuất huyết trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu của các vấn đề như nhau bong non, nhau tiền đạo và được coi là trường hợp cấp cứu y tế.
3. Các triệu chứng nhận biết tụ máu dưới da:
Các triệu chứng của tụ máu dưới da phụ thuộc vào vị trí và kích thước của vết bầm, các dấu hiệu đặc trưng bao gồm:
– Ban đầu sưng, đỏ, nóng vùng tổn thương, sau đó chuyển dần sang màu tím, tím đen, vàng. Vết bầm có thể tự khỏi sau vài ngày đến vài tuần.
– Đau vùng bị thương, đau tăng khi chạm vào.
– Nghiêm trọng hơn có thể gặp vết tụ máu ngày càng lan rộng, đau nhức nhiều, chèn ép mạch máu vùng tổn thương và lân cận.
Không có xét nghiệm cận lâm sàng nào đặc hiệu để đánh giá, chẩn đoán các tổn thương do bầm máu. Tuy nhiên, nếu tụ máu dưới da không có nguyên nhân thì bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm: Công thức máu, Chức năng đông máu, Kiểm tra chức năng cơ quan, hệ cơ quan, Chỉ số trao đổi chất,… hoặc các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như CT-Scan, Cộng hưởng từ (MRI).
4. Cách làm tan máu tụ dưới da:
Chăm sóc y tế và điều trị dứt khoát hiện tượng tụ máu dưới da phụ thuộc vào vị trí tụ máu, những bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng và triệu chứng xảy ra. Ví dụ tụ máu ở chân hoặc một khối máu nhỏ trong não có thể được theo dõi nếu bệnh nhân đi lại bình thường, hoàn toàn tỉnh táo, trong khi một bệnh nhân khác có chấn thương đầu có thể được yêu cầu phẫu thuật ngay để cứu sống mô não.
Điều tương tự cũng có thể đúng với bệnh nhân bị tụ máu trong ổ bụng. Nếu bệnh nhân ổn định thì có thể theo dõi hàng ngày, nhưng nếu bị sốc, họ có thể cần phải can thiệp phẫu thuật.
5. Cách giảm đau do tụ máu dưới da:
Khi xuất hiện tụ máu dưới da không thể làm cho máu tụ mất đi nhanh chóng (trừ mổ dẫn lưu) mà chỉ có thể làm hạn chế máu chảy thêm, giảm đau và giảm các phản ứng viêm. Một số phương pháp làm giảm đau hay giảm bầm tím do tụ máu dưới da như sau:
– Nghỉ ngơi, tránh vận động vùng tổn thương trong 24 – 72 giờ sau tổn thương, điều này làm giảm tình trạng chảy máu thêm, giảm đau nhức và sưng, thúc đẩy quá trình tự làm lành vết thương ở mao mạch.
– Chườm đá tại chỗ ngay khi bị tổn thương cho đến 48 giờ sau, thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi lần 20 phút. Nhiệt độ lạnh sẽ làm co mạch máu, ngăn ngừa tình trạng chảy máu, từ đó giúp giảm đau và giảm sưng. Khi chườm lạnh, dùng khăn hoặc túi chườm quấn đá hoặc lót tấm vải mỏng lên vùng tổn thương, không để đá trực tiếp lên da làm tăng nguy cơ bỏng lạnh.
– Sau 48 giờ tổn thương, nếu tổn thương chưa thuyên giảm thì chuyển sang chườm nóng bằng khăn ấm hoặc tấm sưởi. Nhiệt làm giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, làm tan khối máu tụ.
– Dùng băng ép có đàn hồi quấn lên khối máu tụ dưới da để giảm sưng đau. Băng ép trên tổn thương ít nhất 2 – 7 ngày và đảm bảo kỹ thuật quấn chặt nhưng không ảnh hưởng đến lưu thông tuần hoàn.
– Kê cao chi có tổn thương sao cho cao hơn mức tim để giúp giảm sưng đau.
– Điều trị nguyên nhân gây tụ máu, có thể sử dụng các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Diclofenac,…
– Nếu vết tụ máu ngày càng sưng to và lan rộng sẽ gây tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng, đau nhức nhiều và chèn ép tuần hoàn thì cần được thăm khám và dẫn lưu máu tụ ra ngoài.