Skip to content

 

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giáo dục
  • Kinh tế tài chính
  • Cuộc sống
  • Sức khỏe
  • Đảng đoàn
  • Văn hóa tâm linh
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Đóng thanh tìm kiếm

Trang chủ Giáo dục

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ

  • 02/02/202402/02/2024
  • bởi Bạn Cần Biết
  • Bạn Cần Biết
    02/02/2024
    Theo dõi Bạn Cần Biết trên Google News
    Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ hỗ trợ soạn bài chi tiết, đầy đủ giúp các em học sinh lớp 8 tiếp thu được những kiến thức cần thiết chuẩn bị cho một bài học tiếp thu tốt kiến thức, bổ sung nhiều kỹ năng học văn hiệu quả.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Định hướng bài soạn:
        • 1.1 1.1. Yêu cầu bài học:
        • 1.2 1.2. Lưu ý để nghe và tóm tắt nội dung:
      • 2 2. Thực hành Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ:
        • 2.1 2.1. Đề tài:
        • 2.2 2.2. Hướng dẫn làm bài:
      • 3 3. Hướng dẫn làm bài văn mẫu:
        • 3.1 3.1. Đề bài 1:
        • 3.2 3.2. Đề bài 2:



      1. Định hướng bài soạn:

      1.1. Yêu cầu bài học:

      Bài 7 tiếp tục rèn luyện kĩ năng nghe và tóm tắt nội dung người khác thuyết trình mà các em đã học ở Bài 3 và Bài 5. Yêu cầu cụ thể ở bài này là nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác về một tập thơ, bài thơ.

      1.2. Lưu ý để nghe và tóm tắt nội dung:

      Để nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tập thơ, bài thơ, các em cần xem lại các yêu cầu nêu ở Bài 3, Bài 5 và chú ý thêm:

      – Xác định rõ vấn đề người nói sẽ trình bày, thời gian và đối tượng người nghe.

      – Tìm đọc trước bài thơ, tập thơ sẽ được nói đến, tìm hiểu các bài viết, các bản luận và dư luận xã hội xung quanh tác phẩm và tác giả của bài thơ, tập thơ đó.

      – Chuẩn bị các phương tiện để tiến hành việc tóm tắt nội dung buổi thuyết trình như giấy, bút, số tay, máy tính cá nhân (nếu có).

      – Biết tóm tắt bài thuyết trình theo một trình tự ba phần: mở đầu, phát triển và kết thúc, ghi chép những chỗ cần lưu ý thêm, những ý kiến khác biệt, những vấn đề còn chưa hiểu để đề nghị người nói giải thích, trình bày thêm hoặc tham gia ý kiến khi thảo luận

      2. Thực hành Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ:

      2.1. Đề tài:

      Bài tập: Chọn một trong hai đề bài sau:

      (1) Nghe và tóm tắt nội dung bài thuyết trình về bối cảnh lịch sử, giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” (Trần Tế Xương).

      (2) Nghe và tóm tắt nội dung của bài thuyết trình về một tập thơ tự chọn.

      2.2. Hướng dẫn làm bài:

      a) Chuẩn bị (với đề bài 1)

      Đọc lại bài thơ, tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp của Trần Tế Xương, bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá của Việt Nam khi nhà thơ viết tác phẩm này. Đọc thêm các bài viết xung quanh tác giả và bài thơ cũng như bộ phận thơ trào phúng của Trần Tế Xương

      – Chú ý các hướng dẫn trong mục 1. Định hưởng để nắm được cách tóm tắt ý chính khi nghe. Chuẩn bị các nội dung câu hỏi chất vấn và các ý kiến thảo luận.

      b) Tim ý và lập dàn ý

      Xem lại dàn ý ở phần Việt để thêm hoặc bớt nội dung cho dàn ý của bài thuyết trình.

      c) Nói và nghe

      Thực hành nghe và ghi lại các ý chính của bài thuyết trình.

      Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 6, phần Nói và nghe, mục c (trang 31) Ở bài này chú ý rèn luyện kĩ năng nghe nhiều hơn.

      d) Kiểm tra và chỉnh sửa

      Tham khảo các yêu cầu đã nếu ở Bãi 6, phần Nói và nghe, mục d (trang 32), nội dung kiểm tra đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

      3. Hướng dẫn làm bài văn mẫu:

      3.1. Đề bài 1:

      Đề bài 1: Nghe và tóm tắt nội dung bài thuyết trình về bối cảnh lịch sử, giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” (Trần Tế Xương):

      – Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về bối cảnh lịch sử của bài thơ: Bài thơ ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XIX. Thời điểm này tại Việt Nam đã rơi vào cuộc khủng khoảng nghiêm trọng, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân  tiếp tục bùng nổ dữ dội.

      – Giá trị nội dung mà tác phẩm mang lại:

      + Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương (Tú Xương) là một bài thơ thuộc đề tài thi cử, mang đậm nét sáng tác của ông. Bài thơ chính là sự tái hiện lại hình ảnh thảm hại của kì thi hương năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam. Qua đó nhà thơ như bày tỏ lỗi lòng, sự xót xa, đau đớn của những người theo Nho học trước tình cảnh thảm hại các nhà Nho vào thời kì mạt vận của Nho học.

      + Bài thơ đã thể hiện tốt, khơi dậy hình ảnh hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thời đó một cách chân thực nhất. Hình ảnh xã hội thực dân nửa phong kiến thời đầu được tái hiện lại trên từng mặt chữ, đồng thời nói lên tâm sự của mình trước thảm cảnh của đất nước.

      – Về giá trị nghệ thuật mà tác phẩm đưa đến là nghệ thuật đối, đảo ngữ. Cùng với đó ngôn ngữ mà nhà thơ sử dụng cũng rất độc đáo. Câu thơ sử dụng ngôn từ tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị, mộc mạc nhưng lại giàu sức biểu cảm.

      3.2. Đề bài 2:

      Đề bài: Nghe và tóm tắt nội dung của bài thuyết trình về một tập thơ tự chọn

      “Góc sân và khoảng trời” là một tập thơ nổi tiếng của Trần Đăng Khoa – thần đồng thơ trẻ của Việt Nam được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1968. Được gọi là “thần đồng thơ trẻ” bởi thiên hướng văn chương của tác giả đã được bộc lộ từ rất sớm khi mới chỉ có 10 tuổi. Sáng tác với những vần thơ mang hình ảnh lưu lại ký ức, những vần thơ ấy như những dòng nhật ký của nhà thơ trong suốt những năm tháng ấu thơ đầy hồn nhiên và vui tương. Tập thơ đạt số lượng lớn với hơn 100 bài được sáng tác bởi Trần Đăng Khoa, người con đất Hải Dương sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958.

      Trần Đăng Khoa nổi tiếng được mệnh danh là “Thần đồng thơ trẻ” sinh ra tại Hải Dương, sống và lập nghiệp tại Hà Nội. Không chỉ xuất sắc với vai trò nhà thơ, ông cũng là một nhà báo và nhà văn đầy nhiệt huyết. Ông giữ chức vụ biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nguyên là Trường ban Văn học Nghệ thuật, giám đốc Hệ Phát thanh có hình của kênh VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam. Là một con người xuất chúng, hiện nay, ông đang giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam và rất thành công trên con đường sự nghiệp của mình.

      Trần Đăng Khoa bắt đầu sáng tác từ khi mới chỉ 8 tuổi. Thời điểm đó, ông đã đạt cho mình những thành tựu, với một số tác phẩm được in trên báo, một điều mà một đứa trẻ 8 tuổi khó có thể làm được. Đến năm 10 tuổi, ông đã cho xuất bản tập thơ đầu tiên của sự nghiệp, đánh dấu một thành công lớn trong con đường sự nghiệp của mình với nhan đề “Từ góc sân nhà em” vào năm 1968. Cùng thời điểm năm đó, ông đã cho ra mắt tập thơ thứ hai chính là “Góc sân và khoảng trời”. Tập thơ này đã được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành.

      Tập thơ bao gồm 52 bài thơ và sau này được bổ sung thêm lên 66 bài – bao gồm các bài thơ nổi tiếng đã được đăng báo của Trần Đăng Khoa. Tuyển tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa chứa đựng nhiều tác phẩm thơ nổi bật, ý nghĩa, ngôn từ giữ được trọn vẹn sự trong sáng của trẻ thơ do ông sáng tác từ thời điểm 8 – 10 tuổi. Đó cũng là một điểm nhấn ấn tượng, với sự tưởng tượng đầy hình ảnh sống động, độc đáo của trẻ thơ đã tạo lên tập thơ tuyệt vời gây hứng thú không chỉ đối với những người trưởng thành mà còn tạo hứng thú cho cả các bé thiếu niên, nhi đồng.

      Tập thơ là sự khắc họa độc đáo thế giới con người, vạn vật qua con mắt của một đứa trẻ, chính vì thế mà độc giả bao thế hệ không bao giờ có thể quên được những bài thơ. Tài năng tinh tế và sự liên tưởng phong phú của tác giả khiến cây cối, động vật, con người trong thơ ông trở nên gần gũi, thân thiện và giản dị. Những điều bình dị của miền quê như con bướm vàng, sân vườn, dòng sông Kinh Thầy, con chim, con gà, vườn cải, cây đa, con trâu, cây trầu đều được thể hiện rất đẹp trong các bài thơ.

      Đặc biệt, nổi bật trong tập thơ là bài thơ “Hạt gạo làng ta” sáng tác vào năm 1968 là bài thơ nổi tiếng nhất của nhà thơ và được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ thành nhạc vào năm 1971. Bài hát nhanh chóng trở lên phổ biến và được đón nhận nồng nhiệt từ nhiều người ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt được yêu thích bởi thiếu niên, nhi đồng.

      Với tuổi thơ trong “Góc sân và Khoảng trời” của Trần Đăng Khoa, ông trăng cũng ngây thơ như trẻ con, cũng thích khoe khuôn mặt tròn, cũng nhoẻn miệng cười thích thú khi nhìn thấy chuối, thấy xôi; và thú vị nhất là cũng biết thập thò ngoài cửa khi rủ bạn đi chơi,… Những hình ảnh ngây thơ, câu thơ trong trẻo, sự tưởng tượng phong phú của một đứa trẻ đã tạo lên sự thành công vượt mong đợi cho tập thơ.

      Bởi thế mọi thứ hiện lên thật sống động, nhiều màu sắc. Tuy đơn giản nhưng khiến người đọc cảm thấy thích thú. Các sự vật, hiện tượng được nhân cách hóa, ẩn dụ giúp phát triển trí tưởng tượng, sự sáng tạo trong các bé.

      Tóm lại, “Góc sân và bầu trời” là một tập thơ xuất sắc lưu giữ những kỷ niệm những năm tháng tuổi thơ của tác giả. Đây là một cuốn sách phải đọc đối với những người yêu thích văn học và là một cách tuyệt vời để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ em.

      5
      /
      5
      (
      1

      bình chọn

      )
      Gọi luật sư ngay
      Tư vấn luật qua Email
      Đặt lịch hẹn luật sư
      Đặt câu hỏi tại đây
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ


      Tìm kiếm

      Logo

      Hỗ trợ 24/7: 0965336999

      Văn phòng Hà Nội:

      Địa chỉ:  89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

      Văn phòng Miền Trung:

      Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

      Văn phòng Miền Nam:

      Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

      Bản quyền thuộc về Bạn Cần Biết | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Bạn Cần Biết