Bằng thể thơ tự do và các biện pháp nghệ thuật như điệp từ, liệt kê, ẩn dụ... Tác giả thể hiện thái độ lên án với những kẻ đang ngày ngày làm hại đến Trái Đất đồng. Đồng thời thể hiện sự thương xót, qua đó thấu hiểu và vỗ về những đau đớn đó của Trái Đất.
Mục lục bài viết
1. Bố cục tác phẩm Trái đất:
Tác phẩm Trái đất của Ra-xun Gam-da-tốp có bố cục gồm 2 phần:
– Phần 1 (4 câu thơ đầu – khổ 1): Trái Đất đối với mọi người
Bốn câu đầu của bài thơ nói về thái độ của mọi người đối với Trái Đất và thái độ của nhà thơ đối với những kể đang hủy hoại trái đất. Nhà thơ ví Trái Đất như quả dưa, quả bóng bị những kẻ hủy hoại Trái Đất đó giành giật, tranh giành, đấu đá lẫn nhau để đạt được mục đích của mình.
– Phần 2 (4 câu thơ còn lại – khổ 2): Trái Đất đối với nhân vật trữ tĩnh
Bốn câu sau của bài thơ cho thấy thái độ của nhà thơ đối với Trái Đất, không giống như những người muốn hủy hoại kia, với tác giả đó là sự xót xa, nhà thơ hiểu được những tổn thương, đau đớn mà Trái Đất đang ngày ngày phải gánh chịu. Nhà thơ yêu thương và dỗ dành Trái Đất bằng những hành động “rửa sạch máu cho người” và “hát dịu dàng” cho người nghe.
2. Tóm tắt nội dung tác phẩm Trái Đất:
– Tóm tắt nội dung tác phẩm Trái đất – mẫu 1:
Bài thơ Trái đất của Ra-xun Gam-da-tốp tập trung nói về thái độ của nhà thơ đối với Trái đất và những kẻ đang có hành vi hủy hoại Trái Đất. Đồng thời qua đó là sự xót xa, thấu hiểu được những tổn thương và đau đớn mà Trái Đất đang ngày ngày phải gánh chịu. Nhà thơ yêu thương và dỗ dành Trái Đất bằng những hành động “rửa sạch máu cho người” và “hát dịu dàng” cho người nghe.
– Tóm tắt nội dung tác phẩm Trái đất – mẫu 2:
Qua cách hình dung và thái độ cư xử đối với Trái Đất của mọi người coi Trái đất như quả dưa, quả bóng, ta thấy sự bạo ngược, ngu dốt của những kẻ này khiến cho Trái Đất bị tổn thương. Trong khi đó nhân vật trữ tình thì thấu hiểu, nhìn thấy nỗi đau phải gánh chịu hàng ngày của Trái Đất – cách cư xử nhân văn, hiểu biết.
– Tóm tắt nội dung tác phẩm Trái đất – mẫu 3:
Bằng thể thơ tự do và các biện pháp nghệ thuật như điệp từ, liệt kê, ẩn dụ… Tác giả thể hiện thái độ lên án với những kẻ đang ngày ngày làm hại đến Trái Đất đồng. Đồng thời thể hiện sự thương xót, qua đó thấu hiểu và vỗ về những đau đớn đó của Trái Đất.
– Tóm tắt nội dung tác phẩm Trái đất – mẫu 4:
Bài thơ Trái đất của Ra-xun Gam-da-tốp nói về thái độ của những người coi Trái đất là quả dưa, quả bóng mà ngày ngày trà đạp nên nó. Đồng thời thể hiện sự xót xa, lên án những kẻ đó, nhân vật trữ tình thấu hiểu được những tổn thương, đau đớn mà những kẻ đó gây ra cho Trái Đất, yêu thương và dỗ dành bằng cách “rửa sạch máu cho người” và “hát dịu dàng” cho người nghe.
3. Nội dung bài thơ:
Trái đất! Có bọn xem người là quả dưa
Họ bổ, cắn người thành muôn mảnh nhỏ
Lũ khác nhìn người như quả bóng trên sân
Để giành giật, họ lao vào, đá đá
Trái đất với tôi – chẳng là dưa, là bóng
Với tôi, người – khuôn mặt thân thương
Nước mắt người tôi lau – xin đường khóc nữa
Rửa sạch máu cho người đây, tôi hát, dịu dàng.
4. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm Trái đất của Ra-xun Gam-da-tốp:
4.1. Tác giả:
– Ra-xun Gam-da-tốp (Rasul Gamzatov) sinh năm 1923, mất năm 2003. Ông là người dân tộc Avar, nước Cộng hòa Đa-ghe-xtan, thuộc Liên Bang Nga.
– Ông đã được trao tặng các danh hiệu “Nhà thơ nhân dân Daghestan”, “Anh hùng lao động Liên Xô”, “Nhà thơ lớn của thế kỷ XX”, giải thưởng “Hoa sen” của Hội nhà văn Á-Phi và được nhận giải thưởng Stalin vào năm 29 tuổi.
– Thơ ông tràn đầy tình yêu với quê hương, con người, sự sống và hướng tới việc xây đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc.
– Các tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến của ông như: Năm tôi sinh, trái tim tôi trên núi, Những ngôi sao xa,…
4.2. Tác phẩm:
– Thể loại: Thơ tự do.
– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết năm 1967 bằng tiếng của dân tộc Avar. Bản dịch ra tiếng Việt do Minh Tâm được thực hiện dựa trên bản dịch tiếng Nga của Na-um Grep-nhi-ốp.
– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
– Giá trị nội dung: Tác giả thể hiện thái độ lên án của tác giả đối với những kẻ có hành vi làm hại Trái Đất đồng thời xót xa, vỗ về những đau đớn của Trái Đất.
– Giá trị nghệ thuật: Bài thơ sử dụng thể thơ tự do và các biện pháp nghệ thuật như điệp từ, liệt kê, ẩn dụ…
5. Đọc hiểu văn bản:
Câu 1 (SGK trang 88)). Bốn câu đầu bài thơ tập trung nói về điều gì?
Bốn câu đầu của bài thơ nói về thái độ của mọi người đối với Trái Đất và thái độ của nhà thơ đối với những kể đang hủy hoại trái đất. Nhà thơ ví Trái Đất như quả dưa, quả bóng bị những kẻ hủy hoại Trái Đất đó giành giật, tranh giành, đấu đá lẫn nhau để đạt được mục đích của mình.
Câu 2 (SGK trang 88). Bốn câu sau cho thấy thái độ của nhà thơ đối với Trái Đất như thế nào?
Bốn câu sau của bài thơ cho thấy thái độ của nhà thơ đối với Trái Đất, không giống như những người muốn hủy hoại kia, với tác giả đó là sự xót xa, nhà thơ hiểu được những tổn thương, đau đớn mà Trái Đất đang ngày ngày phải gánh chịu. Nhà thơ yêu thương và dỗ dành Trái Đất bằng những hành động “rửa sạch máu cho người” và “hát dịu dàng” cho người nghe.
Câu 3 (SGK trang 88). Nhắc đến nước mắt và máu nhà thơ muốn nói lên tình trạng gì của Trái Đất?
Khi nhắc đến nước mắt và máu nhà thơ muốn nói lên tình trạng bị xâm hại của Trái Đất đang ở trong mức báo động, Trái Đất như đang kêu cứu con người hãy dừng ngay những hành động phá hoại môi trường sống, phá hoại tài nguyên thiên nhiên. Sự tàn phá của con người đối với Trái đất được thể hiện qua máu và những dòng nước mắt của Trái đất. Trái Đất đang phải gánh chịu trong mình những tổn thương sâu sắc, bài thơ bên cạnh thể hiện thái độ của tác giả cũng là lời cảnh báo cho những kẻ đang có những hành động hủy hoại môi trường sống của mình trước khi quá muộn.
Câu 4 (SGK trang 88). Chỉ ra sự khác nhau giữa các cách hình dung về Trái Đất và thái độ cư xử với Trái Đất được thể hiện trong bài thơ?
– Cách hình dung về Trái Đất của những người xấu: Trái đất được hình dung ở đầu bài thơ như quả bóng, quả dưa. Trái Đất bị con người thi nhau bổ, cắn, cắt xẻ thành nhiều phần, đấu đá, tranh giành nhau những mảnh đất màu mỡ, tươi tốt. Thái độ của của nhà thơ ở những dòng thơ này thể hiện sự mỉa mai và căm ghét (tác giả gọi những người này là lũ, bọn) trước những hành vi vô đạo đức đó.
– Cách hình dung về trái đất của nhà thơ: Nhà thơ hình dung về Trái Đất với khuôn mặt thân thương. An ủi, vỗ về và xoa dịu những nỗi đau, sự tổn thương của Trái Đất.
Câu 5 (SGK trang 88). Hãy tìm ra đặc điểm chung về mặt nội dung giữa bài thơ của Ra-xum Gam-da-tốp với hai văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống và Các loài chung sống với nhau như thế nào?.
Cả 3 tác phẩm của Ra-xum Gam-da-tốp với hai văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống và Các loài chung sống với nhau đều thể hiện tình yêu đối với Trái Đất – hành tinh xanh nơi sinh sống của chúng ta và muôn loài. Ở Trái Đất, con người là loài có tư duy phát triển nhất có thể xây dựng trái đất nhất nhưng cũng chính con người đang ngày một phá hủy môi trường sống của mình. Các tác phẩm đều đặt ra vấn đề nhức nhối, cấp bách đó là: Trái Đất liệu không biết chịu đựng được đến bao giờ. Từ đó, dấy lên sự cảnh báo về trách nhiệm bảo vệ Trái Đất của mỗi con người chúng ta.
Câu 6 (SGK trang 88). Theo em để cùng “lau nước mắt”, “rửa sạch máu” cho Trái Đất, mỗi người chúng ta cần phải làm gì?
Để cùng “lau nước mắt”, “rửa sạch máu” cho Trái Đất, mỗi người chúng ta cần phải:
– Trồng và bảo vệ cây xanh.
– Hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
– Rút các loại phích cắm điện khỏi ổ cắm, tránh lãng phí điện năng.
– Sử dụng sản phẩm tái chế, giảm sử dụng túi ni lông.
– Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện cho gia đình.
Câu 7 (SGK trang 88). Cùng đưa ra một thông điệp giống nhiều văn bản khác, nhưng bài thơ Trái Đất vẫn có sự độc đáo, hấp dẫn riêng. Theo em, những gì đã tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn riêng đó?
Những điểm tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn riêng của bài thơ đó là:
– Thể loại thơ tự do dễ dàng bộc bạch thái độ, cảm xúc của mình.
– Hình ảnh so sánh, miêu tả sinh động Trái Đất với quả dưa, quả bóng, khuôn mặt thân thương.
– Cách hình dung về Trái Đất và cách thể hiện tình cảm đối với Trái Đất được bày tỏ qua hai thái độ khác nhau.
– Hình ảnh thơ có sức gợi tả, lay động mạnh mẽ “lau nước mắt”, “rửa sạch máu”.