Trong cuộc sống của chúng ta, có thể nói lợn là một con vật rất gần gũi và gắn liền cuộc sống của chúng ta. Từ những đứa trẻ chưa biết chữ đã nhận biết được con lợn. Nó không chỉ là một con vật nuôi cung cấp nguồn thực phẩm lớn cho con người mà nó còn có nhiều vai trò khác nữa.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý thuyết minh về con lợn (con heo):
a. Mở bài:
– Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Con lợn (theo cách gọi miền Bắc) hoặc con heo (theo cách gọi miền Nam): Con lợn là loài vật nuôi quen thuộc mà hầu như ai cũng biết, nó có vai trò quan trọng trong phát triển đời sống của người dân và là loại thức ăn được tiêu thụ nhiều nhất ở nước ta,….
b. Thân bài thuyết minh về con lợn:
– Nguồn gốc của loài lợn:
+ Loài lợn có nguồn gốc từ lục địa Á – Âu.
+ Lợn nuôi ở nhà ngày nay xuất phát từ lợn rừng được thuần hóa.
– Hình dáng đặc trưng:
+ Có 4 chân, các chân thấp và có móng guốc
+ Toàn thân phủ một lớp lông cứng, thưa, ngắn bên ngoài
+ Có mõm và mũi to.
+ Hai tai to và vểnh lên trên.
– Đặc điểm, tập tính vốn có:
+ Là động vật ăn tạp
+ Có khứu giác phát triển
+ Thích sống nơi râm mát, ẩm ướt
+ Có thể sinh nhiều con một lứa, có thể sinh nhiều lứa.
– Vai trò của lợn trong cuộc sống:
+ Một số giống lợn được người ưa thích nuôi làm thú cưng.
+ Đa phần lợn được nuôi để cung cấp thịt, da làm thực phẩm.
+ Dùng để trao đổi, mua bán tăng nguồn thu nhập cho người chăn nuôi.
+ Lợn còn là nguồn cảm hứng cho sáng tác nghệ thuật xưa và nay (xuất hiện trong hài kịch, thơ ca, mỹ thuật, văn học,…).
c. Kết bài:
Khẳng định lại vai trò của lợn đối với cuộc sống con người và cảm nhận của em đối với con vật vô cùng quen thuộc và cóích này.
2. Bài văn thuyết minh về con lợn (con heo):
2.1. Bài văn thuyết minh về con lợn (con heo) mẫu 1:
Từ xa xưa, lợn (hay heo) đã là loài vật đã gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam, nó là nét đặc trưng của cuộc sống vùng quê, là con vật hiền lành và được nuôi phổ biến trong những hộ gia đình. Bởi nó đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống và kinh tế của người nông dân.
Trong ngành chăn nuôi gia súc, lợn là loài động vật đem đến lợi nhuận kinh tế cao cho người chăn nuôi. Ở Việt Nam hiện nay có nhiều giống lợn được người dân và các trang trại nuôi như: lợn ỉn, lợn xề, lợn máng, lợn cắp nách,… Trong đó lợn ỉn là loại được chăn nuôi nhiều nhất. Loại lợn ỉn có thân màu đen, hoặc đen có khoang trắng, lông thưa, mõm ngắn hơn loại lợn khác, bụng sệ hơn khiến lưng của chúng cũng võng xuống theo nhiều hơn, bốn chân của chúng nhỏ và thấp, chính vì vậy mà chúng di chuyển chậm chạp và nặng nhọc. Lợn ỉn sau bảy đến tám tháng nuôi có thể đạt cân nặng là 60-70 cân. Khi lợn đạt đến cân nặng tiêu chuẩn có thể bán đi tiêu thụ hoắc tiếp tục nuôi chúng lớn hơn để sinh sản ra các lứa lợn sau. Mỗi lứa sinh, lợn có thể đẻ tới hàng chục con và chúng được nuôi bằng sữa của lợn mẹ.
Lợn là loài vật ăn tạp nên rất dễ nuôi, những người nông dân khi nuôi lợn thường cho chúng ăn đa phần là bèo cái, khoai nứa hoặc cám và các loại rau như rau lang, rau muống, thân cây chuối. Đặc tính của chúng cũng khá dễ nuôi, thường chỉ có hai việc là ăn và ngủ. Chúng ăn rất nhiều, ăn xong nằm ngủ, không có những đặc điểm thích chạy nhảy, leo trèo giống như các loài vật khác. Thịt lợn ỉn rất ngon, thịt nạc mềm và da chúng mỏng nên được nhiều người ưa chuộng, dần dần thịt lợn trở thành thực phẩm phổ biến trên thị trường và dường như là thực phẩm chính trong mỗi gia đình Việt Nam nói riêng và thị trường nước ngoài nói chung.
Loại lợn ỉn và các giống lợn khác thường được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, ở các tỉnh thành vùng núi phía Bắc cũng được nuôi phổ biến các giống lợn khác như : lợn rừng, lợn cắp nách, lợn móng cái. Lợn ở trên các vùng núi thường được nuôi thả rông, có thân nhỏ hơn lợn ỉn, mõm dài, lông cứng và chỉ nặng từ bảy đến hơn chục cân. Khi đủ độ lớn, chúng được người dân mang ra các phiên chợ địa phương để mua bán và trao đổi.
Hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam càng mở rộng và hội nhập, với sự kết hợp của các nhà nghiên cứu và người dân, ngành chăn nuôi gia súc ngày càng phát triển với nhiều giống lợn được nhập khẩu và nuôi theo phương pháp mới, quy mô trang trại lơn hơn và tăng thêm lợi ích kinh tế cho người dân. Ví dụ như giống lợn Y-óoc-sai của nước Anh có thân trắng hồng, lông mượt, đầu nhỏ, hai tai dựng, thân dài và bụng thon gọn hơn giống lợn Việt Nam, bốn chân cũng cao hơn. Loài lợn này có cơ thể khá săn chắc do quy cách chăn nuôi được nâng cao và đổi mới nên trọng lượng của một con lợn Y-oóc-sai trưởng thành có thể lên tới 100 cân.
Như vậy, Lợn là con vật quen thuộc và mang lại nhiều lợi ích cho con người, từ thịt lợn ấy, người ta chế biến được nhiều món ăn dinh dưỡng như: Thịt rang, thịt lợn luộc, thịt ba chỉ, thịt nạc vai băm để nấu canh, kho hay rán cùng với trứng,.. xuất hiện không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình cho đến những ngày giỗ, ngày Tết,.. Bên cạnh đó hình ảnh con lợn còn xuất hiện trong những bức tranh Đông Hồ của các nghệ sĩ vẽ tranh, trong thơ ca, hài kịch, chúng mang một vẻ đẹp giản dị trong đời sống nhân dân Việt Nam. Ngày này, lợn còn trở thành một trong những vật nuôi đem lại lợi ích cao trong ngành chăn nuôi, giúp ổn định cuộc sống nhân dân và tăng trưởng nền kinh tế nước nhà.
2.2. Bài văn thuyết minh về con lợn (con heo) mẫu 2:
Ngày này, nhu cầu cuộc sống phát triển, nếu như những chú mèo nhỏ xinh xắn hay những chú chó nghe lời là con vật cưng của nhiều người, thì số ít hơn người ta nuôi những chú lợn hiền lành, đáng yêu luôn đem lại cho ta những giây phút thư giãn và yêu đời.
Lợn đã trở thành một con vật nuôi quen thuộc với chúng ta mà chắc hẳn ai cũng biết. Thông thường nó được nuôi ở tất cả các địa phương và thịt lợn cũng là lương thực quan trọng không thể thiếu ở mỗi gia đình VIệt Nam. Lợn nhà có nguồn gốc từ lợn rừng, do sự phát triển của con người từ săn bắn và hái lượm, sau đó thấy và bắt được lợn rừng đem về nuôi. Voncopvialov cho rằng lợn nhà được tạo ra từ các giống lợn rừng ở châu Âu và châu Á.
Lợn thuộc loài động vật có móng guốc. Kích cỡ và hình dạng của lợn tùy thuộc vào từng giống. Lợn trưởng thành cơ thể nặng tới 350kg với giống lợn to. Các giống lợn có một số đặc điểm chung như tai khá dài và hơi rủ xuống với một núm lông nắm gần đầu mút, mũi to bằng bàn tay nắm lại và dài ra, hay hích hích linh động, cả bốn chân của lợn đều có móng nhưng nó chỉ thể hiện chức năng trong vận động ở các ngón giữa.
Lợn có rất nhiều vai trò cho đời sống của con người. Lợn được nuôi chủ yếu để để lấy thịt bởi chất lượng thịt thơm ngon, mềm, tỉ lệ mỡ cao trong thân thịt. Trong đó, mỡ là một nguồn dự trữ năng lượng lớn, giúp cho thịt của chúng có mùi và vị ngon hơn. Hầu hết phần thân của một con lợn đều sử dụng để chế biến hoặc làm thức ăn. Da của chúng khá mỏng nên cũng có thể làm thức ăn hoặc cung cấp cho ngành thuộc da, lông có thể được dùng để làm bàn chải, bút vẽ….
Từ xưa đến nay, lợn đã được xem là một loài vật nuôi có tầm quan trọng không chỉ vì giá trị thức ăn mà nó đem lại mà nó còn mang các giá trị văn hoá độc đáo được đưa vào trong các bài hát, thơ ca, tranh ảnh hội hoạ, sách, chuyện ngụ ngôn như tranh Đông Hồ, bài hát Ba chú lợn con …
Như vậy, lợn đem lại nguồn lợi không hề nhỏ cho người dân về giá trị dinh dưỡng, kinh tế và mang những giá trị tinh thần to lớn. Ngày nay, người ta còn nuôi nhưng chú lợn nhỏ, trắng làm thú cưng bởi tính cách hiền lành và dễ nuôi của chúng. Vì vậy, ta cần chăm sóc và yêu quý loài vật này.
2.3. Bài văn thuyết minh về con lợn (con heo) mẫu 3:
Trong cuộc sống của chúng ta, có thể nói lợn là một con vật rất gần gũi và gắn liền cuộc sống của chúng ta. Từ những đứa trẻ chưa biết chữ đã nhận biết được con lợn. Nó không chỉ là một con vật nuôi cung cấp nguồn thực phẩm lớn cho con người mà nó còn có nhiều vai trò khác nữa.
Trước hết là về đặc điểm ngoại hình, lợn thường có da màu khoang trắng – đen hoặc màu trắng. Bụng của chúng rất là to và thường sệ xuống cái đuôi thì soắn vào, bốn cái chân ngắn và có móng to. Lông của lợn thường rất thưa và dài, có màu trắng. Cái miệng hay còn gọi là mõm dài ra hẳn đầu, khi ăn thức ăn thường sục mõm cho nước rơi vào cả mũi nhưng vẫn ăn được.
Là một động vật ăn tạp nên thức ăn chủ yêu của lợn mà những người nuôi lợn cho nó ăn là cái loại rau xanh và cám, gạo, cám ngô … trong một cái máng dài. Khi nuôi lợn đến đủ trường thành, người ta sẽ bán chúng lấy thịt hoặc trao đổi hàng hóa, nếu không có thể nuôi chúng tiếp để sinh sản ra các lứa lợn tiếp theo. Mỗi một lứa lợn sẽ đẻ ra khoảng mười con lợn và cuộc đời một con lượn có thể đẻ nhiều lứa.
Lợn là loại động vật có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Ngày nay, thịt lợn là một trong những loại thực phẩm được người dân tiêu thụ nhiều nhất. Chính bởi thịt lợn mềm, dễ ăn, dễ nuôi nên giá cả phải chăng. Nhờ vậy mà ngành chăn nuôi gia súc nước ta cũng phát triển. .
Ngoài ra, là một động vật gắn liền với cuộc sống của con người Việt Nam từ xưa đến nay nên lợn cũng trở thành mọt nét văn hóa, nghệ thuật được đưa vào nhiều bài hát, bài thơ, tranh vẽ, hìa kịch … chẳng hạn như hình ảnh của những bức tranh Đông Hồ với đàn lợn dưới hình một cây khoai nước.
Như vậy có thể thấy được những vai trò vô cùng quan trọng của loài lợn trong cuộc sống của con người chúng ta từ vật chất cho đến tinh thần, khiến cho lợn trở thành một con vật có ích. Vì vậy, hãy trân trọng loài vật này.
2.4. Bài văn thuyết minh về con lợn (con heo) mẫu 4:
Trong cuộc sống, mỗi một con vật đều có vai trò riêng và mang những ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống của con người. Nếu như con gà như chiếc đồng hồ báo thức mỗi sớm mai, con chó giữ nhà mạnh mẽ, con mèo giúp mọi người bắt những con chuột phá phách, thì con lợn lại đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống và kinh tế của người dân.
Lợn nhà vốn có nguồn gốc và được thuần hóa từ lợn rừng. Cho đến ngày này, lợn ngày càng phổ biến và trở thành con vật nuôi quen thuộc trong mỗi gia đình làng quê Việt Nam. Ở Việt Nam hiện nay có nhiều giống lợn phổ biến khác nhau như lợn ỉn, lợn xề, lợn máng, lợn cắp nách,… Trong số đó lợn ỉn là loại được nuôi phổ biến nhất và nhiều nhất ở đồng bằng Bắc Bộ. Loại lợn này có thân màu đen, chân ngắn, bụng sệ làm cho lưng nó lúc nào cũng võng xuống trông rất nặng nề và khiến nó khó di chuyển. Lợn ỉn trưởng thành sau bảy, tám tháng nuôi sẽ nặng khoảng sáu, bảy mươi ki lô gam. Một con lợn có thể đẻ tới hàng chục con mỗi lứa.
Lợn là một động vật ăn tạp nên rất dễ nuôi, chúng thường được những người nuôi lợn cho ăn bèo cái, cám lỏng hay khoai thái nhỏ nấu với cám, các loại rau ăn sống là rau lang, rau mưống hoặc thân cây chuối băm nhỏ. Người ta thường ví “lười như lợn”, bởi lợn được nuôi thường chỉ có ăn xong rồi nằm ườn ra chả làm việc gì cả, chúng cũng không có những đặc điểm năng động giống như những loài động vật khác.
Lợn có vai trò rất to lớn trong cuộc sống của con người. Lợn được nuôi chủ yếu để để lấy thịt bởi chất lượng thịt thơm ngon, mềm, tỉ lệ mỡ cao trong thân thịt. Trong đó, mỡ là một nguồn dự trữ năng lượng lớn, giúp cho thịt của chúng có mùi và vị ngon hơn. Hầu hết phần thân của một con lợn đều sử dụng để chế biến hoặc làm thức ăn. Da của chúng khá mỏng nên cũng có thể làm thức ăn hoặc cung cấp cho ngành thuộc da, lông có thể được dùng để làm bàn chải, bút vẽ…. Các sản phẩm khác từ thịt lợn phổ biến ở các cửa hàng, siêu thị hiện nay như xúc xích, lạp xưởng, jambon…
Ngoài ra, là một động vật gắn liền với cuộc sống của con người Việt Nam từ xưa đến nay nên lợn cũng trở thành mọt nét văn hóa, nghệ thuật được đưa vào nhiều bài hát, bài thơ, tranh vẽ, hìa kịch … chẳng hạn như hình ảnh của những bức tranh Đông Hồ với đàn lợn dưới hình một cây khoai nước.
Tuy nhiên, do số lượng được nuôi rất đông và ở nhiều nơi cũng kèm theo nhiều dịch bệnh từ lợn nên mọi người cần có cách chăm sóc và đề phòng ngừa đúng cách, tránh để vật nuôi mắc bệnh, lây lan sang động vật khác và sang người. Hãy dọn dẹp chuồng trại vệ sinh sạch sẽ, khô ráo thoáng mát, cho ăn đúng cách.
Như vậy có thể thấy được những vai trò vô cùng quan trọng của loài lợn trong cuộc sống của con người chúng ta từ vật chất cho đến tinh thần, khiến cho lợn trở thành một con vật có ích. Vì vậy, hãy trân trọng loài vật này.