Bài thơ vần qua thi Hương quả Trần tế Xương là một bài thơ nói về sự biến chất vào hỗn độn của một kỳ thi Hương. Đồng thời thể hiện được sự phê phán, châm biến trước sự lộn xộn, biến chất và sự đau xót trước cảnh nước mẩt nhà tan. Cùng Dương Gia tìm hiểu và phân tích bài thơ Vịnh khoa thi hương của Trần Tế Xương
Mục lục bài viết
1. Hoàn cảnh sáng tác Vịnh khoa thi Hương:
Sau khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, chúng đã mang văn hóa phương Tây xâm nhập vào nước ta. Điều này khiến cho nền Hán học của Việt Nam đi đến thời kỳ suy tàn, các nho sĩ thi nhau đem vứt bút lông, chuyển sang dùng bút sắt. Điều này khiến các kì thi truyền thống không còn đủ sự nghiêm túc, khắt khe mà trở nên bát nháo và cực kỳ hỗn độn.
Vào khoa thi năm 1897, sau khi kì thi Hương ba năm diễn ra một lần đã bị Pháp bãi bỏ. Chúng tổ chức thi chung cho các thí sinh ở trường Nam Định thi cùng thí sinh trường Hà Nội. Bài thơ Vịnh khoa thi Hương của
2. Nội dung tác phẩm Vịnh khoa thi Hương:
Bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương đã lên tiếng phản ánh hiện thực nhốn nháo và hỗn độn của khoa thi năm 1897. Qua đó còn thể hiện được thái độ mỉa mai, châm biếm những thói lố lăng, hợm hĩnh của bộ máy chính quyền của Pháp lúc bấy giờ, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương – Đu – me ở trường thi là tên đứng đầu. Qua đó, Trần Tế Xương cũng đã bày tỏ thái độ đau đớn và chua xót trước cảnh của những kì thi đang ngày dần suy tàn. Đồng thời, tác giả còn thể hiện được sự căm phẫn và lo lắng trước cảnh nước mất nhà tan.
3. Dàn ý phân tích bài thơ Vịnh khoa thi Hương:
a. Mở bài
Giới thiệu khái quát về nhà thơ Trần Tế Xương, ông là một nhà thơ tài hoa, ông có nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng mang tính trào phúng và châm biếm đặc sắc.
Giới thiệu khái quát về bài thơ, hoàn cảnh sáng tác và nội dung chính.
b.Thân bài
– Hai câu đề
Hai câu đề nói về sự kiện: Theo truyền thống Việt Nam thì khoa thi Hương diễn ra ba năm một lần. Sự kiện tưởng như không có gì thú vị và đặc biệt, có thể thấy nó giống như một thông báo, một thông tin rất đỗi bình thường.
Tác giả sử dụng từ “lẫn” đã thành công trong việc thể hiện sự ô hợp, nhốn nháo và hỗn độn của kỳ thi. Đây cũng chính là điều bất thường mà Trần Tế Xương muốn nói đến.
Hai câu đề được viết theo kiểu câu tự sự, nó kể lại một kì thi với tất cả những sự hỗn độn, nhốn nháo và thiếu nghiêm túc trong buổi giao thời, khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược.
– Hai câu thực
Hình ảnh các sĩ tử được khắc họa cực kỳ chân thật: lôi thôi, vai đeo lọ. Nhìn chung thì các sĩ tử đi thi đều có dáng vẻ luộm thuộm và nhếch nhác.
Hình ảnh quan trường được Tú Xương diễn tả: Miệng thét loa, ậm ọe. Những tên quan trường ra oai, hống hách, nạt nộ nhưng đó là cái oai giả tạo.
Ở hè cầu thực Trần tế Xương đã sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình như ậm ọe, lôi thôi. Sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, đối câu nhằm diễn tả sự nhốn nháo, lộn xộn, ô hợp của trường thi. Mặc dù đây là một kỳ thi Hương quan trọng của nhà nước nhưng các sĩ tử và quan trường lại không nghiêm túc. Cảnh trường thi qua cái nhìn của Trần Tế Xương là sự suy vong trầm trọng của một nền học vấn, phản ánh sự lỗi thời của đạo Nho nước ta thời bấy giờ
– Hai câu luận
Miêu tả hình ảnh quan sứ, viên quan người Pháp được đón tiếp linh đình, trọng thể, còn mụ đầm, vợ quan sứ thì ăn mặc diêm dúa và điệu đà. Điều này phản ánh sự phô trương, hình thức màu mè, không đúng nghi lễ của một kỳ thi quan trọng. Đồng thời, Trần Tế Xương sử dụng nghệ thuật đối để bày tỏ sự mỉa mai, châm bía và hạ nhục bọn thực dân, quan lại. Tất cả đều như báo hiệu về một sự sa sút về chất lượng của các cuộc thi cử và bản chất của xã hội phong kiến.
– Hai câu kết
Tâm trạng và thái độ của Trần Tế Xương đối với cảnh tượng trường thi. Trần Tế Xương ngao ngán, đau xót trước sự sa sút của đất nước ta thời bấy giờ. Tác giả bày tỏ thái độ mỉa mai, phẫn nộ đối với chế độ thi cử đương thời. Hai câu kết trong tác phẩm như một lời nhắn nhủ đối với các sĩ tử, để họ biết về nỗi nhục khi mất nước.
c. Kết bài
Cảm nhận và đánh giá chung về tác phẩm
4. Nghệ thuật của bài thơ:
Bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương sử dụng ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Trần tế Xương đã rách thành công trong việc sử dụng các biện pháp tu từ như đảo ngữ để ám chỉ được sự lộn xộn và hỗn độn của một kỳ thi Hương trong thời kỳ thực dân phong kiến. Từng tiếng thơ như là tiếng lòng của ông bài tỏ được nỗi niềm của một người yêu nước trước sự biến chất của một xã hội, của một kỳ thi quan trọng.
5. Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi hương của Trần Tế Xương hay nhất:
Trần Tế Xương được biết đến là tác giả của hơn 100 tác phẩm văn chương nổi tiếng, điển hình như Thương vợ, Văn tế sống vợ, Ông cò, Vịnh khoa thi Hương, Giễu người thi đỗ…Trước cảnh đất nước rơi vào tay giặc, những tác phẩm của Trần Tế Xương như một bức tranh diễn tả sự đau xót của một con người khi mất nước. Đồng thời, từng câu chữ và lời thơ của ông như đang tố cáo tội ác, sự hung tàn của bọn thực dân. Một trong số những tác phẩm lên tiếng tố cáo, phản ánh tội ác, sự sa đọa của bọn xâm lược phải kể đến Vịnh khoa thi hương.
Mở đầu bài thơ, hai câu đề diễn tả truyền thống thi cử của đất nước Việt Nam, cứ ba năm sẽ tổ chức một kỳ thi hương.
“Nhà nước ba năm mở một khoa
Trường Nam thi lẫn với trường Hà”
Có thể thấy, kỳ thi hương này được tổ chức một cách bình thường, theo thường lệ thì cứ ba năm sẽ tổ chức một lần. Điều đáng nói trong kỳ thi này đó chính là các thí sinh dự thi ở Hà Nội lại bị dồn về Nam Định. Trần Tế Xương đã rất khéo léo trong việc dùng từ “lẫn” để nói lên tình trạng hỗn loạn, tạp nham của khoa thi hương năm ấy. Hai câu đề được viết theo phong cách tự sự, nhằm kể lại sự lộn xộn của kỳ thi hương dưới sự cai quản của thực dân phong kiến.
Sang hai câu thực, tác giả lại một lần nhấn mạnh tình trạng hỗn độn, tạp nham của kỳ thi năm ấy.
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”
Tác giả đặt từ “lôi thôi” lên đầu câu nhằm phản ánh và nhấn mạnh vẻ lếch thếch, lôi thôi, không một chút gọn gàng của các vị sĩ tử khi tham gia kì thi hương. Thông thường, những sĩ tử khi tham gia kỳ thi hương đều là những người ham học, ham đọc sách, toát lên mình một vẻ thư sinh lịch sự, luôn chỉnh chu và gọn gàng. Vậy mà kỳ thi hương này, hầu như các sĩ tử đều đi thi với vẻ lôi thôi, xốc xếch, ăn mặc bần tiện, không gọn gàng “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ”. Có thể thấy, hầu như những người sĩ tử đều mất đi cái vẻ thanh lịch và tao nhã vốn có của một thư sinh ham đọc sách.
Không chỉ thí sinh mất đi vẻ thanh tao, tri thức mà những vị giám khảo cũng mất đi vẻ nghiêm nghị, đáng kính và nghiêm túc như trước nữa. “Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”, quan trường, những vị giám khảo mang dáng vẻ như ngoài chợ, uy phong một cách giả tạo, ậm oẹ chẳng thành một câu nói hoàn chỉnh. Một kỳ thi hương diễn ra với hình ảnh các sĩ tử lôi thôi, xiêu vẹo, còn quan thì đều là những kẻ vênh váo, dựa hơi, không có tài năng cũng chẳng có thực quyền. Còn điều gì đáng buồn cho một kỳ thi lớn của đất nước.
Tiếp theo, hai câu luận của bài thơ như ấn ý chê bai, phê phán bọn quan lại, thực dân diêm dúa và phô trương.
“Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra”
Theo như lịch sử có ghi lại thì kỳ thi Hương Nam Đinh Dậu 1897 thì có vợ chồng toàn quyền phó và vợ chồng tôn công sứ Nam Định đến tham dự. Chúng ta biết rằng ở trường thi luôn tồn tại không khí căng thẳng nhưng quan sứ và vợ vẫn được đón tiếp một cách long trọng, hoành tráng, Đôi vợ chồng được các quan trường đón tiếp một cách niềm nở, mưa không đến mà, nắng không đến đầu.Còn gì trớ trêu thay khi kẻ xâm lược nước ta lại được đón tiếp một cách trịnh trọng nhất, được đặt lên một vị trí cao nhất. Điều này chứng tỏ được một thực trạng đến đau lòng của nước ta thời bấy giờ đó chính là một xã hội mà thực dân lên nắm quyền hành điều khiển và xã hội phong kiến chỉ đóng vai trò là bù nhìn. Không dừng lại ở việc miêu tả cảnh đón tiếp quan sứ mà Tú Xương còn bày tỏ sự mỉa mai và phê phán. Chúng ta thấy rằng Tú Xương đã dùng từ vô cùng đắt giá,Tú Xương gọi quan sứ một cách quan trọng nhưng lại gọi vợ của chúng là mụ đầm. Trong tiếng Việt nước ta thì mụ là một từ dùng để chỉ những đàn bà không ra gì, đó là một cách gọi thô tục và mỉa mai. Có thể nói Tú Xương đã chửi một cách vô cùng sắc bé vừa châm biếm nhưng cũng bày tỏ được nỗi đau xót căm hận của một con người khi phải chứng kiến cảnh đất nước bị giặc đô hộ.
Cuối cùng trước cảnh hỗn loạn và biến chất ấy nhà thơ Tú Xương đã phải thốt lên rằng:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
Hai câu kết của bài thơ Vịnh khoa thi Hương là lời tự vấn của bản thân cũng là lời tự vấn của những người đồng cảnh ngộ. Hỏi rằng có mấy ai cùng nghỉ được đến nỗi nhục của cả nước mắt nhà tan mà cùng nhau đứng lên hành động?
Bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần tế Xương là sự kết hợp thành công của cả hiện thực và trữ tình. Từ việc miêu tả lại một kỳ thi Hương đã bị thoái hóa biến chất có sĩ tử và quan lại trở nên nhốn nháo, hỗn độn nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh đất nước bị tù đày bị đàn áp bởi thực dân phong kiến. Ngoài ra Trần tế Xương đã thành công trong việc bày tỏ nỗi niềm đau xót trước cảnh đất nước bị giặc ngoại xâm.Bài thơ sử dụng ngôn ngữ bình dị dễ hiểu từ ngữ có tính tạo hình đã thành công vẻ nên bức tranh biếm họa về kỳ thi Hương của đất nước khi bị thực dân đày đọa, xâm chiếm.
THAM KHẢO THÊM: