Bài thơ Ta Đi Tới của tác giả Tố Hữu nói về ý chí kiên cường bất khuất và sức mạnh của dân tộc ta trong những cuộc kháng chiến đấu tranh bảo vệ đất nước trước sự xâm lăng của giặc ngoại xâm. Qua bài thơ chúng ta còn thấy được sự tự hào trước những chiến công và niềm tin vào mục tương lai chiến thắng của dân tộc ta.
Mục lục bài viết
1. Bố cục của bài thơ Ta Đi Tới:
Để có thể dễ dàng hơn trong việc phân tích bài thơ Ta Đi Tới của tác giả
– Phần 1 (Từ đầu đến “Ai đến Hà Nội, cùng một thuyền”): Đoạn thơ này là những cảm nhận về vẻ đẹp của đất nước qua hàng nghìn năm lịch sử. Điều này giúp cho độc giả có thể thấy được đất nước ngày hôm nay thật tươi đẹp biết bao.
– Phần 2 (Tiếp “Giọng em ngọt ngào khắp xóm”): Tác giả đã đi ngược dòng cảm xúc ôn lại những kỉ niệm của những ngày chiến đấu dũng cảm và hào hùng cùng các chiến sĩ.
– Phần 3 (Còn lại): Phần cuối là những cảm xúc của tác giả. Đoạn thơ chứa đựng những suy tư và khẳng định tinh thần Hòa Bình bất diệt của dân tộc Việt Nam khi đối mặt với kẻ thù hung bạo.
2. Nội dung bài thơ Ta đi tới:
Bài thơ Ta Đi Tới của nhà thơ Tố Hữu nói về ý chí kiên cường bất khuất cũng như sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Qua bài thơ chúng ta có thể thấy được niềm tự hào về những chiến thắng oanh liệt và niềm tự tin vào mục tương lai sáng ngời của dân tộc.
3. Ý nghĩa của bài thơ Ta Đi Tới:
Có thể nói bài thơ Ta Đi Tới của tác giả Tố Hữu là một trong những khúc ca hùng hồn hát về ý chí kiên cường sự, bất khuất và sức mạnh hùng hồn của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi đất nước. Ngoài ra bài thơ Ta Đi Tới của Tố Hữu còn thể hiện được niềm tự hào và sự hãnh diện về những chiến thắng anh dũng của dân ta khi chống giặc. Ngoài ra, bài thơ Ta đi tới là một khúc ca về niềm tin chiến thắng trong một tương lai gần của dân tộc Việt Nam
4. Nghệ thuật của tác phẩm:
Bài thơ Ta đi tới được Tố Hữu viết theo thể thơ tự do.
Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như hoán dụ nhân hóa. Tố Hữu sử dụng nhiều biện pháp tu từ để nhằm khẳng định sức mạnh cũng như ý chí kiên cường tinh thần bất khuất của dân tộc ta trong những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Bài thơ Ta Đi Tới của Tố Hữu còn sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc. Nghệ thuật đề cấu trúc đã nhấn mạnh được những khó khăn cũng như những vất vả mà người lớn cụ Hồ phải trải qua khi đi hành quân. Đồng thời ca ngợi những người anh hùng đã không ngại gian khổ, vất vả, hy sinh thân mình để tham gia vào cuộc kháng chiến trường kỳ của Việt Nam.
5. Phân tích bài thơ Ta đi tới của tác giả Tố Hữu hay nhất:
Từ xưa đến nay tinh thần yêu nước và ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm luôn là đề tài văn chương nóng hổi được các ngòi bút tài năng hướng đến. Và Tố Hữu một trong những cây bút tài năng trong thời kỳ cách mạng đã sáng tác bài thơ Ta đi tới như một thước phim tài liệu ghi lại hành trình chống giặc và con đường đi phía trước của đồng bào Việt Nam. Nhát đến nhà thơ Tố Hữu người ta không thể không nhắc đến nhà thơ của cách mạng Việt Nam. Và bài thơ Ta đi tới được sáng tác vào tháng 8 năm 1954 nhàm con người chiến thắng lừng lẫy của dân tộc cũng như những suy nghĩ và trăn trở về tương lai của đất nước sau này.
Đất nước Việt Nam trong con mắt và trong trái tim của mỗi con người đều hiện hữu dưới nhiều hình dạng khác nhau và được cảm nhận bởi nhiều mạch cảm xúc khác nhau. Nhưng chung quy lại ở trong những trái tim đó đều hiện hữu một lòng yêu nước sâu đậm và da diết. Và Tố Hữu cũng không ngoại lệ, bằng trái tim yêu nước da diết và con mắt biết cảm của mình, tác giả đã lật qua hàng ngàn trang lịch sử vàng của Việt Nam để ta có thể thấy được đất nước của chúng ta ngày hôm nay đẹp đẽ như thế nào.
Ta đi giữa ban ngày
Trên đường cái, ung dung ta bước.
Đường ta rộng thênh thang tám thước
Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên
Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên
Đường cách mạng, dài theo kháng chiến…
Đến hôm nay đường xuôi về biển
Mới tinh khôi màu đất đỏ tươi
Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…
Qua những dòng thơ trên có thể thấy đất nước hiện lên trong con mắt của Tố Hữu với những con đường rộng mở “Ung dung ta bước”. Trong những câu thơ đầy tình yêu nước ấy chính là những con đường cách mạng được gọi tên từ phía bắc nơi đường Bắc Sơn, Đình Cả,Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên nay đã được yên bình xuôi về biển. Đó là những con đường đã từng in hàng dấu chân của những người chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Có thể thấy đất nước yên bình quả thật đã làm cho trái tim của hàng nghìn dân tộc Việt Nam phải rạo rực làm cho nhà thơ phải thốt lên rằng “Đẹp vô cùng, tổ quốc ta ơi !”. Nhớ cái thời đất nước Việt Nam còn trong chiến tranh bom rơi đạn nổ cháy cả đồi cây khiến bao trái tim phải thổn thức và tiếc nuối Thì ngày nay đã được phủ xanh trở thành những rừng cọ, đồi chè xanh tươi bát ngát. Mọi thứ sau khi chiến tranh kết thúc đều có những sự thay đổi đến khác lạ. Dòng Sông Lô trước đây từng đẫm máu quân thù nay đã trở nên bình yên đón nắng mới và hòa vang tiếng hát cùng người dân làng chài. Phải Trang những tiếng hát đó chính là những tiếng lòng của nhà thơ là tiếng hát của sự tự hào ca ngợi và tôn vinh về những anh hùng dân tộc đã không ngại hy sinh thân mình gây dựng lên một đất nước hòa bình độc lập.
Tố Hữu không chỉ ca ngợi đất nước trong thời bình mà còn ngược dòng cảm xúc nhớ lại những kỉ niệm về năm tháng chiến đấu oanh liệt.
Ai qua Phú Thọ
Ai xuôi Trung Hà
Ai về Hưng Hóa
Ai xuống khu Ba
Ai vào khu Bốn
…
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ
Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân.
Ngẩng đầu lên: trong sáng tuyệt trần
Tháng Tám mùa thu xanh thẳm
Mây nhởn nhơ bay
Hôm nay ngày đẹp lắm!
Mây của ta, trời thẳm của ta
Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa!
Qua những lời thơ trên có thể thấy Tố Hữu đã hóa thân trở thành một người hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp đưa ta trở về với hồi ức ngày xưa. Các hãng ai cũng phải bàng hoàng và khiếp sợ bởi những đòn tra tấn và đầy đọa không có tính người của kẻ thù khi nhắc đến những con đường Phú Thọ, Trung Hà, Hưng Hóa, khu Ba, khu Bốn có Bốt Tây.
Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng Tám
Trên đường ta về lại Thủ đô
Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ!
…
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
Dù ai rào giậu ngăn sân
Lòng ta vẫn giữ là dân Cụ Hồ!
Không dừng lại ở đó Tố Hữu đã tiếp tục miêu tả về vẻ đẹp của không gian địa lý đất nước gắn với chiều dài lịch sử Việt Nam. Chúng ta có thể thấy từ miền Bắc xuôi về đến Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang và thành phố Hồ Chí Minh cũng như Đồng Tháp.. rồi đến cả những con sông từng nhóm máu của quân thù như sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng đều đã được vang danh tưởng nhớ. Tố Hữu còn gửi gắm vào đó tình yêu thương tình đoàn kết giữa hai miền Nam Bắc. Những dòng thơ như tiếng làm của tác giả nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam chúng ta dù có đi đâu thì ta vẫn là “con một cha nhà một nóc”. Dù Có Đi đến phương trời nào thì dòng máu con người Việt Nam vẫn chảy ở trong tim, trong từng hơi thở. Không dừng lại ở đó nhà thơ đã tiếp tục đưa dòng cảm xúc của người đọc về với những ngày tháng hình thành đất nước khơi khi mà đất nước đã trở thành một phần máu thì trong mỗi đồng bào.
Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa
Chúng nó chẳng còn mong được nữa
Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng
Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn
Đã bước dưới mặt trời cách mạng.
Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng
Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu
Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu
Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!
Chúng ta không thể phủ nhận được rằng đất nước Việt Nam được hình thành từ khối lửa từ đạn pháo từ cái thời kháng chiến giành nước giữ nước của ông cha ta. Đất nước Việt Nam chúng ta hình thành từ những dấu chân của những người chiến sĩ anh hùng, những người mà chẳng ngại ngần hy sinh bản thân mình để giành lại độc lập cho đất nước. Những con người xuất phát từ than bụi bùn lầy từ những người dân bé nhỏ nhưng lại có sức mạnh đoàn kết to lớn. Trong họ luôn cháy lên một tình yêu đất nước mãnh liệt họ xông pha chiến đấu và không sợ hiểm nguy cứ thế mà bước dưới ánh mặt trời cách mạng. Có thể thấy những lời thơ trên của Tố Hữu không chỉ nói đến sự hình thành của đất nước mà còn ẩn sâu trong đó là sự tôn vinh và ca ngợi tinh thần chiến đấu và yêu nước của toàn bộ dân tộc Việt Nam.
Nếu như những câu thơ trên tưng bừng với hình tượng hào hùng của các anh hùng chiến sĩ thì những câu thơ còn lại của cuối bài là những cảm xúc chứa rừng đầy sự suy tư của nhà thơ.
Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,
Rắn như thép, vững như đồng.
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!
…
Lòng ta không giới tuyến
Lòng ta chung một cụ Hồ
Lòng ta chung một Thủ đô
Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam!
Tố Hữu không chỉ ca ngợi tinh thần yêu nước cũng như sự anh dũng của cảm của từng Chiến Sĩ bộ đội mà còn thể hiện sự lo lắng trăn trở của mình về con đường đi phía trước của Việt Nam. Tố Hữu đã rất thành công trong việc khẳng định tinh thần kiên trung bất khuất của dân tộc Việt Nam khi đối mặt với kẻ thù hung bạo và một tấm làm thủy chung của công dân Việt Nam với đất nước. Tố Hữu đã sử dụng nghệ thuật tu từ so sánh miêu tả lại chặng đường giành lại giang sơn bờ cõi của dân tộc Việt Nam một cách oanh liệt và oai hùng. Ý chí của dân ta “rắn như thép, vững như đồng”, “cao như núi, dài như sông”, “Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!”. Dân tộc ta “đi tới” với khí thế ngút trời, hùng hậu, đoàn kết “Bắc Nam liền một biển” khiến kẻ địch dù có mạnh đến đâu cũng phải kinh hãi, khiếp sợ. Tố Hữu đã thành công trong việc khẳng định tấm lòng trung với nước, hiếu với dân hòa cùng tấm lòng của dân tộc. Dòng máu chảy trong dân tộc Việt Nam là dòng máu yêu nước, quyết không cùng giới tuyến với bất kỳ một kẻ thù nào, trong lòng cùng chung một người cha già vĩ đại, cùng chung một thủ đô kháng chiến và cùng chung một cơ đồ Việt Nam.
Bài thơ Ta Đi Tới của tác giả Tố Hữu đã thành công rất lớn trong việc khơi gợi sự tự hào tôn vinh tinh thần kháng chiến và yêu nước của dân tộc Việt Nam. Với ngôn ngữ bình dị và kết hợp nhiều bút pháp nghệ thuật bài thơ Ta đi tới đã ca ngợi những chiến tích oan hồn của dân tộc Việt Nam. Bài thơ như một thước phim tài liệu về hành trình giữ và bảo vệ nước của dân tộc Việt Nam. Bài thơ đã thành công trong việc tái hiện tinh thần bất khuất kiên trung và can đảm của từng chiến sĩ từng người dân Việt Nam trong năm tháng đấu tranh chống giặc ngoại xâm.