"Con gái của mẹ" là một bài báo mang tính giáo dục đạo đức sâu sắc về lẽ sống biết ơn, biết trân trọng công lao của cha mẹ. Dưới đây là tóm tắt, bố cục và nội dung chính của văn bản "Con gái của mẹ" mà bạn đọc có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Xuất xứ tác phẩm “Con gái của mẹ”:
Tác phẩm được trích trong báo Tuổi trẻ, số ra phát hành vào ngày 24/8/2019 bởi tác giả Thái Bá Dũng – một nhà báo thuộc Báo tuổi trẻ. Tác phẩm được viết với thể loại bản tin. Các phương thức biểu đạt xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm là tự sự, miêu tả xen lẫn với biểu cảm. Bài báo đã ghi lại những cảm xúc chân thực về quãng thời gian khổ cực nhưng vô cùng nỗ lực, phấn đấu của hai mẹ con.
2. Tác phẩm “Con gái của mẹ”:
Bố cục của tác phẩm “Con gái của mẹ”: Tác phẩm được chia làm hai phần
– Phần 1 (Từ đầu đến 12 năm nay): Giới thiệu về hai mẹ con Lam Anh.
– Phần 2 (Đoạn tiếp theo đến thiếu thốn, khô khát): Tâm sự của chị Thu Hà từ khi hai mẹ con vào Đà Nẵng sinh sống đến khi Lam Anh được tuyển thẳng vào đại học, qua đó góp phần tô đậm thêm tình cảm của người mẹ dành cho Lam Anh.
– Phần 3 (Phần còn loại): Sự vươn lên trong học tập của Lam Anh và tô đậm thêm tình cảm của Lam Anh dành cho mẹ.
Nội dung chính của tác phẩm “Con gái của mẹ”: Với ngôn ngữ nhẹ nhàng, giàu cảm xúc cùng nhan đề rõ ràng, cụ thể xác định đúng trọng tâm, “Con gái của mẹ” là một vài dòng tâm sự của mẹ con chị Nguyễn Thị Thu Hà và Lam Anh về “thành quả ngọt ngào” cho quá trình trưởng thành vất vả, khó khăn nhưng luôn có sự nỗ lực không ngừng của Lam Anh.
– Bài báo là những lời ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng với một sự hi sinh, tần tảo một đời vì con của người mẹ và đồng thời ca ngợi lòng hiếu thảo, ngoan ngoãn của cô con gái bé bỏng Lam Anh dành cho mẹ của mình.
– Bài báo như một lời khẳng định sâu sắc về tình mẫu tử có sức mạnh to lớn vượt qua mọi khó khăn,gian nan, thử thách, vất vả của cuộc đời.
– Bài báo này là bài học đạo đức sâu sắc góp phần có sức mạnh hướng con người ta sống phải biết trân trọng,, biết ơn và ghi nhớ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng vô cùng to lớn của cha mẹ.
3. Một số mẫu bài về tóm tắt văn bản “Con gái của mẹ”:
3.1. Tóm tắt văn bản “Con gái của mẹ” – Mẫu 1:
Người mẹ trong bài báo này đã vỡ oà cảm xúc với những nỗi niềm thổn thức sau khi chị hay tin con gái đỗ thẳng trường chuyên với học bổng toàn phần. Đây là cảm xúc đầy tự hào, hạnh phúc với sự khôn lớn và tài năng của con cái. Tâm sự với báo Nhịp sống trẻ, chị chia sẻ lại quãng đưỡng 18 năm khốn khổ ấy với bao vất vả, bao gian nan mà hai mẹ con đã phải trải qua để có thể gặt hái trái ngọt như ngày hôm nay. Rời xa quê nhà Quảng Trị, chị lên Đà Nẵng mưu sinh kiếm sống. Hằng ngày, chị làm công việc bán vé số để nuôi sống hai mẹ con. Niềm vui thường ngày đơn giản của chị là được thấy Lam Anh con gái mình được vui vẻ, ăn uống đầy đủ và mạnh khoẻ, ngoan ngoãn học hành. Khi Lam Anh vào lớp 1, người mẹ ấy đã vô cùng xúc động, nghẹn ngào khi chị bắt gặp được dòng chữ “Mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều” mà con gái viết. Thời gian tiếp tục trôi, cho đến năm 2015, người mẹ ấy như vỡ òa cảm xúc, không gì có thể diễn tả nỗi niềm vui sướng của một người mẹ khi biết tin con mình đậu vào trường chuyên. Hàng ngày chứng kiến mẹ tần tảo sớm hôm thức khuya dậy sớm để mưu sinh kiếm sống nuôi hai mẹ con, thương mẹ vất vả, Lam Anh đã luôn luôn ra sức, không ngừng nỗ lực học tập thật tốt để được đỗ vào trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn và được tuyển thẳng vào Trường Đại học Duy Tân. Cô bé vô cùng hạnh phúc khi được làm con của mẹ và ấp ủ trong mình một mong muốn là được ra trường thật nhanh để có phụ giúp mẹ có một cuộc sống tốt hơn, đầy đủ hơn, ấm áp hơn và hạnh phúc hơn.
3.2. Tóm tắt văn bản “Con gái của mẹ” – Mẫu 2:
Văn bản “Con gái của mẹ” là những dòng ghi lại cảm xúc vui mừng, nghẹn ngào của người mẹ Nguyễn Thị Thu Hà khi hay tin con gái mình được tuyển thẳng vào đại học. Tình yêu thương mà chị Nguyễn Thị Thu Hà dành cho con gái Lam Anh như nhật kí của mẹ viết cho con gái. Vì hoàn cảnh gia đình thiếu thốn, nên những năm 2000, chị Hà phải bế con gái của mình là bé Lam Anh rời quê hương Quảng Trị để vào Đà Nẵng mưu sinh kiếm sống. Người mẹ nghèo vất vả, tất tưởi làm mọi việc để nuôi con, để con không phải thiếu thốn từng bữa ăn, chăm lo cho con từng giấc ngủ. Vì hiểu chuyện từ nhỏ và sống rất thương mẹ, Lam Anh đã luôn luôn không ngừng cố gắng học tập thật giỏi. Và trái thơm quả ngọt cho sư nỗ lực bền bỉ không ngừng nghỉ ấy là em đã đỗ được vào trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn và được tuyển thẳng vào Trường Đại học Duy Tân với mức học bổng toàn phần. Lam Anh thấy hạnh phúc vì được làm con của mẹ và chỉ ước mình có thể được ra trường thật sớm để phụ giúp mẹ, để sau này đi làm có tiền để chăm lo cho mẹ, giúp cho cuộc sống của mẹ đầy đủ, hạnh phúc và an nhàn hơn.
3.3. Tóm tắt văn bản “Con gái của mẹ” – Mẫu 3:
Bài báo “Con gái của mẹ” là câu chuyện kể về người mẹ Nguyễn Thị Thu Hà lam lũ vất vả, phải tha hương cầu thực đem theo đứa con gái nhỏ của mình là bé Lam Anh từ thành phố Quảng Trị lên thành phố Đà Nẵng để mưu sinh, kiếm sống. Cuộc sống của hai mẹ con vô cùng vất vả, cực nhọc với bao nỗi lo cơm áo gạo tiền đè nặng lên đôi vai gầy của người mẹ nhỏ bé. Mặc dù cuộc sống bộn bề trăm điều khó khăn, vất vả nhưng chị Hà vẫn luôn cảm thấy thật hạnh phúc bởi chị có một người con gái rất hiểu chuyện. Ngay từ nhỏ, cô con gái Lam Anh của chị đã luôn rất yêu thương mẹ, và tình yêu thương ấy được bộc lộ qua dòng chữ “Mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều”. Một đứa trẻ lớp một mà có thể viết ra được những lời như vậy đủ để thấy tình cảm dạt dào yêu thương mà em dành cho mẹ. Theo thời gian, Lam Anh dần lớn lên và vẫn luôn là một người con hiểu chuyện, yêu thương mẹ. Cô con gái của chị đã luôn luôn chăm chỉ, luôn luôn cố gắng, không ngừng nỗ lực học tập thật tốt để báo hiểu mẹ và em luôn sống rất hiếu thảo với mẹ. Quả thơm trái ngọt cho sự nỗ lực chăm chỉ không ngừng ấy là em đã đỗ trường THPT chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng và được tuyển thẳng vào trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng với mức học bổng toàn phần. Em chính là niềm tự hào, là món quà quý giá nhất mẹ mẹ được ông trời ban tặng. Không những thế, trong bài báo, em còn thể hiện một thái độ luôn hạnh phúc, luôn biết ơn, luôn yêu thương vì được làm con của mẹ và em luôn có một khao khát là muốn lớn nhanh để đáp đền công ơn của mẹ, để mẹ có một cuộc sống ấm no hơn, hạnh phúc hơn, đầy đủ hơn.
3.4. Tóm tắt văn bản “Con gái của mẹ” – Mẫu 4:
Văn bản ” Con gái của mẹ” là những dòng ghi lại cảm xúc của người mẹ nghèo Nguyễn Thị Thu Hà và cô con gái chăm chỉ, hiếu thảo Lam Anh. Những năm 2000, vì cuộc sống quá đỗi khó khăn và vất vả, người mẹ ấy đã phải rời quê hương Quảng Trj lên thành phố Đà Nẵng để mưu sinh trang trải cuộc sống của hai mẹ con. Người mẹ ấy làm đủ mọi nghề, tần tảo, vất vả thức khuya dậy sớm chỉ với một ước mong là con mình luôn ngoan ngoãn, học giỏi và có cuộc sống đầy đủ hơn phần nào. Và không phụ lòng mong mỏi, kì vọng của mẹ, cô con gái Lam Anh luôn luôn ngoan ngoãn, học giỏi và biết nghe lời, hiếu thảo với mẹ. Em luôn luôn cố gắng, nỗ lực học tập thật tốt và thành quả cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ ấy là em đã đỗ vào trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn và được tuyển thẳng vào Trường Đại học Duy Tân với một mức học bổng toàn phần. Chính bởi sự hiểu chuyện cũng như tình yêu và lòng thương mẹ, Lam Anh đã có một nguồn động lực để vươn lên hoàn cảnh sống, để có thể giúp cho cuộc sống của mẹ trở nên tốt đẹp hơn, no đủ và hạnh phúc hơn. Lam Anh đã trở thành chỗ dực tinh thần cho mẹ và mẹ cũng đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho Lam Anh để cả hai cùng cố gắng cho một tương lai tươi đẹp phía trước đang chờ đón hai mẹ con. Bài báo là một bài học đạo đức sâu sắc, hướng con người ta đến lẽ sống biết yêu thương, biết ơn, trân trọng công lao của cha mẹ và luôn không ngừng nỗ lực để thay đổi cuộc sống của mình theo hướng tốt hơn.