Cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở các nước Mĩ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đấu tranh nhằm lật đổ chính quyền độc tài thân Mĩ, thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ. Vậy các cuộc đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX có diễn biến và kết quả như thế nào ? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ấy.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tìm hiểu vài nét sơ lược về khu vực Mĩ La-tinh:
- 2 2. Những nguyên nhân gây bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX là gì ?
- 3 3. Chế độ thống trị ở Mĩ Latinh của chủ nghĩa thực dân các nước đến từ phương Tây:
- 4 4. Các cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra ở khu vực Mĩ Latinh vào đầu thế kỉ thứ XIX:
- 5 5. So sánh nội dung các phong trào đấu tranh giành độc lập ở các khu vực châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh:
1. Tìm hiểu vài nét sơ lược về khu vực Mĩ La-tinh:
– Về vị trí địa lí: Đây là một khu vực, một lãnh thổ rộng lớn của châu Mỹ bao gồm một phần Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và những quần đảo ở vùng biển Caribe.
– Về ngôn ngữ được sử dụng ở Mĩ La-tinh: Sở dĩ gọi là khu vực Mĩ La-tinh vì những cư dân ở đây nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là chủ yếu theo ngữ hệ La-tinh.
– Mĩ La-tinh được đánh giá là một khu vực có lịch sử văn hoá lâu đời, một khu vực vô cùng giàu có về tài nguyên thiên nhiên với các nền văn hoá cổ nổi tiếng như văn hoá Inca, văn hoá Maya với những công trình kiến trúc độc đáo, văn hoá A dơ tếch. Các nền văn hoá này để lại những dấu vết cũng như những công trình kiến trúc độc đáo và vô cùng đồ sộ.
– Về diện tích của khu vực Mĩ La-tinh: Mĩ La-tinh trải dài trải rộng khoảng 19 triệu 200 ngàn ki-lô-mét vuông bao gồm mười chín quốc gia với dân số hiện nay ước tính là đạt khoảng 670 triệu người.
2. Những nguyên nhân gây bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX là gì ?
Xét theo tình hình lúc bấy giờ, người ta nhận định có hai nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mĩ La-tinh. Cụ thể như sau:
2.1. Xét về nguyên nhân khách quan:
– Do nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cùng nguồn nhân công rẻ mạt ngày càng lớn để đáp ứng các nhu cầu sản xuất, vì vậy các nước đế quốc đã tăng cường xâm chiếm và tranh giành thuộc địa cho mình.
– Vào đầu thế kỉ thứ XIX, đa số các nước thuộc khu vực Mĩ La-tinh là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
2.2. Xét về nguyên nhân chủ quan:
– Ở khu vực Mĩ La-tinh này thường xuyên xảy ra các mâu thuẫn dân tộc sâu sắc, đặc biệt là trong mỗi quốc gia trong khu vực Mĩ La-tinh này đều đang tồn đọng, kìm nén những sự bất mãn của người dân trước chế độ phong kiến luôn luôn kìm hãm sự phát triển của đời sống nhân dân cùng với việc nhân dân lúc nào cũng lo sợ sự lăm le xâm lược của các nước thực dân đến từ phương Tây.
=> Các phong trào đấu tranh bùng nổ là lẽ tất yếu với một trạng thái diễn ra vô cùng quyết liệt, dữ dội trên một phạm vi rộng.
3. Chế độ thống trị ở Mĩ Latinh của chủ nghĩa thực dân các nước đến từ phương Tây:
Chủ nghĩa thực dân các nước đến từ phương Tây đã thiết lập một chế độ cai trị phản động vô cùng tàn ác và cực kì dã man ở khu vực ,Mĩ La-tinh này:
– Chủ nghĩa thực dân các nước đến từ phương Tây đã dồn đuổi cư dân bản địa về phía Tây hòng cướp đất và lập ra các đồn điền nhằm phục vụ lợi ích của mình.
– Chủ nghĩa thực dân các nước đến từ phương Tây đã đưa những người nô lệ từ châu Phi sang nhằm phục vụ cho việc khai thác nguồn tài nguyên quý hiếm đến mức kiệt quệ
– Chủ nghĩa thực dân các nước đến từ phương Tây đã khiến cho xã hội lúc bấy giờ bị rơi vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân phải trải qua muôn vàn khó khăn, cực khổ với sự áp bức, bóc lột, đè nén nặng nề của các nước thực dân đến từ phương Tây.
Khu vực Mĩ La-tinh lúc này đây đã hình thành nên một cộng đồng dân cư bao gồm có cả người da trắng, da đỏ và da đen. Hơn nửa thế kỉ cai trị thì cư dân da đỏ giảm hơn 90% dân số. Ở Mê-xi-xô từ 25 triệu người giảm xuống còn 1,5 triệu người, ở Pê-ru người da đỏ giảm hơn 95%.
4. Các cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra ở khu vực Mĩ Latinh vào đầu thế kỉ thứ XIX:
Thời gian diễn ra các cuộc đấu tranh giành độc lập | Tên nước tham gia các cuộc đấu tranh giành độc lập | Kết quả của các cuộc đấu tranh giành độc lập |
Vào cuối những năm thuộc thế kỉ thứ XVIII | Ở Hai-i-ti bùng nổ cuộc đấu tranh | |
Vào năm 1803 | Cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra ở Hai-i-ti | Cuộc đấu tranh giành được thắng lợi, trở thành nước cộng hoà da đen đầu tiên ở Nam Mĩ |
Vào năm 1821 | Cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra ở Goa-tê-ma-la, Hon-đu-rát, Ni-ca-ra-goa, cô-xta-ri-ca, Pa-na-ma và Pê-ru | Goa-tê-ma-la, Hon-đu-rát, Ni-ca-ra-goa, cô-xta-ri-ca, Pa-na-ma và Pê-ru Trở thành các quốc gia độc lập |
Vào năm 1811 | Cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra ở Pa-ra-goay và Vê-nê-nu-ê-la | Pa-ra-goay và Vê-nê-nu-ê-la trở thành các quốc gia độc lập |
Vào năm 1816 | Cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra ở Ác-hen-ti-na | Ác-hen-ti-na trở thành quốc gia độc lập |
Vào năm 1818 | Cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra ở Chi-lê | Chi-lê trở thành quốc gia độc lập |
Vào năm 1821 | Cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra ở Mê-hi-cô và Pê-ru | Mê-hi-cô và Pê-ru trở thành các quốc gia độc lập |
Vào năm 1822 | Cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra ở Bra-sin | Bra-sin trở thành quốc gia độc lập |
Vào năm 1825 | Cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra ở Bô-li-vi-a | Bô-li-vi-a trở thành quốc gia độc lập |
Tuy nhiên sau khi giành lại được độc lập, các nước Mĩ La-tinh không được một giây yên ổn, bình lặng mà các nước ở khu vực này vẫn phải ngày đêm đối mặt với việc đấu tranh chống lại chính sách bành trướng của Mỹ, cụ thể như sau:
– Một số các chính sách bành trướng của Mỹ đối với khu vực sân sau, khu vực thuộc địa kiểu mới của mình- khu vực Mĩ- Latinh:
Thời gian | Sự kiện diễn ra |
1823 | Mỹ đã đưa ra một Học thuyết Monroe với khẩu hiện :”Châu Mĩ của người châu Mĩ”. Học thuyết này được ra đời vào ngày 02 tháng 12 năm 1823, phát ngôn bởi tổng thống Mỹ James Monroe trước Quốc hội. Đây như là một lời nhằm khẳng định chủ quyền rằng Mĩ La-tinh là một khu vực của người châu Mỹ, chính vì thế mà các nước đế quốc khác và các nước thực dân khác sẽ không có bất cứ một quyền nào để có thể can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh nói riêng và các khu vực châu Mĩ nói chung. => Đây là một thủ đoạn vô cùng tinh vi của Mỹ để có thể tăng sự ảnh hưởng, tầm quan trọng của mình và có thể dễ dàng tay không độc chiếm khu vực này với một mục đích nhằm biến khu vực Mĩ La-tinh trở thành sân sau của mình cũng như là trở thành thuộc địa kiểu mới của mình.
|
1889 | Tổ chức Liên Mĩ được thành lập với mục đích nhằm liên minh các dân tộc, các nước cộng hoà ở châu Mỹ lại với nhau thành một khối thống nhất. |
1898 | Mĩ có những hành động và lời nói nhằm mục đích gây chiến cũng như muốn hất cẳng Tây Ban Nha ra khỏi thuộc địa của mình là Mĩ La-tinh. |
Đầu TK XX | Mỹ đưa ra hai chính sách là ” Cây gậy lớn” và chính sách “Ngoại giao Đôla” Đây là những chính sách Mỹ thực hiện với những nước ở khu vực Mĩ La-tinh có thái độ không thân thiện đối với nước Mỹ. Ví dụ như ở chính sách “Cây gậy lớn” là chính sách sẽ thực hiện và can thiệp một cách mạnh mẽ và áp đặt vào các nước ở khu vực Mĩ La-tinh trong các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao,… Còn đối với chính sách “Ngoại giao Đô-la” là một chính sách mềm dẻo hơn, là chính sách liên quan đến lĩnh vực kinh tế khi các chính sách vũ lực khác không hiệu quả. Mỹ sẽ tung ra đồng Đô-la vào các nước với ý định cứu trợ và sẽ dần dần làm cho nền kinh tế của các nước ở khu vực Mĩ La-tinh phải phụ thuộc vào nền kinh tế của nước Mỹ, từ đó Mỹ sẽ khống chế và thao túng thị trường kinh tế của các nước đó. |
5. So sánh nội dung các phong trào đấu tranh giành độc lập ở các khu vực châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh:
Nội dung so sánh | Châu Á | Châu Phi | Mĩ La-tinh |
Đối tượng đấu tranh | Chế độ phong kiến ( ở Nhật Bản, Trung Quốc) , kẻ thù là các nước thực dân đến từ phương Tây | Kẻ thù là các nước thực dân đến từ phương Tây | Kẻ thù là các nước thực dân đến từ phương Tây |
Mục tiêu đấu tranh | Nhằm bảo vệ nền độc lập cho dân tộc | Nhằm ấu tranh giành độc lập cho dân tộc | Nhằm đấu tranh giành độc lập cho dân tộc |
Phương pháp đấu tranh | Phương pháp đấu tranh là phương pháp đấu tranh vũ trang, riêng có Nhật Bản và Xiêm chọn cải cách, Xiêm chọn thương lượng | Phương pháp đấu tranh là phương pháp đấu tranh vũ trang | Phương pháp đấu tranh là phương pháp đấu tranh vũ trang |
Kết quả cuộc đấu tranh | Ấn Độ và các nước Đông Nam Á thất bại, riêng Nhật Bản, Trung Quốc và Xiêm là những nước thành công | Thất bại do chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn và các cuộc đấu tranh tự phát, đồng thời có sự chênh lệch về tương quan lực lượng, riêng chỉ có các nước Ê-ti-ô-pi-a và Li-bê-ri- a là những nước giành thắng lợi | Hầu hết các quốc gia đều giành được độc lập |