Ngoài những tác phẩm văn học trong nước mà chúng ta đã được biết thì những văn bản văn học nước ngoài cũng là một phạm trù mà ta cần học hỏi và tham khảo nhiều hơn. Sau đây hãy cùng Luật Dương Gia tóm tắt tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
Mục lục bài viết
1. Giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm:
V. Huy-Go (1802-1885) là một nhà văn nổi tiếng tại Pháp vào thế kỉ 19 và cũng là một thiên tài từ thế kỉ trước cho đến này. Do lúc nhỏ tuổi thơ phải trải qua một cuộc sống trong gia đình không hạnh phúc nên những tác phẩm của ông luôn đề cập đến giá trị nhân đạo sâu sắc. Nhằm lên án những tội ác và giành lại quyền lợi cho những con người bị trị. Ngoài ra ông cũng có những đóng góp vào những hoạt động chính trị xã hội ảnh hưởng đến sự tiến bộ của thời đại. Những tác phẩm kinh điển của ông có thể đề cập đến là Chín mươi ba, Nhà thờ Đức Bà ở Pari, Những người khốn khổ và tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền được trích từ tiểu thuyết Những người khốn khổ.
Tác phẩm được xuất bản vào năm 1862
Tiểu thuyết “Những người khốn khổ” được chia làm 5 phần:
- Phần thứ nhất: Phăng-tin
- Phần thứ hai: Cô-dét
- Phần thứ ba: Ma- ri-uýt
- Phần thứ 4: Tình ca phố Pơ- luy- mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ- ni.
- Phần thứ 5: Giăng Van- giăng.
Tác phẩm đặc tả khung cảnh Pari vào những thập kỉ đầu của thế kỉ 19, qua đó tác giả muốn đề cập đến một thông điệp là con người hãy yêu thương nhau khi còn có thể.
2. Tóm tắt nội dung của người cầm quyền khôi phục uy quyền:
2.1. Tóm tắt 1:
Câu chuyện bắt đầu từ việc một người phụ nữ tên là Phăng-tin bị bắt giam cầm nhưng nhờ có sự cứu giúp của Ma-đơ-le nên người phụ nữ được đưa đến bệnh xá chữa trị. Trong khi cứu Phăng-tin thì Ma-đơ-le có một suy nghĩ đến việc sẽ ra tòa làm chứng để giúp nạn nhân bị Gia–ve bắt cũng như đổ oan tội. Chính những suy nghĩ xuất phát từ sự yêu thương con người và không muốn nhìn thấy người tốt bị kẻ xấu làm hại nên Ma-đơ-le đã đến bệnh xá gặp và tạm biệt Phăng-tin lần cuối. Nhưng không may là Gia-ve đã theo dõi và tìm đến bệnh xá để đợi Ma-đơ-le xuất hiện. Khi thấy Gia-ve xuất hiện thì Phăng-tin cứ nghĩ là hắn lại một lần nữa đến bắt chị đi nên chị đã rất sợ hãi cũng như hoảng hốt. Và Ma-đơ-le đã cầu xin Gia-ven cho thời gian để đi tìm con gái của Phăng-tin nhưng là một kẻ ác độc nên chắc chắn hắn sẽ không đồng ý mà còn nói ra những lời cay nghiệt làm tổn thương đến người khác.
Nhưng một sự việc bất ngờ lại xảy ra đó chính là những lời lẽ thô tục và độc ác ấy buông ra từ Gia-ve đa làm kích động đến Phăng-tin khiến chị ngừng thở ngay tại giường bệnh. Trước cái chết của chị đã làm Ma-đơ-le vô cùng bất ngờ nên đã rất giận giữ và giữ chặt cổ áo Gia-ve đi đến bên chiếc giường sắt và cầm một thanh giường cũ kĩ trên tay. Trước tình huống đó Gia-ve vô cùng sợ hãi nhưng lại không biết làm cách nào cho đúng nhưng bất ngờ hơn là Ma-đơ-le tiến lại gần Gia-ve và nói rằng bản thân sẽ thuộc về gã ta. Sau khi Phăng-tin chết thì Ma-đơ-le trở lại thân phận trước của mình là Giăng Văn- Giăng và bị bắt vào tù xong sau đó lại vượt ngục trở ra ngoài và tìm đến chuộc Cô-dét ra và cả hai lên Pari sống để ẩn trốn nhiều năm. Tiếp đến lại có một cuộc khởi nghĩa của nhân dân Pari nổ ra chống lại những kẻ nằm trong chính quyền tư sản vào tháng 6/1832. Giăng Văn- Giăng cũng góp mặt vào cuộc khởi nghia nay mà đã cứu sống được người yêu của Cô- dét chính là Ma-ri-uýt, chính ông đã vun đắp tình yêu cho hai người nhưng đến cuối cùng ông lại ra đi trong sự cô đơn, không có ai bên cạnh.
2.2. Tóm tắt 2:
Ma-đơ-len có tên thật là Giăng Văn-Giăng, ông là một người lao động nghèo khổ có địa vị xã hội thấp nên bị giới cầm quyền khinh thường. Vì một lần phá vỡ tủ kính để lấy được chiếc bánh mì cho cháu ăn mà ông đã bị phán đến 19 năm tù khốn khổ. Sau đó, ông ra tù và nhờ sự cảm hóa thiện lương của một vị linh mục tên là Mi-ri-en mà đã trở thành một con người tốt tính giúp đỡ mọi người xung quanh. Khi đó, ông đã đổi tên là Ma–đơ-len và mang trong mình một thân phận mới rồi mở ra một nhà máy, từ từ giàu có rồi trở thành một thị trưởng liêm chính, giúp đỡ những thân phận khó khăn khác trong vùng. Trớ trêu thay gã Gia-ve luôn nghi ngờ và theo dõi mọi hành tung của ông sau khi ông ra tù, vào lần gặp gỡ đầu tiên của ông và Phăng-tin thì ông đã giúp đỡ cô thoát khỏi tay của gã Gia-ve độc ác. Bị Gia-ve buông lời cay nghiệt, độc ác mà Phăng-tin đã chết ngay trên giường bệnh, khi mà cô chết Ma-đơ-len trở lại thân phận thật sự của mình rồi lại vào tù một lần nữa nhưng lần này ông lại chọn cách vượt ngục. Giăng Văn-Giăng giữ lời hứa với Phăng–tin và đã tìm đến Cô-dét để chuộc rồi đưa cô đến Pari sống ẩn trốn nhiều năm sau đó. Một cuộc khởi nghĩa của nhân dân tại Pari nổ ra để chống lại một đế chế chính quyền lâm thời vào năm 1832. Cuộc khởi nghĩa này cũng có mặt của Giăng Văn-Giăng và tình cờ ông đã cứu được người yêu của Cô-dét chính là Ma-ri-uýt, cũng chính ông là người giúp hai người họ vun đắp tình yêu của mình nhưng cuối cùng ông lại ra đi trong sự cô độc vào những ngày cuối cùng của cuộc đời.
2.3. Tóm tắt 3:
Do thấy Gia-ve bắt một nạn nhân bị oan nên Giăng Văn-Giăng trỗi dậy lòng tốt của bản thân mà buộc phải tự thú thân phận thật sự của bản thân. Vì thế nên ông đã đến và từ biệt Phăng-tin trong khi cô không biết sự việc gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tác phẩm này đề cập đến việc Gia-ve dẫn lính vào để bắt Giăng Văn-Giăng khi ông đến thăm Phăng-tin lúc cô đang khốn khổ nằm trên giường bệnh hấp hối. Lúc đầu, Giăng Văn-Giăng vẫn chưa mất đị sự uy quyền mà bản thân có của một thị trường, vì không muốn làm cho Phăng-tin mất đi niềm tin với bản thân mình nên ông phải hạ thấp mình trước gã Gia-ve ác độc nhưng đổi lại là sự khinh miệt của Gia-ve đối với Giăng Văn-Giăng và hắn nói ông chỉ là một tên tù vượt ngục sớm muộn gì cũng sẽ bắt ông quay trở lại tù. Trong khi đó, Phăng-tin đã trút hơi thở cuối cùng do căm hận trước những hành động của gã Gia-ve mà Giăng Văn-Giăng đã quyết định khôi phục lại uy quyền vốn có của bản thân và khiến cho gã kia run sợ nên phải làm những nghĩa vụ cuối cùng cho Phăng-tin.
3. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm:
3.1. Giá trị nội dung:
Nhân vật Giăng Văn- Giăng được tác giả xây dựng trên quan điểm và niềm tin vào con đường phát triển của xã hội, đại diện cho lẽ phải và bênh vực cho công lý.
Dù đang trong bất kì hoàn cảnh nào thì tình yêu thương giữa người với người, sự giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn nhất vẫn sẽ đẩy lùi những kẻ ác và bóng tối từ đó giúp cho con người tin tưởng và có niềm tin sống hơn.
Qua đó tác phẩm đã tái hiện được cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, ánh sáng và bóng tối. Tác giả đã đề cao tính nhân đạo sâu sắc và nhân văn được thể hiện thông qua nhân vật.
Một bài học được rút ra từ đây đó là hãy luôn thương yêu những người xung quanh, lòng tốt và sự giúp đỡ vẫn luôn còn tồn tại trên thế giới này.
3.2. Giá trị nghệ thuật:
Tác giả đã rất tài ba trong việc xây dựng những hình tượng nhân vật tương phản cũng như tính cách giữa thiện và ác ngay trong tác phẩm. Kết hợp cốt truyện đầy kịch tính lôi cuốn người đọc, bút pháp lãng mạn được ông sử dụng khéo léo. Với cách sử dụng ngôn từ linh hoạt, ngôn ngữ đa dạng phong phú nhưng không quá cầu kỳ đã thu hút được sự yêu thích của nhiều độc giả.
Cùng với nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa cùng các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, phóng đại ngay bên trong tác phẩm ngoài ra còn có cả những yếu tố hư cấu giúp cho tác phẩm thêm phần hấp dẫn và nổi bật trong vô vàn tác phẩm của ông. V. Huy-Go là một nhà văn đặc trưng của văn học lãng mạn nên những tác phẩm của ông luôn có thêm những gia vị này làm phong phú thêm những áng văn làm nên sức hút của thời đại.
4. Một số nhận định về tác phẩm:
Giáo sư Đặng Anh Đào – Hoàng Nhân trong cuốn “Văn học phương Tây” (2003, NXB Giáo dục) đánh giá “V. Huy-gô đã trở thành hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn, là tiếng vọng âm vang của thời đại. Chẳng những thế, cho tới nay ông vẫn được coi là nhà văn đã kết hợp được qua một sự nghiệp đồ sộ gồm thơ và văn xuôi, những tình cảm phổ biến nhất, những khát vọng bình dị và sâu xa nhất của con người và được coi như tiên tri của hòa bình thế giới”.
M.Gorki đã khẳng định “V.Huy-gô là cả diễn đàn, ông gầm thét trên đỉnh đầu thế giới như một cơn giông tố kêu gọi quyền được sống cho tất cả những gì cao đẹp nhất. Trong con người ông đã biết dạy cho tất cả mọi người biết yêu cuộc đời, yêu cái đẹp, yêu sự thật, yêu nước Pháp”.