Cầu cảng là gì? cầu cảng trong hoạt động Logistics như thế nào? Đó là những câu hỏi mà bạn đang thắc mắc và cần lời giải đáp. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc trên.
Mục lục bài viết
1. Cầu cảng là gì?
Cầu cảng (berth) là một cấu trúc hay một khu vực trên bờ biển hoặc sông ngắn, là cái mà được thiết kế nhằm mục đích tiếp nhận và đậu tàu. Nó là một bến tàu nơi tàu thuyền được neo đậu cũng như gắn bó nhằm thực hiện các hoạt động tải, dỡ hàng hóa, lên xuống hành khách, cũng như thực hiện các hoạt động liên quan đến tàu biển.
Cầu cảng thường thường có đủ không gian cũng như cơ sở hạ tầng để tàu thuyền neo đậu và hoạt động một cách an toàn nhất. Nó thường được tạo nên bởi các cấu trúc chống sóng nhằm mục đích bảo vệ tàu khỏi tác động lớn từ sóng biển. Bên cạnh đó, nó còn có thể được trang bị các thiết bị neo tàu như cột neo, cọc neo hoặc bệ neo, hay cung cấp dịch vụ hỗ trợ như hệ thống cấp nhiên liệu, nước và điện cho tàu.
2. Vai trò của cầu cảng trong hàng hải:
Cầu cảng có ý nghĩa vô cùng quan trọng và đa dạng trong quá trình vận chuyển hàng hóa cũng như hành khách qua đường biển. Sau đây là những vai trò chủ yếu của cầu cảng:
Thứ nhất, Điểm giao nhận hàng hóa: Cầu cảng là nơi hàng hóa được tải lên cũng như dỡ xuống từ tàu biển. Đây chính là điểm giao thoa giữa tàu và đất liền trong một quy trình vận chuyển hàng hóa. Nó cung cấp cơ sở hạ tầng cũng như các thiết bị cần thiết nhằm thực hiện quá trình chuyển giao, chuyển nhận hàng hóa. Điều này chỉ đối với cầu cảng được trang bị đầy đủ hệ thống cẩu, cơ sở lưu trữ hàng hóa, kho bãi và các phương tiện vận chuyển để xếp dỡ hàng hóa.
Thứ hai, Điểm neo tàu và bảo vệ tàu: Cầu cảng cung cấp không gian và cơ sở hạ tầng để tàu thuyền neo đậu một cách an toàn hay nói cách khác đây là các điểm để tàu thuyền có thể tránh khỏi những hiểm họa từ biển cả như gió, bão,…Bởi bản thân nó được xây dựng với cấu trúc chống sóng như bến neo, dải chắn sóng và hệ thống neo tàu để bảo vệ tàu khỏi tác động của sóng biển. Chính điều này đảm bảo rằng tàu được neo đậu thật cách an toàn cũng như ổn định trong quá trình tải và dỡ hàng.
Thứ ba, Cung cấp dịch vụ hỗ trợ: Cầu cảng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho tàu biển cũng như hành khách. Cụ thể, nó cung cấp nhiên liệu, nước cũng như điện cho tàu, xử lý chất thải và nước thải từ tàu, cung cấp cơ sở vật chất và dịch vụ cho hành khách như bến tàu, trạm dừng tàu, khu vực chờ, nhà ga và tiện ích khác. Ngoài ra, cầu cảng còn có thể cung cấp cơ sở hạ tầng hỗ trợ như nhà kho, khu vực kiểm tra hàng hóa, trung tâm thông tin và các dịch vụ văn phòng để phục vụ các bên liên quan đến vận chuyển hàng hóa và hành khách.
Thứ tư, Nơi quản lý và điều hành cảng: Cầu cảng được quản lý cũng như điều hành bởi các cơ quan cảng, công ty vận tải biển hoặc các nhà khai thác cảng. Trách nhiệm của họ không chỉ là quản lý lưu lượng hàng hóa và tàu biển, giám sát hoạt động cảng, xếp dỡ hàng hóa, quản lý cơ sở hạ tầng và dịch vụ, mà còn phải đảm bảo an toàn và tuân thủ quy định về vận chuyển biển. Cầu cảng cũng là nơi các nhiệm vụ hành chính và hợp pháp như kiểm soát hải quan, quản lý an ninh cảng, đảm bảo tuân thủ quy định môi trường và quản lý hệ thống thông tin về hoạt động cảng được diễn ra thường xuyên.
Thứ năm, Kích thích phát triển kinh tế địa phương: Cầu cảng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương. Nó không chỉ tạo ra việc làm cho cộng đồng địa phương mà còn thu hút các hoạt động kinh doanh, các nhà đầu tư liên quan đến vận chuyển hàng hóa, dịch vụ hậu cần, thương mại cũng như du lịch. Sự đi lên của cầu cảng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp địa phương, phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy dịch vụ du lịch và đóng góp vào nguồn thu ngân sách địa phương thông qua thuế và các khoản phí liên quan đến hoạt động cảng.
3. Tổng quan về cầu cảng trong hoạt động logictics:
3.1. Cầu cảng trong hoạt động logictics:
Logistics là quá trình lập kế hoạch và thực hiện việc vận chuyển và lưu trữ hàng hóa một cách hiệu quả từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ. Mục tiêu của logistics là đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời, hiệu quả về chi phí. Nói cách khác, logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện.
Cầu cảng (berth) là một cấu trúc hay một khu vực trên bờ biển hoặc sông ngắn, là cái mà được thiết kế nhằm mục đích tiếp nhận và đậu tàu. Nó là một bến tàu nơi tàu thuyền được neo đậu cũng như gắn bó nhằm thực hiện các hoạt động tải, dỡ hàng hóa, lên xuống hành khách, cũng như thực hiện các hoạt động liên quan đến tàu biển.
Vì vậy, Cầu cảng trong hoạt động logistics có thể nói đóng vai trò vô cùng quan trọng như xương sống của quá trình này.
Ngày nay, dịch vụ cảng biển nói chung và cầu cảng nói riêng đã trở thành cánh tay không thể thiếu có vai trò quan trọng, quyết định trong việc đẩy mạnh hiệu quả của cả quy trình logistics.
Đối với ngành vận tải, thì logistics bao gồm mọi hoạt động lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các dịch vụ kinh doanh liên quan đến vận tải (đường biển, đường bộ, đường hàng không, đường thủy nội địa,…), lưu kho bãi, sắp xếp, đóng gói, bao bì hàng hóa sẵn sàng cho quá trình vận tải và phân phối hàng hóa đi các nơi theo yêu cầu của người ủy thác. Vì vật trong hoạt động logistisc, cảng nắm đầu mối vô cùng quan trọng trong chuỗi logistics nên nó quyết định việc thúc đẩy mạnh hiệu quả của cả một quy trình logistics.
Mục tiêu của dịch vụ cảng biển logistics chính là tập trung xây dựng các hệ thống dịch vụ cảng nhằm tối ưu hóa quy trình logistics thông qua việc nâng cao tính tương thích của cảng trong chuỗi logistics. Bằng việc sử dụng các giới hạn logistics đầu ra “trên” và “dưới”, sự tham gia của các dịch vụ trong cảng có thể tạo nên thị phần đáng kể trong chuỗi giá trị gia tăng thu được của chuỗi logistics. Nếu như một cảng thành công trong việc phát triển các dịch vụ logistics nói chung và hoạt động logistics nói riêng thì cảng đó chắc chắn sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn so với các cảng đối thủ khác.
3.2. Một số thuật ngữ liên quan tới cầu cảng:
(1) Cầu cảng an toàn (safe berth)
Cầu cảng an toàn (tiếng Anh là safe berth) là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành cảng để chỉ một vị trí đáng tin cậy và an toàn cho tàu neo đậu. Một cầu cảng được xem là an toàn khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau:
+/ Độ sâu nước: có độ sâu nước đủ để tàu có thể neo đậu mà không va chạm hoặc gặp khó khăn như mắc cạn, va vào đáy biển…
+/ Cấu trúc cảng: có cấu trúc cảng vững chắc và đủ mạnh để chịu được tác động từ tàu, đảm bảo tàu được neo đậu an toàn cũng như không bị tổn hại trong quá trình neo đậu.
+/ Điều kiện thời tiết: đảm bảo rằng các điều kiện thời tiết như sóng, gió, dòng chảy nước… không tạo ra nguy hiểm đối với tàu khi neo đậu. Nó đòi hỏi các cầu cảng phải được thiết kế và định vị một cách tối ưu và phù hợp nhất để giảm thiểu tác động của điều kiện thời tiết xấu.
+/ An ninh và an toàn: Tuân thủ các quy tắc và quy định về an ninh và an toàn bao gồm: có hệ thống báo động, phương tiện chữa cháy, hệ thống cứu hộ và áp dụng các biện pháp an toàn để đảm bảo rằng tàu và hàng hóa không gặp nguy hiểm trong quá trình neo đậu.
(2) Cầu cảng container
Cầu cảng container (tiếng Anh là container berth) là một khu vực trong cảng được đặc biệt thiết kế và trang bị để xếp dỡ, lưu trữ và xử lý hàng hóa container trên tàu biển. Nó là nơi tàu container neo đậu và quá trình giao nhận hàng container diễn ra. Cầu cảng container thường có cơ sở hạ tầng và thiết bị đáp ứng cho việc xếp dỡ hàng container một cách hiệu quả. Cầu cảng cung cấp không chỉ không gian để neo đậu tàu container mà còn đảm bảo quá trình xếp dỡ hàng container được thực hiện một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
(3) Cầu cảng đa dụng
Cầu cảng đa dụng (tiếng Anh là multi-purpose terminal) là một loại khu vực trong cảng được thiết kế để phục vụ nhiều loại hàng hóa và hoạt động vận chuyển khác nhau. Nó cung cấp các cơ sở hạ tầng và thiết bị linh hoạt để xử lý và vận chuyển hàng hóa đa dạng, bao gồm cả hàng hóa đóng gói và hàng rời (break-bulk cargo), hàng container, hàng hóa lỏng và khí, và cả hành khách…Lợi ích của cầu cảng đa dụng là nâng cao hiệu quả vận chuyển và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của các loại hàng hóa khác nhau.