Bài viết giúp bạn nhận biết được tên gọi của các loại dứa miền Tây gọi là gì, giúp bạn đọc hiểu hơn sự khác nhau giữa 03 cái tên Thơm, Dứa và Khóm cũng như giúp mọi người không bị nhầm lẫn trong mua sắm.
Mục lục bài viết
1. Tên gọi các loại dứa ở Việt Nam:
1.1. Tên các loại dứa ở miền Bắc:
Dựa vào đặc điểm bên ngoài và vị quả, quả dứa theo tên gọi của miền Bắc được chia thành hai loại là dứa có gai và dứa không gai.
Dứa có gai là loại dứa vỏ có nhiều gai, trái nhỏ, thịt vàng đậm, cùng với vị ngọt đậm đà.
Dứa không gai là loại dứa không có gai ở lá, kích thước cũng lớn hơn, mùi vị có sự pha trộn giữa vị chua và vị ngọt, mật độ mắt thưa thớt, thịt có màu vàng, độ mọng nước cao hơn dứa có gai.
1.2. Tên gọi dứa có gai ở miền Tây:
Dứa có gai Miền Tây được người dân gọi là trái Khóm (hay khớm). Theo tên gọi quốc tế thì trái khóm là giống Dứa Queen, cũng là giống phổ biến nhất ở Việt Nam được bán tại khắp các chợ và siêu thị từ Bắc vào Nam.
Trái khóm là giống dứa nhiều gai, trái nhỏ, thịt vàng đậm, vị ngọt đậm đà. Có kích thước khá nhỏ với khối lượng trung bình từ 500 – 900 gram/trái. Đặc điểm dễ nhận dạng nhất là lá của dứa Queen là có rất nhiều gai ở mép lá, răng cưa nhỏ, bản lá hẹp, cứng nên hãy cẩn thận khi chạm vào kẻo bị thương, mặt trong của phiến lá có vân trắng chạy song song.
Khi cây ra hoa, hoa có màu xanh hồng. Mắt dứa lồi, hố mắt sâu, mật độ mắt dứa khít và dày, hình dáng trái thon dài. Thịt trái có màu vàng đậm, mùi thơm đặc trưng, vị ngọt đậm đà nhưng không gắt. Tuy nhiên, vị ngọt đậm đà thì chứa nhiều hàm lượng bromeline cao, gây rát lưỡi, ăn nhiều sẽ gây mềm lợi và thậm chí có thể gây chảy máu chân răng. Đối với những người bị đau dạ dày thì không nên ăn nhiều loại dứa này.
Bởi lý do trái khóm khá cứng dễ vận chuyển nên được trồng phổ biến ở nước ta.
1.3. Tên gọi dứa không gai ở miền Tây:
Dứa không có gai miền Tây gọi là trái thơm (hay dứa mật, dứa ngố) là loại cây lá không có gai và có kích thước to hơn trái khóm. Tên quốc tế của loại dứa này là Cayenne, là giống dứa phổ biến thứ hai ở Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Ninh Bình, Nghệ An, Đak Lak, Lâm Đồng, Quảng Nam, …
Loại dứa này có hình dáng trứng và không có gai to, có mắt thưa,hố mắt nông, thịt có màu ngả vàng. Mắt trái thơm to hơn và nông hơn nên khi bổ thì không cần gọt quá sâu thì phần mắt trái thơm cũng đã dễ dàng lấy ra. Điểm đặc biệt của loại dứa này là vị ngọt thanh, khi ăn vào là cảm nhận được vị ngọt hòa quyện với vị chua và đặc biệt so về độ mọng nước thì trái thơm nhiều trái khóm. Vì vậy mà trái dứa Thơm thường nhiều nước hơn và được sử dụng để chế biến các sản phẩm như nước ép, mứt, syrup.
Ưu điểm của loại dứa này là ăn ngọt nhưng không bị rát lưỡi hay tưa lưỡi. Tuy nhiên lại không nhiều người Việt Nam thích loại dứa này vì thịt mềm hơn và nhiều nước, có nhiều xơ, khi chưa chín có vị chua nên không phải ai cũng có thể ăn được.
2. Lợi ích của Dứa (thơm, khóm):
– Tăng cường hệ thống miễn dịch:
Dứa tương đối ít calo nhưng là một nguồn vitamin C dồi dào. Vitamin C có tác dụng hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chống lại các chất chống oxy hóa hòa tan trong nước và hạn chế gây tổn thương đến các tế bào và giảm các triệu chứng của cảm lạnh, cúm. Các chất chống oxy hóa giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, viêm đau khớp và một số bệnh ung thư
Dứa giúp cơ thể chống lại tác hại của gốc tự do – nguyên nhân góp phần vào sự phát triển ung thư.
– Hỗ trợ tăng cường sức khỏe của xương:
Dứa chứa nhiều vitamin C, Manga, là một loại khoáng chất vô cùng quan trọng có thể củng cố xương và các mô liên kết. Một cốc nước ép dứa tươi chứa hơn 70% lượng mangan cần thiết hàng ngày.
Ngoài ra, enzym bromelain có trong dứa có thể giảm các triệu của bệnh viêm khớp dạng thấp
– Hỗ trợ cải thiện sức khỏe xoang:
Vitamin C và Bromelain có trong Dứa giúp làm tăng cường hệ miễn dịch, có thể hỗ trợ làm giảm chất nhầy, đờm trong cổ họng và mũi. Do đó, người thường xuyên bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng theo mùa có thể bổ sung Dứa vào chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng dị ứng.
– Tác dụng cửa dứa giúp giảm căng thẳng:
Dứa cũng như những loại rau và trái cây khác, khi tiêu thụ nhiều có tác dụng ngăn ngừa rối loạn trầm cảm.
Dứa chứa nhiều vitamin B, rất tốt cho não bộ và hỗ trợ hệ thống thần kinh, cung cấp năng lượng và sản xuất hoocmon khiến tâm trạng tốt hơn. Ngoài ra, dứa còn là nguồn cung cấp axit amin trytophan, giúp cơ thể sản xuất seritiun hay còn gọi là hoocmon hạnh phúc.
– Chống lại các bệnh tim mạch:
Dứa chứa nhiều kali, vitamin C và chất chống oxy hóa. Kali trong trái cây giúp giảm nguy cơ huyết áp cao, giảm khả năng bị đột quỵ.
Tác dụng của Bromelain trong Dứa có thể chống lại quá trình đông máu, giúp làm giảm đông máu quá mức và nguy cơ đau thắt ngực do hẹp động mạch. Các nhà khoa học khuyến cáo những người thường xuyên sử dụng máy bay, tiếp viên hàng không và người có nguy cơ xuất hiện cục máu đông, nên thường xuyên sử dụng Dứa.
– Tăng cường sức khỏe của mắt:
Nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin C cao, cùng với chất beta-carotene (tiền thân của vitamin A) có trong Dứa có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, cải thiện thị lực và các vấn đề liên quan đến lão hóa, đây là một khoáng chất cần thiết cho thị lực và giữ cho mắt luôn khỏe mạnh.
– Cải thiện hệ thống tiêu hóa:
Dứa là trái cây chứa nhiều chất xơ và nước. Điều này hỗ trợ ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy nhu động ruột và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính bao gồm ung thư trực tràng.
Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong dứa còn hỗ trợ việc giảm cân, giúp chúng ta cảm thấy nhanh no hơn mà không cần nạp nhiều calo.
3. Những điều thú vị về quả dứa có thể bạn chưa biết:
+ Dứa có thể “tái sinh” khi bạn ăn hết phần thân của nó, cắm lá dứa trực tiếp xuống đất là có thể trồng một cây mới phát triển từ đó.
+ Trong dứa chứa enzyme bromelain có thể phân hủy protein, vì vậy nên ăn nhiều dứa gây mềm lợi nhưng bạn cũng có thể dùng dứa để làm mềm thịt.
+ Hawaii là nơi sản xuất dứa nhiều nhất thế giới, khoảng 1/3 số dứa trên thế giới.
+ Dứa mất khoảng 18-20 tháng để thu hoạch.
+ Một cây dứa chỉ có thể mọc lên một quả dứa, không có chuyện một cây có nhiều quả như những loại trái cây khác.
+ Dứa là một trong số ít các loại cây nhiệt đới rất thích hợp để trồng trong chậu. Chúng vừa có những bông hoa đẹp mắt và cũng vừa rất dễ chăm sóc, nếu muốn cây ra trái thì tốt nhất bạn nên để chúng ở nơi có nhiều nắng ấm.
+ Dứa là một loại trái cây ngọt và giàu dinh dưỡng. Nó chứa nhiều vitamin C, kali và chất xơ và nhiều acid amn khác giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hóa.
+ Dứa có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được trồng ở các khu vực nhiệt đới khắp thế giới, bao gồm Châu Á, Châu Phi và Châu Âu.
+ Kỷ lục cây dứa có thể phát triển từ 1 đến 1,5 mét cao và có thể sống đến 25 năm.
+ Dứa có thể giúp làm giảm đau nhức và viêm khớp, giúp cải thiện sức khỏe tuyến giáp và hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
+ Trong một trái dứa có chứa một enzyme gọi là bromelain, có tác dụng phân hủy protein và có thể giúp giảm viêm, giảm đau và giảm sưng.
+ Dứa có thể giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và giúp cải thiện chức năng tiêu hóa nếu được sử dụng đúng cách.
+ Các loại thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ bromelain trong dứa, vì vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dứa như một liệu pháp bổ sung cho bệnh của bạn.
+ Dứa có thể làm giảm các triệu chứng của viêm xoang và tăng cường hệ miễn dịch.
+ Dứa có thể được sử dụng để làm một loại nước hoa quả thơm ngon và làm dịu tâm trạng.
Một số chất dinh dưỡng có trong quả Dứa:
+ Vitamin C: Trái dứa chứa rất nhiều vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và duy trì sức khỏe của da, xương, răng, và mạch máu.
+ Kali: Trái dứa cũng là một nguồn tốt của kali, một khoáng chất quan trọng giúp cân bằng nước và điện giữa các tế bào, duy trì hoạt động của cơ và thần kinh, và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
+ Vitamin A: Trái dứa cũng chứa một số lượng nhất định vitamin A, một chất dinh dưỡng quan trọng cho thị lực, sức khỏe da, tóc và răng.
+ Chất xơ: Trái dứa cũng chứa một lượng đáng kể chất xơ, giúp duy trì đường tiêu hóa khỏe mạnh, hỗ trợ giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Ngoài ra, trái dứa còn chứa các chất dinh dưỡng khác như protein, các vitamin nhóm B, magiê, canxi và photpho.