Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là hai thuật ngữ kinh tế trong tư tưởng Mác - Lê - nin nhằm thể hiện tính hai mặt của lao động. Vai trò của lao động cụ thể, lao động trừu tượng và tính hai mặt của chúng trong lao động để lại những bài học quý giá cho sự phát triển kinh tế xã hội sau này.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là lao động cụ thể và lao động trừu tượng trong sản xuất hàng hóa?
Lao động là quá trình làm việc tạo ra hàng hóa, sản phẩm, là hoạt động có mục đích tạo ra kết quả có lợi. Trong quá trình phát triển của loại người, không thể thiếu đi quá trình lao động này. Lao động trong sản xuất hàng hóa luôn có tính hai mặt là cụ thể và trừu tượng. Lao động cụ thể hay lao động trừu tượng đều là các thuật ngữ kinh tế được thấy trong tư tưởng Mác – Lê – nin. Vậy, cụ thể lao động cụ thể và lao động trừu tượng trong sản xuất hàng hóa là gì?
1.1. Lao động cụ thể trong sản xuất hàng hóa là gì?
Lao động cụ thể trong sản xuất hàng hóa là lao động có ích dưới hình thức nhất định trong những ngành nghề chuyên môn nhất định. Tức là loại lao động này được cụ thể hóa dưới một ngành nghề hay chuyên môn nhất định với công việc nhất định. Lao động cụ thể trong sản xuất hàng hóa vì thế sẽ mang những đặc trưng như: có đối tượng riêng, thao tác làm việc riêng, mục đích riêng và nhận được kết quả nhất định.
Lao động cụ thể có thể nhận diện bằng các đặc trưng sau:
– Thứ nhất, đối tượng riêng. Lao động cụ thể mang lại các đối tượng làm việc mang tính riêng biệt. Điều đó đã làm cho xã hội tạo lên một hệ thống phân công lao động xã hội. Từ đó làm đa dạng và phong phú hơn đối tượng lao động cụ thể trong sản xuất. Đó cũng là một minh chứng cho sự phát triển của sự phân công lao động xã hội.
– Thứ hai, thao tác làm việc riêng. Lao động cụ thể có các hình thức phong phú ᴠà đa dạng phụ thuộc ᴠào trình độ phát triển ᴠà ѕự áp dụng khoa học công nghệ ᴠào nền ѕản хuất, đồng thời điều này cũng là đặc trưng có thể phản chiếu trình độ phát triển kinh tế, khoa học ở mỗi một thời đại nhất định.
– Thứ ba, mục đích riêng. Lao động cụ thể sẽ tạo ra giá trị ѕử dụng của hàng hóa. Giá trị ѕử dụng ở đây được hiểu là một phạm trù, có tính ᴠĩnh ᴠiễn. Do đó, lao động cụ thể cũng là phạm trù ᴠĩnh ᴠiễn hoàn toàn có thể tồn tại gắn liền ᴠới ᴠật, sản phẩm đó, đồng thời lao động cụ thể chính là một điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế – хã hội nào
– Thứ tư, kết quả riêng. đối với mỗi lao động cụ thể sẽ tạo ra một loại giá trị ѕử dụng nhất định, lao động cụ thể càng nhiều loại thì sẽ càng tạo ra nhiều giá trị ѕử dụng khác nhau.
1.2. Lao động trừu tượng trong sản xuất hàng hóa là gì?
Lao động trừu tượng trong sản xuất hàng hóa là hoạt động của người sản xuất hàng hóa khi đã loại bỏ những hình thức cụ thể của nó. Nó có thể được hiểu một cách đơn giản chính là sự tiêu hao sức lao động của con người trong quá trình sản xuất hàng hóa nói chung.
Như vậy, lao động trừu tượng trong sản xuất hàng hóa chính là sự hao phí sức lực tinh thần, trí óc, và sự hao phí về cả cơ bắp của con người mà không thể định hình một cách cụ thể, cũng không phụ thuộc vào loại hình lao động cụ thể nào.
Lao động trừu tượng cũng có thể phân biệt được với các đặc trưng mà chỉ có ở lao động trừu tượng. Dưới đây là các đặc trưng của lao động trừu tượng để phân biệt với lao động cụ thể:
Thứ nhất, lao động trừu tượng đã tạo ra giá trị hàng hóa làm cơ ѕở cho ѕự ngang bằng khi tiến hành trao đổi.
Thứ hai, giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch ѕử, do vậy lao động trừu tượng sẽ tạo ra hàng hóa cũng là một phạm trù lịch ѕử và chỉ tồn tại trong nền ѕản хuất hàng hóa.
2. Vai trò của lao động cụ thể, trừu tượng trong sản xuất hàng hóa:
Lao động cụ thể, lao động trừu tượng có một ý nghĩa quan trọng trong phát triển nền kinh tế xã hội. Dưới đây là cụ thể vai trò của lao động cụ thể, trừu tượng trong sản xuất hàng hóa.
2.1. Vai trò của lao động cụ thể:
Vai trò của lao động cụ thể chính là tạo ra giá trị sử dụng hàng hóa. Lao động cụ thể mang lại nhiều giá trị sử dụng đa dạng, phong phú, nhờ đó, hệ thống lao động xã hội cũng được phát triển với nhiều loại lao động cụ thể khác nhau. Sự phát triển của lao động cụ thể trong sản xuất hàng hóa cũng chính là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như nền kinh tế toàn cầu.
Nhờ vào sự đa dạng hóa của lao động cụ thể trong sản xuất, xã hội hiện đại của con người dần đa dạng hơn bởi những công việc, ngành nghề, vị trí khác nhau. Từ tầng lớp trí thức như: Luật sư, kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư, giáo viên, bác sĩ,… đến tầng lớp nông dân, công nhân,… Với sự đa dạng ngành nghề này đã hỗ trợ cho con người có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp hơn trên con đường tương lai của mình.
2.2. Vai trò của lao động trừu tượng:
Vai trò của lao động trừu tượng cũng có đóng góp quan trọng không thể thiếu giống như lao động cụ thể. Lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới cũng tạo ra giá trị của hàng hóa đó.
Nếu như lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng cụ thể của hàng hóa thì lao động trừu tượng chính là thước đo đánh giá giá trị của hàng hóa đó. Cốc sức hao mòn, sự sáng tạo của não bộ sử dụng cho sản xuất hàng hóa tạo lên sự đa dạng và chất lượng hàng hóa khác nhau.
Như vậy, hình thái cụ thể hay trừu tượng của lao động dù tạo tính mâu thuẫn hay tương hỗ đều là một động lực thúc đẩy cho sự phát triển của giá trị và chất lượng hàng hóa. Từ đó ngày càng phát triển nền kinh tế xã hội một cách tốt nhất.
3. Quan hệ hai mặt của lao động cụ thể và lao động trừu tượng:
Lao động cụ thể hay lao động trừu tượng trong sản xuất hàng hóa vừa thể hiện tính hai mặt của lao động, lại có quan hệ thống nhất với nhau. Tính thống nhất của lao động cụ thể và lao động trừu tượng này được thể hiện chính là hai mặt của một vấn đề – Lao động. Một mặt của lao động là cụ thể, mặt kia là trừu tượng đều thuộc cùng một phạm trù lao động, đó là tính thống nhất.
Bên cạnh tính thống nhất, lao động trừu tượng và lao động cụ thể còn có tính tương hỗ lẫn nhau. Sự mâu thuẫn này được thấy rõ chỉ đơn giản thể hiện qua ngay trên tên của nó, lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Về bản chất, lao động cụ thể thể hiện sự cá thể hóa, cá nhân hóa. Một người, một tổ chức họ sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, làm công việc gì là sự lựa chọn riêng biệt của họ. Lao động cụ thể thể hiện sự cá nhân, là lao động tư nhân (ví dụ như bác sĩ, giáo viên, y tá,…).
Đồng thời bên cạnh đó, lao động còn là lao động trừu tượng. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng có sự liên quan, gắn kết với nhau. Lao động trong sản xuất hàng hóa là lao động xã hội. Nó là một bộ phận trong hệ thống lao động xã hội, phân công lao động xã hội. Điều này nhằm tạo sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất hàng hóa ở vị trí, vai trò khác nhau. Họ không phải chỉ làm việc độc lập, tách biệt. Họ làm việc cho nhau, tương hỗ cho nhau thông qua việc trao đổi hàng hóa. Có thể lấy ví dụ như: Nhà máy A sản xuất phân bón, công nhân làm việc phân khúc sản xuất với máy móc. Đầu ra của phân bón sẽ là thị trường. Có một bộ phận tiếp thị sản phẩm, bán hàng trên thị trường. Sau khi người nông dân mua phân bón về sẽ thực hiện công tác rắc, bón phân cho cây trồng để tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng.
Việc trao đổi hàng hóa này không thể căn cứ vào lao động cụ thể nào mà phải quy vào lao động chung đồng nhất chính là lao động trừu tượng. Như vậy, lao động trừu tượng chính là biểu hiện của lao động xã hội.
Không chỉ là quan hệ đồng nhất hay quan hệ tương hỗ, lao động cụ thể và lao động trừu tượng còn có sự mâu thuẫn lẫn nhau. Mâu thuẫn đó có thể được biểu hiện trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất, sản phẩm do người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra có thể không ăn hớp, không phù hợp với nhu cầu của xã hội. Đó có thể là do nhu cầu sử dụng của thị trường ít hơn so với nguồn cung từ các đơn vị công ty, doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa, sản phẩm đó. Hoặc, nó cũng có thể là do nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các cá nhân, tổ chức, người tiêu dùng trên thị trường.
Thứ hai, mức tiêu hao lao động của người sản xuất hàng hóa cao hơn so với mức tiêu hao mà xã hội có thể chấp nhận. Khi đó, hàng hóa bán ra cũng không thể bán được hoặc không thu hồi được chi phí lao động bỏ ra. Tức là, người lao động sản xuất hàng hóa chịu thua lỗ.
Theo chủ nghĩa tư tưởng Mác – Lê – nin, mâu thuẫn sinh ra giữa lao động tư nhân và lao động xã hội. Đó chính là mầm mống của sự mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hóa thị trường. Chính sự mâu thuẫn này sẽ tạo ra những làn sóng phát triển cho nền kinh tế, nó cũng có thể là tác nhân tạo ra sự khủng hoảng.
Phân tích và hiểu được về lao động cụ thể, lao động trừu tượng về vai trò cũng như quan hệ hai mặt của chúng sẽ giúp các nhà kinh tế học có những phân tích, thay đổi đảm bảo nền kinh tế hạn chế khủng hoảng và duy trì cho sự phát triển kinh tế.