Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát được thờ phụng phổ biến ngày nay trong Phật giáo. Ngài đại từ, đại bi cứu khổ cứu nạn chúng sanh khỏi đau khổ, lầm lỗi. Ngoài các không gian chùa, tu viện, Bồ Tát cũng được nhiều Phật Tử thỉnh tượng về thờ tại gia. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bạn đọc những thông tin liên quan về văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát, mọi người cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục bài viết
1. Quan thế Âm Bồ Tát là ai?
Quan Thế Âm Bồ Tát (hay còn có tên gọi khác là Quán Thế Âm) tiếng Phạn gọi là Avalokitévara, nghĩa là “Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian”, tức là vị Bồ Tát quan sát âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ một cách tự tại.
Ngài là một vị Bồ tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. Quan thế Âm Bồ Tát chính là một trong 4 vị Bồ Tát quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa. Từ “Quan” có nghĩa là xem, nhìn và quan sát còn từ “Quán” có nghĩa là sự xem xét kỹ lưỡng, quan sát tường tận. “Quan” có vẻ chỉ là nghe, nhìn bình thường của giác quan con người còn “Quán” lại thiên về tuệ giác, thấy được rõ bản chất của Pháp. Quán Thế Âm là lắng nghe mọi khổ đau của chúng sinh trong thế gian để cứu độ. Do đó, xét theo ngữ nghĩa thì Quán Thế Âm hợp với hạnh nguyện của Ngài hơn. Tuy nhiên, dù là Quan Thế Âm hay Quán Thế Âm thì cả hai đều là danh xưng của Bồ Tát.
Theo kinh A Di Dà, Quan Thế Âm Bồ Tát cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát là trợ tuyên của đức Phật A Di Đà, được đặt danh hiệu Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát:
- Đại bị tức là lòng thương người bao la, rộng lớn.
- Quán nghĩa là xem xét, quán xét
- Thế là cõi thế gian
- Âm là lời cầu nguyện
Danh hiệu Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát chính là diễn tả những đức tính thương người, luôn lắng nghe những lời cầu cứu, cứu độ chính sinh của Quán Thế Âm Bồ Tát.
2. Thời gian lễ cúng Quan Thế Âm Bồ Tạt:
Hàng năm, nhiều ngôi chùa thường tổ chức lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát vào các ngày:
– 19 tháng 2: lễ giáng sanh
– 19 tháng 6: lễ thành đạo
– 19 tháng 9: lễ xuất gia
3. Bài văn khấn cúng Quán Thế Âm Bồ Tát cho Phật tử:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương
Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.
Con kính lạy Đức Viên Thông Giáo chủ thuỳ từ chứng giám.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm Quý Mão
Tín chủ con là: ……
Ngụ tại: ……
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.
Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước.
Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát! (3 lần, 3 lạy).
(Thông tin chỉ mang tính tham khảo)
4. Cách thờ cúng Quan Thế Âm Bồ Tát tại nhà
4.1. Mâm lễ thờ cúng Quan Thế Âm Bồ Tát
Theo phong tục cổ truyền người Việt, khi đi Lễ chùa, nên có lễ vật có thể là lễ to hay nhỏ, nhiều hay ít, sang, mọn tùy tâm, phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình. Quan Thế Âm Bồ Tát vốn xuất thân là người nhà Phật, vì thế, đồ cúng lễ gia chủ cần chuẩn bị phải là đồ chay. Tùy vào mỗi người mà có những mâm cỗ cúng khác nhau. Dưới đây là một mâm cúng lễ đơn giản tại nhà.
- Hương
- Hoa tươi (nên chọn hoa huệ, hoa cúc vàng, hoa sen,…)
- Hoa quả tươi (nên chọn những loại quả có thân hình tròn, căng mọng và màu sắc tươi sáng như cam, bưởi, lê, quýt,…)
- Bánh kẹo, phẩm oản
- Đĩa xôi chay
4.2. Nguyên tắc thờ cúng
Một số nguyên tắc khi thờ cúng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát tại nhà cần phải ghi nhớ, cụ thể như sau:
Hướng để bàn thờ: Bàn thờ luôn luôn được đặt sao cho hướng ra cửa chính để tạo sự trang nghiêm, tôn kính và hợp phong thủy. Nên đặt bàn thờ tượng Quan Thế Âm ngang hàng hay thấp hơn bàn thờ Gia Tiên.
Tuyệt đối không để hình tượng hoặc thờ Quan Thế Âm Bồ Tát trong phòng ngủ riêng bởi thờ cúng là việc làm trang nghiêm, tôn kính nên cần lựa chọn những nơi đảm bảo trang nghiêm, sang trọng để bày tượng Phật. Phòng ngủ là nơi riêng tư của cá nhân, được cho là nơi không đủ sạch sẽ với sự linh khiết của chư Phật.
Cách bài trí vật dụng trên bàn thờ: Chính giữa bàn thờ chúng ta đặt một bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, đặt bát hương ngay sát phía dưới chân Phật. Hai cây đèn đặt hai bên bàn thờ và có hai ly nước bên cạnh. Cùng với đó là hai đĩa hoa quả và hai bình hoa ở phía sau. Như vậy là chúng ta đã bài trí xong bàn thờ cúng Phật Bà Quan Thế Âm.
Vào mỗi buổi sáng, trước khi thắp hương, cần mặc áo tràng đánh 3 tiếng chuông và lạy ba lạy. Mỗi tối khi đã tắm rửa sạch sẽ, gia chủ sẽ tiến hành thắp hương và đánh 1 hay 3 tiếng chuông kết hợp với đọc kinh phật nếu muốn.
4.3. Ý nghĩa việc thờ cúng Quan Thế Âm Bồ Tát
Quan thế Âm Bồ Tát biểu thị cho lòng từ bi của tất cả chư Phật và ngài đi khắp cõi chúng sinh để hóa giải những đau khổ, những tiếng kêu oán thán của muôn loài, đưa chúng sanh thoát khoải cõi u minh. Quan thế Âm Bồ Tát chính là một trong 4 vị Bồ Tát quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa nên thỉnh về thờ phụng trước hết là việc thể hiện sự thành kính. Thờ Quan Thế Âm Bồ Tát không kiêng kị bất kể ai bởi như lời Đức Phật đã dạy, dù người tốt hay kẻ xấu, nếu một lòng hướng Phật thì đều có thể tu đạo.
Phật Quan Thế Âm bồ tát thường xuất hiện với hình tượng cầm trên tay bình thanh tịnh và cành liễu. Trong bình thanh tịnh chứa nước cam lồ. Nước cam lồ biểu trưng cho lòng từ bi. Với đặc điểm của nước cam lồ là vừa ngọt vừa mát, nước này rưới tới đâu là chan rải tình thương tới đó, làm mát mẻ êm dịu mọi khổ đau của chúng sanh. Còn bình thanh tịnh biểu trưng cho giới đức. Như Phật tử giữ năm giới, nhờ giữ giới mà trong sạch thanh tịnh. Người không giữ giới không bao giờ có tình thương chân thật hay lòng từ bi. Do đó, với mong muốn giữ cho tâm luôn trong sáng để mở lòng với tất cả mọi người, việc thờ cúng Quan Thế Âm Bồ Tát giúp cho cuộc sống của gia chủ mới tươi vui, an nhiên và có sức khỏe dồi dào. Khi đó trí tuệ sẽ được khai thông, tiền tài danh vọng ngày càng thuận lợi theo ý muốn. Đó chính là mục đích, ý nghĩa của việc cầu nguyện và thờ cúng Quan Thế Âm Bồ Tát. Đôi khi, chỉ cần ngắm nhìn tượng Ngài, sẽ làm cho lòng thanh tĩnh, dẫn lối tư tưởng về đúng mực, tránh có quyết định sai lầm. Ở Việt Nam có rất nhiều gia đình thờ cúng Quan Thế Âm Bồ Tát với mong muốn thành tâm hướng Phật, cầu mong bình an và thịnh vượng cho mọi người gia đình
5. Niệm Quan Thế Âm Bồ Tát:
Trong kinh Phổ Môn, Đức Phật Thích Ca có nói rằng: “Nếu vô lượng muôn ức chúng sinh chịu các khổ não, nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát và thành tâm xưng niệm niệm phật bồ tát quan thế âm thì tức thời Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ tìm theo tiếng kêu cầu đó để giải thoát và mọi khổ não sẽ biến mất”. Tức, bạn nghe đến danh hiệu ngài, thấy được thân tướng của ngài, lòng và tâm nghĩ tưởng đến ngài, không chỉ mọi khổ đau, phiền não sẽ được hóa giải, lòng sẽ nhẹ bớt những nỗi sầu lo lắng mà công đức sẽ không biến mất, sau này nhờ đó mà bạn sẽ không bị khổ não nơi các cõi. Dù bạn ở trong bất cứ hoàn cảnh nguy nạn nào, bạn cũng sẽ cảm thấy yên tâm không còn chút sợ hãi nào bởi năng lực của Bồ tát tỏa ra sẽ che chở làm cho bạn cảm thấy vững lòng
Khi niệm Quan Thế Âm Bồ Tát những lợi ích có thể kể đến như là: Trong thân ta không còn tánh tham; không còn sân giận; không còn si mê; không sợ mình bị đọa vào ba đường ác nữa; không còn bị những bệnh nan y; không còn bất cứ, sự đau khổ nào nữa; cầu con trai hay, con gái chi cũng đều được toại ý; cảm thấy yên tâm trong bất cứ hoàn cảnh nguy nạn nào; được phá trừ nghiệp chướng trọng tội; được toại như sở nguyện; không còn chịu quả báo đau khổ trong các đường ác; không sợ quỷ dữ, tà thần, tà thuật làm hại; được chư thiên và các vị thiện thần bảo vệ; được sanh về trong cõi Phật mười phương; giải oan gia thích khiết từ nhiều đời trước; được công đức vô lượng.