Đại sứ là chủ thể đại diện cho quốc gia, thực hiện các công việc liên quan đến đối trọng, ngoại giao với quốc gia mà mình được cử đến công tác. Liên quan đến đại sứ, rất nhiều người thắc mắc triệu hồi đại sứ là gì? Thẩm quyền cử và triệu hồi đại sứ thuộc về ai?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm đại sứ. Hiểu như thế nào là triệu hồi đại sứ?
Đại sứ là nhân viên ngoại giao có chức vụ cao nhất, được chỉ định đại diện cho một quốc gia tại một đất nước khác hoặc một tổ chức quốc tế. Hay nói cách khác, đại sứ chính là người có thẩm quyền cao nhất của một chính phủ tại một quốc gia khác, các nước thường cho phép đại sứ quản lý một khu vực nhất định nào đó và được gọi với tên gọi là Đại sứ quán.
Trong quan hệ đối trọng, đối ngoại ngày càng càng phát triển mạnh mẽ như ngày nay, quan hệ giao thương giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng lớn. Tại đây, các quốc gia sẽ hợp tác, giao lưu với nhau trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội: Từ kinh tế đến văn hóa…
Để tăng cường quan hệ ngoại giao giữa các nước trên thế giới, hiện nay, trong quan hệ thiết lập ngoại giao, các quốc gia (bao gồm cả Việt Nam) luôn có các đại sứ quán. Đại sứ quán được hiểu là nơi sinh sống, làm việc của đại sứ của một quốc gia tại một quốc gia sở tại khác. Ví dụ: Tại Việt Nam, sẽ có các Đại sứ quán như Đại sứ quán Mĩ, Đại sứ quán Hàn Quốc, Đại sứ quán Lào…
Các đại sứ là do Nhà nước của một quốc gia cử đến một quốc gia khác để làm việc. Tại đây, họ có trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến ngoại giao, thúc đẩy quan hệ hợp hợp tác giữa nước mình với các quốc gia sở tại này. Đồng thời, đại sứ còn có trách nhiệm hỗ trợ, bảo vệ công dân của nước mình tại quốc gia nơi mình làm đại sứ.
Từ những nội dung phân tích ở trên, có thể thấy, đại sứ có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quan hệ hợp tác, đối ngoại giữa các quốc gia với nhau. Trong nhiều trường hợp, đây là chủ thể chịu trách nhiệm chính trong việc thương thảo các hoạt động mang tính liên kết đa quốc gia. Vậy nên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu thế hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ như ngày nay, vai trò của đại sứ và các vấn đề liên quan đến hoạt động của đại sứ luôn được người dân đặc biệt quan tâm.
Ta thường nghe đến cụm từ “Triệu hồi đại sứ”. Vậy triệu hồi đại sứ là gì?
Hiểu một cách triệu hồi đại sứ là hành vi pháp lý của nước cử đi áp dụng để gọi đại sứ của mình đang công tác tại nước ngoài trở về. Đại sứ chính là cán bộ Nhà nước cấp cao, được Nhà nước cử đi công tác, chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động ngoại giao với nước sở tại mà mình được cử đến.
2. Khi nào thì triệu hồi đại sứ (Lý do triệu hồi đại sứ)?
Đại sứ là chủ thể đại diện cho quốc gia, thực hiện các công việc liên quan đến đối trọng, ngoại giao với quốc gia mà mình được cử đến công tác. Ta hiểu rằng, đại sứ là do Nhà nước cử đi. Vậy nên, trong trường hợp cần triệu hồi về nước, thì cũng là do nhận được thông báo triệu hồi của cơ quan Nhà nước gửi đến. Thông thường, việc triệu hồi được thể hiện dưới hình thức thư của nguyên thủ quốc gia nước bổ nhiệm đại sứ gửi cho nguyên thủ quốc gia nước tiếp nhận đại sứ và thư này được gọi là “thư triệu hồi”.
Vậy khi nào được triệu hồi đại sứ?
Đại sứ được triều hồi về nước bởi một trong các lý do sau đây:
– Đại sứ không hoàn thành được những công việc, chức trách mà Nhà nước giao phó. Trong quá trình hoạt động, làm việc của mình, Đại sứ đã gây ra những sai lầm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của đất nước mình; quan hệ đối trọng giữa nước mình với nước sở tại.
– Trong quá trình làm đại sứ của nước sở tại, Đại sứ có những hành vi thiếu tế nhị, can thiệp vào công việc nội bộ của nước chủ nhà, lúc này, nước chủ nhà sẽ đưa ra yêu cầu chính thức về việc quốc gia kia thực hiện triệu hồi đại sứ của mình về nước.
Trên đây là hai lý do chính, trả lời cho câu hỏi khi nào đại sứ được triều hồi. Thực tế, trên thế giới, đã có rất nhiều trường hợp đại sứ được triệu hồi về nước. Căn nguyên sâu xa của lý do triệu hồi còn mang tính chất chính trị, nên thường không được tiết lộ.
Tuy nhiên, ta có thể nhìn nhận rằng, với tư cách là một đại sứ, các cá nhân sẽ phải đảm nhận những vai trò, trách nhiệm lớn lao trong việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa quốc gia mình với nước chủ nhà. Là người đứng đầu hoạt động ngoại giao, đại sứ sẽ có nhiệm vụ hoàn thiện tốt các công việc của mình, đưa quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai quốc gia đi lên. Trong trường hợp có các vấn đề phát sinh xảy ra, đại sứ sẽ là người đầu tiên đứng ra, đưa ra phương hướng giải quyết tạm thời, thực hiện thông báo cho cấp lãnh đạo Nhà nước mình (tức có vai trò trong việc điều tiết và giải quyết các vấn đề xoay quanh quan hệ ngoại giao). Vậy nên, nếu không hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, Đại sứ sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Hoặc trong quá trình hoạt động, có xảy ra sai phạm gì, cá nhân này cũng là người chịu trách nhiệm với nước sở tại.
Khi không hoàn thành tốt các công việc mà mình được đảm nhận, đại sứ hoàn toàn có quyền bị triệu tập về nước.
3. Thẩm quyền cử và triệu hồi đại sứ:
Đại sứ là quan chức Nhà nước cấp cao, thực hiện các công việc, chức trách được giao phó tại một quốc gia khác. Trong quá trình hoạt động, làm việc của mình, có rất nhiều trường hợp đại sứ không hoàn thành nhiệm vụ, chức trách được giao. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ ngoại giao, đối tác giữa quốc gia của họ với nước sở tại.
Trên thế giới, đã có không ít trường hợp đại sứ bị triệu tập về nước. Khi có thông tin về đại sự bị triệu tập về nước, người ta sẽ quan tâm đến lý do bị triệu tập về, đại sứ thay thế họ là ai, mà rất ít người quan tâm đến việc ai là người có thẩm quyền cử và triệu tập đại sứ?
– Trong trường hợp đại sứ có những hành động tế nhị, can thiệp vào hoạt động nội bộ của nước sở tại, hoặc gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho lợi ích của họ, thì nước chủ nhà hoàn toàn có quyền yêu cầu đại sứ nước ngoài rời khỏi lãnh thổ mà không cần phải yêu cầu quốc gia cử đại sứ triệu hồi đại sứ của mình. Thông thường, hoạt động này diễn ra còn phụ thuộc vào chính sách, đạo luật của quốc gia đó. Nếu đại sứ vi phạm, họ có thể sử dụng luật riêng của nước mình để đưa ra quyết định yêu cầu đại sứ nước ngoài rời khỏi lãnh thổ.
Song, đây là việc triệu hồi đại sứ với mức độ đặc biệt nghiêm trọng. Còn thông thường, nếu đại sứ có vi phạm các nguyên tắc, đạo luật của một quốc gia, thì quốc gia này sẽ yêu cầu quốc gia kia cử đại sứ triệu hồi đại sứ của nước mình. Việc đưa ra yêu cầu thể hiện sự đối trọng, tôn trọng qua lại giữa hai quốc gia với nhau. Tức tính chất của sự việc chưa đến mức quá nặng nề.
– Trong trường hợp đại sứ được cử sang nước ngoài để thực hiện các công việc liên quan đến đối tác, ngoại giao được Nhà nước giao phó nhưng không hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình (tức gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ ngoại giao, sự phát triển chung của nước nhà), thì Nhà nước có quyền gửi thư triệu hồi đại sứ về nước.
Tại trường hợp này, việc triệu hồi là do quốc gia của đại sứ đó thực hiện. Khi nhận được lệnh triệu hồi, đại sứ sẽ phải về nước, và sẽ có chủ thể khác đứng ra, thay họ thực hiện các công việc liên quan. Hoạt động triều hồi này mang tính chất chủ quan, xuất phát từ nguyên nhân nội bộ của quóc gia. Khi cảm thấy đại sứ không hoàn thành tốt các công việc, chức trách mà mình được đảm nhận, quốc gia đó hoàn toàn có quyền gửi thưu triệu hồi đại sứ về nước. Đây được đánh giá là hoạt động điều chỉnh quan hệ ngoại giao, giúp hoạt động ngoại giao đạt được kết quả toàn diện và tốt đẹp nhất (Thúc đẩy sự phát triển của đất nước).
Có thể thấy, thẩm quyền triệu hồi đại sứ thuộc về quốc gia nước chủ nhà và quốc gia của đại sứ. Việc triệu hồi chỉ được diễn ra khi hoạt động của đại sứ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động ngoại giao giữa hai nước, lợi ích riêng của mỗi quốc gia. Đồng thời, đây là một trong những vấn đề nhạy cảm của chính trị ngoại giao. Do đó, khi đưa ra quyết định triệu hồi, quốc gia có thẩm quyền thường phải xem xét kỹ lưỡng rồi mới đưa ra quyết định tiến hành.