Dưới đây là giáo án lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức tất cả các môn năm 2023, giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị các bài dạy hay và hấp dẫn đến cho học sinh. Mời các quý thầy cô cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1:
BÀI 1: A, a
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
– Học sinh nhận biết âm a và đọc đúng âm a.
– Viết đúng chữ a và phát triển kỹ năng nói về lời chào hỏi.
2. Kĩ năng
Phát triển KN quan sát, nhận biết các nhân vật, suy đoán ND của tranh minh hoạ thông qua những tình huống reo vui “a”, những tình huống cần phải nói lời chào hỏi (gặp mặt, tạm biệt).
3. Thái độ
Thêm yêu thích môn Tiếng Việt
II. Chuẩn bị
– Nắm chắc các đặc điểm phát âm của âm a (âm a có độ mở của miệng rộng nhất).
– Nắmchắc cấu tạo cũng như cách viết chữ a.
– Cần biết các tình huống reo lên “A! A!” (ngạc nhiên, vui sướng,…).
– Cần biết, bác sĩ nhi khoa đã vận dụng đặc điểm việc phát âm của âm a (độ mở miệng rộng nhất) vào việc khám chữa bệnh. Thay vì các bác sĩ nhi khoa yêu cầu trẻ há miệng ra để khám họng thì các bác sĩ lại thường khích lệ nói “a… a”.
III. Hoạt động dạy học
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động – Học sinh ôn lại các nét “cong kín” và “nét móc xuôi” các nét cấu tạo chữ a kiểu chữ thường. Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi để nhận biết các “nét cong kín” và “nét móc xuôi”. 2. Nhận biết – Học sinh quan sát bức tranh và trả lời các câu hỏi sau: Bức tranh vẽ những ai? Nam và Hà đang làm gi? Hai bạn và cả lớp có vui hay không? Tại sao em biết? – Giáo viên và học sinh cùng thống nhất câu trả lời. – Giáo viên thuyết minh (nhận biết) dưới bức tranh. – Giáo viên có thể đọc thành tiếng câu nhận biết cũng như yêu cầu học sinh đọc theo. – Giáo viên đọc từng cụm từ và yêu cầu học sinh đọc theo. – Giáo viên và học sinh lặp lại các câu nhận biết: “Nam và Hà đang ca hát”. Học sinh không tự đọc được các câu nhận biết này; chính vì vậy mà giáo viên cần phải đọc các câu nhận biết chậm rãi với tốc độ phù hợp để học sinh có thể đọc theo. – Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết tiếng có âm a và giới thiệu chữ a – Giáo viên viết hoặc trình chiếu chữ a lên bảng. 3. Học sinh luyện đọc âm a – Giáo viên đưa chữ a lên bảng để học sinh nhận biết chữ a trong bài học. – Giáo viên đọc mẫu âm a và yêu cầu Hs đọc theo. – Giáo viên sửa lại lỗi phát âm của học sinh (nếu thấy cần thiết). – Giáo viên kể truyện ngụ ngôn “Thỏ và cá sấu” để thấy được đặc điểm phát âm của âm a, Tóm tắt câu chuyện “Thỏ và cá sấu” như sau: Thỏ và cá sấu vốn không ưa gì nhau. Cá sấu luôn tìm cách để hãm hại thỏ nhưng lần nào cá sấu cũng bị lộ. Ngày nọ, thỏ bị cá sấu tóm gọn khi nó đang đứng chơi ở bờ sông. Trước khi cá sấu ăn thịt thỏ, cá sấu đã ngậm thỏ ở trong miệng và rói rít len qua kẽ răng Hu! Hu! Hu! Lúc này, thỏ liền nghĩ ra một kế và nói với cá sấu rằng: “Anh kêu hu hu hu, tôi không sợ dâu. Anh phải kêu ha ha ha thi tôi mới sợ anh cơ”. Thấy vậy, cá sấu tưởng thật và kêu thật to “Ha! Ha! Ha!”, thế là thỏ nhảy ra khỏi miệng của cá sấu và chạy thoát. Thỏ đã thoát chết trong gang tấc nhờ tiếng có âm a ở cuối miệng cá sấu mở rất rộng. Cá sấu kêu “Ha! Ha! Ha!”, miệng của cá sấu sẽ mở rộng ra và thỏ mới có thể chạy thoát dễ dàng. 4. Viết bảng – Đưa mẫu chữ a và hướng dẫn học sinh quan sát – Viết mẫu chữ a, vừa viết vừa nói về quy trình và cách viết chữ a. – Yêu cầu học sinh viết bảng nhỏ. | – Học sinh ôn bài
– Tranh vẽ Nam, Hà và các bạn. – Nam và Hà đang ca hát. – Các bạn trong lớp rất vui. – Các bạn đang tươi cười, vỗ tay tán thưởng, tặng hoa,..)
– Học sinh nói theo
– Học sinh đọc theo
– Học sinh đọc theo
– Học sinh quan sát
– Học sinh đọc theo – Học sinh lắng nghe
– Học sinh lắng nghe
– Học sinh quan sát
– Học sinh viết chữ a thường vào bảng con |
…………………….
2. Giáo án môn Toán lớp 1:
BÀI 1: Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5
(3 tiết)
I. Mục tiêu
1. Phát triển kiến thức
– Đọc, đếm và viết được các số từ 0, 1, 2, 3, 4, 5.
– Sắp xếp các số từ số 0 đến số 5.
2. Phát triển NL chung và PC
– Thực hiện các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.
II. Chuẩn bị
– Bộ đồ dùng học tập môn toán lớp 1
III. Các hoạt động cơ bản
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động – Ổn định tổ chức – Giới thiệu bài học: Bài 1: Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5 | – Học sinh hát – Học sinh lắng nghe |
2. Khám phá – Giáo viên trình chiếu bức tranh ở trang 8 | – Học sinh quan sát tranh |
– Giáo viên chỉ vào bức tranh đầu tiên và hỏi các câu hỏi sau: + Trong bể có bao nhiêu con cá? + Có mấy khối vuông? + Vậy có số mấy? – Giáo viên giới thiệu số 1 – Chuyển sang bức tranh thứ 2, sau đó chỉ vào con cá thứ nhất và đếm “một”, rồi chỉ vào con cá thứ hai rồi đếm “hai”. Giới thiệu “Trong bể có hai con cá” và viết số 2 lên bảng. – Thực hiện tương tự với các bức tranh giới thiệu các số 3, 4, 5 còn lại. – Chỉ vào tranh cuối cùng và hỏi: + Trong bể có con cá nào không? + Có khối vuông nào không? – Giới thiệu “Trong bể không có con cá nào, không có khối vuông nào” và viết số 0 lên bảng. – Giáo viên gọi học sinh đọc lại các số vừa được học. | – Quan sát đếm và trả lời các câu hỏi: + Trong bể có 1 con cá. + Có 1 khối vuông + Ta có số 1 – Quan sát, một số học sinh khác nhắc lại. – Theo dõi và nhận biết số 2
– Theo dõi và nhận biết các số 3, 4, 5.
– Theo dõi và trả lời câu hỏi: + Không có con cá nào trong bể + Không có khối ô vuông nào + Theo dõi nhận biết số 0 và đọc lại. – Học sinh đọc cá nhân: 1, 2, 3, 4, 5, 0 |
Nhận biết số 1, 2, 3, 4, 5 | |
– Yêu cầu HS lấy ra 1 que tính sau đó đếm số que tính đã lấy ra. | – Lấy 1 que tính rồi đếm: 1 |
– Yêu cầu HS lấy ra 2 que tính sau đó đếm số que tính đã lấy ra. | – Lấy 2 que tính rồi đếm: 1, 2 |
– Yêu cầu HS lấy ra 3 que tính sau đó đếm số que tính đã lấy ra. | – Lấy 3 que tính rồi đếm: 1, 2, 3 |
– Yêu cầu HS lấy ra 4 que tính sau đó đếm số que tính đã lấy ra. | – Lấy 4 que tính rồi đếm: 1, 2, 3, 4 |
– Yêu cầu HS lấy ra 5 que tính sau đó đếm số que tính đã lấy ra. | – Lấy 5 que tính rồi đếm: 1, 2, 3, 4, 5 |
Viết các số 1, 2, 3, 4, 5 |
|
– Viết mẫu và hướng dẫn học sinh viết lần lượt các số 1, 2, 3, 4, 5. |
|
* Viết số 1 – Số 1 cao 2 li. Gồm có 2 nét: nét 1 là thẳng xiên và nét 2 là thẳng đứng. – Cách viết: + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ số 4, sau đó viết nét thẳng xiên đến đường kẻ 5 thì dừng bút lại. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng đứng xuống phía bên dưới đến đường kẻ số 1 thì dừng lại. – Cho học sinh viết bảng con |
– Theo dõi và viết theo trên không trung.
– Viết bảng con số 1 |
* Viết số 2 – Số 2 cao 2 li. Gồm có 2 nét: Nét 1 là kết hợp của hai nét thẳng xiên và cong trên. Nét 2 là thẳng ngang – Cách viết: + Nét 1: Đặt bút từ trên đường kẻ số 4, viết nét cong trên nối với nét thẳng xiên từ trên xuống dưới và từ bên phải sang bên trái đến đường kẻ số 1 thì dừng bút lại. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét số 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng ngang trùng với đường kẻ số 1 bằng với độ rộng của nét cong trên. – Cho học sinh viết bảng con |
– Theo dõi và viết theo trên không trung.
– Viết bảng con số 2 |
* Viết số 3 – Số 3 cao 2 li. Gồm có 3 nét. Nét 1 là thẳng ngang, nét 2 là thẳng xiên và nét 3 là cong phải – Cách viết: + Nét 1: Đặt bút ở trên đường kẻ số 5 và viết nét thẳng ngang bằng với một nửa chiều cao thì dừng bút lại. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét số 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng xiên đến giữa đường kẻ số 3 và đường kẻ số 4 thì dừng bút lại. + Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét số 2 chuyển hướng bút viết nét cong phải xuống đến đường kẻ số 1 sau đó hướng lên đến đường kẻ số 2 thì dừng lại. – Cho học sinh viết bảng con |
– Theo dõi và viết theo trên không trung.
– Viết bảng con số 3 |
* Viết số 4 – Số 4 cao 4 li. Gồm có 3 nét: Nét 1 là thẳng xiên, nét 2 là thẳng ngang và nét 3 là thẳng đứng. – Cách viết: + Nét 1: Đặt bút ở trên đường kẻ số 5 và viết nét thẳng xiên đến đường kẻ số 2 thì dừng bútại. + Nét 2: Từ điểm dừng bút nét số 1 chuyển hướng bút viết nét thẳng ngang và rộng hơn một nửa chiều cao 1 chút thì dừng bút lại. + Nét 3: Từ điểm dừng bút nét số 2, viết lên đường kẻ số 4 nét thẳng đứng từ trên xuống đến đường kẻ 1 thì dừng bút lại. – Cho học sinh viết bảng con |
– Theo dõi và viết theo trên không trung.
– Viết bảng con số 4 |
* Viết số 5 – Số 5 cao: 4 li. Gồm có 3 nét. Nét 1 là thẳng ngang, nét 2 là thẳng đứng và nét 3 là cong phải. – Cách viết: + Nét 1: Đặt bút ở trên đường kẻ 5 viết nét thẳng ngang bằng với 1 nửa chiều cao thì dừng bút lại. + Nét 2: Từ điểm dừng bút nét 1, trở lại điểm đặt bút nét 1, viết nét thẳng đứng cho đến đường kẻ 3 thì dừng bút lại. + Nét 3: Từ điểm dừng bút nét 2 chuyển hướng bút viết nét cong phải cho đến đường kẻ số 2 thì dừng bút lại. – Cho học sinh viết bảng con |
– Theo dõi và viết theo trên không trung.
– Viết bảng con số 5 |
* Viết số 0 + Số 0 cao 4 li. Gồm có 1 nét là nét cong kín + Cách viết: Đặt bút phía dưới đường kẻ 5 sau đó viết nét cong kín và dừng bút ở điểm xuất phát. – Cho học sinh viết bảng con |
– Theo dõi, viết theo trên không trung.
– Viết bảng con số 0 |
Hoạt động thực hành * Bài 1: Tập viết số. – Nêu yêu cầu của bài. – Chấm các chấm theo hình số lên bảng – GV hướng dẫn HS viết các số theo chiều mũi tên được thể hiện trong SGK. – GV cho HS viết bài |
– HS theo dõi – HS quan sát
– Theo dõi hướng dẫn của GV – HS viết vào vở BT |
…………………………………….
3. Giáo án môn Đạo đức lớp 1:
CHỦ ĐỀ 1: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN
Bài 1: Em giữ sạch đôi tay
I. Mục tiêu
Bài học hình thành và phát triển cho HS ý thức tự chăm sóc, giữ gìn đôi bàn tay, NL điều chỉnh hành vi dựa theo các yêu cầu cần đạt như sau:
– Nêu được những việc làm để giữ đôi bàn tay sạch sẽ
– Biết được lý do phải giữ đôi tay sạch sẽ
– Tự thực hiện vệ sinh đúng cách đôi bàn tay của mình.
II. Chuẩn bị
Giáo viên:
– Sách giáo khoa, vở bài tập môn đạo đức 1
– Tranh ảnh, các mẩu truyện, hình dán mặt cười và mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Tay thơm tay ngoan” do Bùi Đình Thảo sáng tác)
– Máy tính và bài giảng PowerPoint
Học sinh: Sách giáo khoa và vở bài tập môn đạo đức 1
III. Tổ chức hoạt động giảng dạy
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: – Tổ chức cho cả lớp hát bài “Tay thơm tay ngoan” và đặt câu hỏi: Bạn nhỏ ở trong bài hát có đôi bàn tay như thế nào? Cả nhà ở trong bài hát thương nhau như thế nào? – Góp ý và đưa ra kết luận: Để có được đôi bàn tay thơ, bàn tay xinh hàng ngày HS cần phải giữ đôi bàn tay sạch sẽ. 2. Khám phá HĐ 1: Khám phá lợi ích của việc giữ cho đôi tay sạch sẽ – Chiếu hình hoặc treo bức tranh lên bảng – Đặt câu hỏi theo bức tranh + Tại sao em cần phải giữ sạch đôi tay? + Nếu em không giữ sạch đôi bàn tay thì sẽ xảy ra điều gì? – GV lắng nghe các nhóm trình bày ý kiến. Kết luận: – Giữ đôi bàn tay sạch giúp cho em bảo vệ được sức khoẻ, luôn mạnh khoẻ và vui vẻ hơn. – Nếu em không giữ cho đôi tay sạch sẽ khiến cho bàn tay bị bẩn, cơ thể sẽ khó chịu, bị đau bụng,… HĐ 2: Em giữ sạch đôi bàn tay – Chiếu hình hoặc treo bức tranh lên bảng – Đặt câu hỏi theo bức tranh: Các bước rửa tay của em như thế nào? – Giáo viên gợi ý trả lời: 1. Làm ướt lòng bàn tay bằng nước 2. Xoa xà phòng vào hai lòng bàn tay 3. Chà hai lòng bàn tay lại vào với nhau, miết các ngón tay vào từng kẽ ngón tay 4. Chà từng ngón tay vào trong lòng bàn tay 5. Rửa bàn tay sạch lại với nước 6. Làm khô bàn tay bằng khăn sạch. Kết luận: Em cần phải thực hiện đúng các bước rửa tay để có được đôi bàn tay sạch sẽ. 3. Luyện tập HĐ 1: Chọn bạn biết giữ vệ sinh đôi bàn tay – Chiếu hình hoặc treo bức tranh lên bảng – Chia học sinh thành các nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ cho từng nhóm. – Yêu cầu: HS quan sát bức tranh và thảo luận theo nhóm để lựa chọn bạn đã biết vệ sinh đôi bàn tay. – Giáo viên gợi ý để học sinh chọn những bạn biết giữ đôi tay sạch sẽ + Tranh 1: Rửa tay sạch sẽ +Tranh 3: Cắt móng tay sạch sẽ – Bức tranh thể hiện bạn không biết giữ đôi tay: + Tranh 2: Bạn lau tay bẩn lên quần áo + Tranh 4: Bạn dùng tay để ngoáy mũi Kết luận: Em cần phải học tập hành động của các bạn ở bức tranh số 1,3 để giữ vệ sinh đôi bàn tay; không nên làm theo hành động của các bạn ở bức tranh số 2,4. HĐ 2: Chọn hành động nên làm để giữ gìn vệ sinh đôi bàn tay – Chiếu hình hoặc treo bức tranh lên bảng hoặc trong sách giáo khoa đặt câu hỏi: Hành động nào nên làm, hành động nào không nên làm để giữ gìn đôi tay sạch sẽ? Tại sao? – Giáo viên gợi ý để học sinh chọn các hành động nên làm ở bức tranh số 1,2,4 và hành động không nên làm ở bức tranh số 3 Kết luận: Em cần phải làm theo các hành động ở bức tranh số 1,2,4 để giữ gìn vệ sinh đôi tay và không nên làm theo hành động ở bức tranh số 3 HĐ 3: Chia sẻ cùng các bạn – Yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn về cách mà em giữ gìn đôi tay sạch sẽ – Giáo viên nhận xét và điều chỉnh lại cho học sinh 4. Vận dụng HĐ 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn – Chiếu hình hoặc treo bức tranh lên bảng hoặc trong sách giáo khoa và đặt câu hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì? – Giáo viên phân tích câu trả lời chọn ra lời khuyên phù hợp nhất Kết luận: Chúng ta cần phải rửa tay sạch sẽ trước khi ăn để bảo vệ sức khoẻ của mình HĐ 2: Em luôn giữ cho đôi tay sạch sẽ hàng ngày – Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận về các việc làm giữ cho đôi tay được sạch sẽ Kết luận: Em luôn giữ gìn cho đôi tay sạch sẽ hằng ngày để có một cơ thể khoẻ mạnh. GV nhận xét và đánh giá sự tiến bộ của học sinh sau tiết học. | – Học sinh hát
– Học sinh trả lời – Học sinh quan sát tranh
– Học sinh trả lời – Học sinh lắng nghe – Học sinh trả lời – Học sinh tự liên hệ đến bản thân và kể ra. – Học sinh chọn -HS lắng nghe – Học sinh quan sát – Học sinh chọn
– Học sinh lắng nghe
– Học sinh thảo luận và nêu
– Học sinh lắng nghe |
………………………………
4. Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 1:
Chủ đề 1: GIA ĐÌNH
Bài 1: Kể về gia đình
(2 tiết)
I. Mục tiêu
– HS giới thiệu được bản thân và giới thiệu được các thành viên trong gia đình.
– Nêu được các công việc mà các thành viên trong gia đình thường làm và hoạt động vui chơi của các thành viên trong gia đình của Hoa.
– HS tự giác tham gia các công việc nhà phù hợp với bản thân.
– Biết yêu quý, trân trọng và thể hiện được tình cảm của mình cũng như cách ứng xử với các thành viên trong gia đình phù hợp.
II. Chuẩn bị
– Giáo viên:
+ Hình ở trong sách giáo khoa phóng to
+ Tranh ảnh của các thành viên trong gia đình cùng chia sẻ công việc nhà, các bài hát về gia đình.
– Học sinh: Tranh, ảnh về gia đình mình (nếu có)
III. Các hoạt động dạy học
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Mở đầu: Khởi động – Giáo viên tổ chức cho học sinh hát bài hát về gia đình “Cả nhà thương nhau” do Phan Văn Minh sáng tác. 2. Hoạt động khám phá Hoạt động 1 – Hướng dẫn học sinh quan sát hình ở trong sách giáo khoa – Đặt câu hỏi để học sinh kể về các thành viên trong gia đình Hoa. – Kết luận: Gia đình Hoa gồm có ông, bà, bố, mẹ, Hoa, em trai. Mọi người đang vui vẻ, quây quần bên nhau lắng nghe Hoa kể về các hoạt động ở trường. Yêu cầu cần đạt: Học sinh nhận biết được và giới thiệu được các thành viên có trong gia đình Hoa. Hoạt động 2 Đưa ra câu hỏi: – Vào lúc nghỉ ngơi ông bà và bố mẹ của Hoa thường làm gì? – Mọi người trong gia đình của Hoa có vui vẻ không? Yêu cầu cần đạt: Học sinh nhận biết được các việc làm vào lúc nghỉ ngơi của những thành viên ở trong gia đình Hoa. 3. Hoạt động thực hành – Hướng dẫn từng nhóm học sinh kể cho nhau nghe về gia đình của mình + Gia đình em có những thành viên nào? + Vào lúc nghỉ ngơi mọi người trong gia đình em thường làm gì? – Giáo viên gọi vài học sinh lên kể về gia đình mình trước lớp, khuyến khích các em học sinh có ảnh về gia đình. – Kết luận: Chúng ta ai sinh ra cũng có một gia đình. Ông bà, bố mẹ, anh chị em là những người thân yêu nhất. Mọi người trong gia đình phải quan tâm, chăm sóc và thương yêu nhau. Yêu cầu cần đạt: Học sinh giới thiệu được bản thân và các thành viên ở trong gia đình của mình. 4. Đánh giá Đánh giá thái độ: Học sinh yêu quý các thành viên trong gia đình. 5. Hướng dẫn về nhà Học sinh chuẩn bị tranh, ảnh về hoạt động của thành viên trong gia đình mình * Tổng kết tiết học – Nhắc lại ND bài học – Nhận xét về tiết học – Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học sau |
– Học sinh hát
– Học sinh quan sát – Học sinh trả lời
– Lắng nghe
– Học sinh trả lời
– Học sinh trả lời
– Làm việc theo nhóm đôi
– Kể về gia đình mình – Lắng nghe
– Lắng nghe
– Lắng nghe
– Lắng nghe |
………………………………
5. Giáo án Mỹ thuật lớp 1:
CHỦ ĐỀ 1: MĨ THUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG
I. Mục tiêu
– Học sinh nhận biết được mĩ thuật có ở xung quanh chúng ta và mĩ thuật được tạo bởi những người khác nhau, nhấn mạnh về đối tượng HS có trong nhà trường.
– HS nhận biết được các đồ dùng, vật liệu, công cụ để thực hành, sáng tạo trong môn học mĩ thuật
– HS biết được cách bảo quản, sử dụng các đồ dùng học tập.
II. Phương pháp dạy học
– DH theo chủ đề, DH khám phá
– sáng tạo và vận dụng linh hoạt những PPDH sao cho phù hợp với nhận thức của HS và điều kiện các cơ sở vật chất của nhà trường.
III. Chuẩn bị
Giáo viên:
– Giáo viên có thể chuẩn bị các hình ảnh, clip có liên quan đến chủ đề trình chiếu trên Powerpoint để học sinh dễ dàng quan sát.
– Các sản phẩm mĩ thuật.
– Đồ dùng học tập, những hình ảnh có liên quan đến môn mĩ thuật giúp HS quan sát trực tiếp.
Học sinh:
– Sách Mĩ thuật lớp 1
– Vở thực hành Mĩ thuật lớp 1
– Đồ dùng học tập trong môn học mĩ thuật.
IV. Hoạt động dạy học
TIẾT 1: Sản phẩm mỹ thuật
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Đồ dùng, phương tiện dạy học |
– Giáo cụ trực quan tùy vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và khả năng của mỗi GV | – Sách Mĩ thuật 1, Vở thực hành Mĩ thuật 1, đồ dùng học tập trong môn học mĩ thuật | Máy chiếu (giá treo giấy A0) và bút để trình chiếu (nếu có). |
– Căn cứ gợi ý những hoạt động có trong SGV để tổ chức.
| – Trình bày hiểu biết của mình về các sản phẩm mĩ thuật ở trong sách. | |
– Căn cứ các ý kiến mà HS phát biểu, giáo viên giải thích trên cơ sở phân tích giáo cụ trực quan hay hình ảnh minh họa có trong sách. | – Học sinh lắng nghe và đặt câu hỏi cho giáo viên khi chưa hiểu bài. | |
– Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các sản phẩm mĩ thuật mà mình đã làm hoặc mình đã được thấy trong nhà trường. | – Học sinh trả lời các nội dung có liên quan | |
Chú ý | Sản phẩm mĩ thuật được giới thiệu ở trong phần này chính là cơ sở để học sinh chiếm lĩnh kiến thức trong các bài học tiếp theo, do đó giáo viên chỉ nên giới thiệu mà không nên đi sâu về chất liệu cũng như cách làm sản phẩm mĩ thuật đó. |
………………………………
6. Giáo án môn Âm nhạc lớp 1:
Chủ đề 1: ÂM THANH KÌ DIỆU
Tiết 1:
Thường thức âm nhạc: ÂM THANH KÌ DIỆU
Hát: VÀO RỪNG HOA
(Nhạc và lời: Việt Anh)
I. Mục tiêu
– Kể được tên bài hát, thuộc lời ca và hát với giọng tự nhiên đúng theo với giai điệu bài hát
– Bước đầu học sinh hát kết hợp với vỗ tay theo phách ở hình thức đồng ca và tốp ca kết hợp với nhạc đệm.
– Thông qua nhạc cụ sáo trúc nhận biết được âm thanh tự nhiên và âm thanh âm nhạc
– Biết lắng nghe, quan sát, đưa ra ý kiến và tương tác với GV để khám phá ND câu chuyện Khu rừng kì diệu
– Biết thể hiện âm thanh to – nhỏ theo yêu cầu của trò chơi với nhóm hoặc cặp đôi.
– Cảm nhận được các âm thanh và hình ảnh các bạn nhỏ đang vui chơi trong rừng hoa. Giáo dục cho học sinh biết ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, cây cối ở gia đình và ở nơi công cộng.
II. Chuẩn bị
Giáo viên:
– Trình chiếu Powerpoint hoặc Đàn phím điện tử, Loa Blutooth, nhạc hát, nhạc đệm
– Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Vào rừng hoa (Nhạc và lời: Việt Anh)
– Chuẩn bị các chất liệu như: ly, giấy, muỗng, …
Học sinh:
– Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 1
– Vở bài tập Âm nhạc lớp 1
– Thanh phách, song loan/ nhạc cụ tự chế.
III. Tiến trình dạy học
Nội dung (Thời lượng) | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Hoạt động 1: Thường thức âm nhạc: Âm thanh kì diệu (10’) * Khởi động: – Tạo ra các loại âm thanh đã được chuẩn bị từ trước đó: ly, giấy, muỗng, bàn học. – Mô tả các loại chất liệu khác nhau sau đó dẫn dắt vào câu chuyện Âm thanh kì diệu. | – Thực hiện và hỏi: Âm thanh phát ra từ đâu? – Tổng hợp lại các âm thanh sau đó giới thiệu vào câu chuyện Âm thanh kì diệu. | – Nghe, cảm nhận và trả lời. – Lắng nghe. |
* Tìm hiểu câu chuyện: – Hướng dẫn cho học sinh cách quan sát 4 bức tranh và cùng nhau trao đổi về ND câu chuyện. |
– Gợi ý bức tranh số 1 có bao nhiêu nhân vật. – Giới thiệu tên của 3 bạn: Đô, rê, mi và cô giáo khóa son. – Gợi ý bức tranh số 2 cho học sinh nhận xét về cảnh vật có trong tranh và con đường để đến khu rừng kì diệu. – Cho học sinh khám phá và trải nghiệm các âm thanh ở khu rừng như: tiếng suối, con vật. – Cho học sinh nghe tiếng sáo trúc, hướng dẫn học sinh quan sát nhân vật chú bé thổi sáo. – Đưa ra nhận xét: Tiếng sáo trúc du dương, réo rắt góp phần tạo ra cho chúng ta sự tưởng tượng về khung cảnh yên bình của đồng quê Việt Nam. – Kết luận: Những âm thanh ở trong khu rừng kì diệu tạo thành một bản nhạc rất hấp dẫn và lôi cuốn. |
– Quan sát và trả lời. – Lắng nghe. – Quan sát tranh và nhận xét.
– Khám phá cảm nhận về tiếng suối, con vật.
– Lắng nghe và quan sát, tương tác lại với GV – Lắng nghe và ghi nhớ. – Lắng nghe và ghi nhớ. |
* Cảm thụ và thể hiện: – Cho học sinh làm việc theo 4 nhóm thể hiện những loại âm thanh to nhỏ: + Tiếng suối chảy mạnh: ào ào ào. + Tiếng suối chảy hiền hòa: róc rách, róc rách. + Tiếng mưa to: rào rào rào rào. + Tiếng mưa nhỏ: Tí tách, tí tách. |
– Chia nhóm học sinh và yêu cầu học sinh làm việc theo 4 nhóm. – Hướng dẫn HS cách thể hiện một số âm thanh. – Gọi đại diện các nhóm đứng lên thể hiện các âm thanh to, nhỏ. |
– Làm việc theo nhóm tập thể hiện các âm thanh to, nhỏ.
– Thể hiện các âm thanh to, nhỏ. |
Hoạt động 2: Học hát: Vào rừng hoa ( 25 phút) * Khởi động: – Tổ chức trò chơi: Thi hát âm “La”. Đàn cao độ nốt Son cho học sinh thi theo dãy, theo bàn thể hiện cao độ bằng từ tượng thanh “La”. | – Giáo viền đàn.
– Cho học sinh thi theo dãy, theo bàn – Nhận xét và động viên, khen ngợi học sinh (nếu cần) | – Thể hiện theo yêu cầu của GV – thể hiện theo dãy, theo bàn. – Học sinh lắng nghe. |
* Giới thiệu và nghe hát mẫu: – Hướng dẫn học sinh quan sát tranh. – Nghe hát mẫu. |
– Cho học sinh quan sát bức tranh và đặt câu hỏi: Bức tranh vẽ gì? – Nhận xét câu trả lời của HS. – Giới thiệu: Trong khu rừng có rất nhiều loài hoa đẹp và nhiều tiếng chim hót rất hay. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau vào rừng nghe tiếng chim hót và hái hoa qua bài hát “Vào rừng hoa” của nhạc sĩ Việt Anh. – Mở bài hát mẫu cho học sinh nghe. |
– Quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi. – Nhận xét – Lắng nghe. – Chú ý lắng nghe. – HS lắng nghe và nhẩm theo. |
* Đọc lời ca: – Hướng dẫn học sinh đọc lời ca. |
– Chia câu (chia thành 6 câu hát ngắn) – Đọc mẫu từng câu hát và yêu cầu HS đọc theo. – Hướng dẫn HS đọc theo tiết tấu. |
– Theo dõi – Đọc từng câu theo sự hướng dẫn của giáo viên. – Học sinh thực hiện. |
* Tập hát: – Hướng dẫn HS hát từng câu. |
– Đàn giai điệu từng câu, hát mẫu và bắt nhịp cho học sinh hát. + Câu 1: Cầm tay nhau cùng đi chơi + Câu 2: đi khắp nơi hái bông hoa tươi. Hát nối tiếp câu 1 và câu 2 + Câu 3: Vào đây chơi rừng hoa tươi + Câu 4: chim líu lo hót nghe vui vui. Hát nối tiếp câu 3 và câu 4 Cho học sinh hát nối tiếp câu 1 dến câu 4 + Câu 5: Vào rừng … vui ca. + Câu 6: Tìm vài … về nhà. Hát nối tiếp câu 5 và 6 – Cho HS hát cả bài vài lần. |
– Nghe và hát từng câu. – Hát câu 1. – Hát câu 2. – Hát câu 1 và câu 2 – Hát câu 3. – Hát câu 4. – Hát câu 3 và câu 4 – Hát nối câu 1 đến câu 4. – Hát câu 5 – Hát câu 6. – Hát nối câu 5 và câu 6 – Hát cả bài. |
* Hát với nhạc đệm: – Hát kết hợp với vỗ tay theo phách. |
– Hướng dẫn học sinh hát kết hợp với vỗ tay theo phách:
– Hát vỗ tay mẫu. – Hướng dẫn học sinh hát và vỗ tay theo phách. – Cho học sinh luyện hát đồng thanh kết hợp với gõ đệm theo phách. |
– Hát vỗ tay theo phách.
– Theo dõi. – Hát và vỗ tay theo phách. – Luyện hát kết hợp vỗ tay và gõ đệm. |
– Hát với nhạc đệm. | – Cho học sinh hát kết hợp với vỗ tay và gõ đệm theo nhạc đệm. – Cho học sinh luyện hát vỗ tay và gõ đệm theo nhạc: Hát dãy – tổ – cá nhân. – Yêu cầu học sinh nhận xét và sửa sai. – Nhận xét, khen ngợi và khuyến khích học sinh tập luyện thêm, kể với người thân về ND học hát. | – Hát kết hợp với vỗ tay và gõ đệm theo nhạc đệm. – Hát vỗ tay và gõ đệm theo nhạc: dãy – tổ – cá nhân. – Nhận xét – Lắng nghe. |
– Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ND bài hát. – Giáo dục học sinh qua ND bài hát. | – Đặt câu hỏi: + Các bạn nhỏ đi đâu? + Các bạn nhìn và nghe thấy những gì? + Trong bài hát các bạn nhỏ đang cùng nhau làm gỉ? + Các bạn nhỏ nghe thấy âm thanh nào trong rừng hoa? – Giáo dục HS: Qua ND bài hát tác giả muốn nhắc nhở đến chúng ta rằng dù có đi đến rừng hoa, công viên hay là ở nhà đi nữa thì chúng ta phải biết giữ gìn, bảo vệ cây cối không được ngắt hoa, bẻ cành. |
– Lắng ghe và trả lời. – Lắng ghe và trả lời. – Lắng ghe và trả lời. – Lắng ghe và trả lời.
– Lắng ghe và ghi nhớ. |
* Củng cố | – Yêu cầu HS quan sát bức tranh bài tập 3 trong Vở BT và giới thiệu các nhân vật có trong câu chuyện Âm thanh kì diệu. – Có những loại âm thanh nào vang lên ở trong khu rừng kì diệu? Hãy thể hiện lại âm thanh đó. | – Học sinh quan sát và trả lời. – Học sinh trả lời. |
…………………….
7. Giáo án Giáo dục thể chất lớp 1:
CHỦ ĐỀ 1: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
Bài 1: TƯ THẾ ĐỨNG NGHIÊM, ĐỨNG NGHỈ.
(3 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về phẩm chất
Góp phần bồi dưỡng cho HS những phẩm chất cụ thể:
– Tích cực trong việc tập luyện và các hoạt động tập thể.
– Tích cực tham gia các trò chơi vận động và bài tập phát triển về thể lực, có trách nhiệm trong khi tham gia trò chơi.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: HS tự giác xem trước các động tác ở trong SGK như đứng nghiêm, đứng nghỉ, tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
– Giao tiếp và hợp tác: HS biết phân công và hợp tác trong nhóm để thực hiện động tác và tham gia trò chơi.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện ra được những lỗi sai khi thực hiện động tác và tìm ra cách khắc phục lỗi sai đó.
2.2. Năng lực đặc thù
– Năng lực chăm sóc sức khỏe: Biết cách thực hiện vệ sinh ở sân tập, vệ sinh cá nhân để đảm bảo sự an toàn trong quá trình tập luyện.
– Năng lực vận động cơ bản: Biết các khẩu lệnh và thực hiện các động tác đứng nghiêm, đứng nghỉ và biết cách vận dụng động tác vào hoạt động tập thể.
– Năng lực TDTT: HS quan sát tranh, các động tác mà GV làm mẫu, biết khám phá bài học để tập luyện.
II. Địa điểm và phương tiện
– Địa điểm: Sân trường
– Phương tiện:
+ GV chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục dành cho thể thao, còi phục vụ cho các trò chơi.
+ HS chuẩn bị: Giày thể thao.
III. Phương pháp dạy học và hình thức dạy học
– PPDH chính: Làm mẫu các động tác, dùng lời nói, tập luyện, các trò chơi và thi đấu.
– HTDH chính: Tập luyện tập thể, tập luyện theo nhóm, tập luyện theo từng cặp.
…………………….
8. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1:
CHỦ ĐỀ 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI TUẦN 1
BÀI 1: LÀM QUEN VỚI BẠN MỚI
I. Mục tiêu
– Biết cách bắt chuyện với bạn mới gặp
– Biết tự giới thiệu bản thân
– Tự tin và cởi mở trong giao tiếp với bạn mới khi ở trường và nơi ở
– Rèn luyện các KN lắng nghe và KN diễn đạt suy nghĩ
– Hình thành được phẩm chất nhân ái và trung thực
II. Chuẩn bị
Giáo viên: Băng hoặc đĩa bài hát: “Chào người bạn mới đến”, “Tìm bạn thân”, “Con chim vành khuyên”
Học sinh: Nhớ lại những điều cần nói, cần làm mà mình đã biết khi gặp bạn mới
III. Các hoạt động dạy – học
Thời gian | Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
4′ | Khởi động – Tổ chức cho học sinh nghe hoặc hát các bài hát đã được chuẩn bị từ trước – Đặt câu hỏi: Khi gặp người bạn mới, chúng ta nên làm gì? | – Tham gia hát theo nhạc
– Trả lời: Chúng ta nên vui vẻ, chơi cùng với bạn mới,… |
9′ | Khám phá – Kết nối HĐ 1: Tìm hiểu cách làm quen với bạn mới – Đặt câu hỏi: Khi gặp bạn mới ở trong lớp hoặc trong trường thì em đã làm quen với các bạn đó như thế nào? – Yêu cầu học sinh xem lần lượt các bức tranh số 1,2,3 trong SGK và trả lời câu hỏi: + Tranh 2: Bạn sẽ nói gì khi giới thiệu về bản thân ? + Tranh 3: Bạn sẽ nói gì khi hỏi thông tin về bạn? – Bổ sung và điều chỉnh lại ND giao tiếp sao cho tương ứng với từng bức tranh và kết nối để học sinh biết được ND các bước làm quen bạn mới. – Yêu cầu HS nhắc lại: + Cách bắt chuyện với bạn mới khi gặp: lời chào hỏi và nụ cười thân thiện + Giới thiệu về bản thân: tên, lớp, trường, sở thích,… + Tìm hiểu về thông tin của bạn mới: tên, tuổi, trường, lớp, địa chỉ nhà ở, sở thích,… – Kết luận: Khi làm quen với bạn mới cần phải theo các bước sau: 1. Chào hỏi 2. Giới thiệu bản thân 3. Hỏi về bạn | – Trả lời theo suy nghĩ của bản thân.
– Thảo luận nhóm 6 (2 nhóm 1 bức tranh), quan sát và trả lời. + Giới thiệu về tên, tuổi, sở thích… + Tên của bạn, tuổi, sở thích…
– Đại diện nhóm lên nói bằng hình thức là đóng vai.
– Học sinh lắng nghe
– Học sinh nhắc lại
– Học sinh nhắc lại |
9′ | Thực hành HĐ 2: Đóng vai thực hành làm quen với bạn mới – Yêu cầu học sinh quan sát bức tranh số 1,2 trong SGK để từ đó nhận diện được nơi mà hai bạn làm quen. – Yêu cầu học sinh cùng với bạn bên cạnh mỗi người đóng vai làm quen với bạn mới trong TH theo đúng các bước đã được học ở hoạt động 1 + Nói lời chào hỏi với bạn + Giới thiệu bản thân + Hỏi về thông tin của bạn Lưu ý: Tên của mỗi bạn đều có ý nghĩa và yêu cầu học sinh tìm hiểu về ý nghĩa tên của bạn và ghi nhớ tên của bạn. – Quan sát xem cặp nào làm tốt và mời một số cặp đứng trước lớp sắm vai. – Yêu cầu học sinh quan sát và lắng nghe để nhận xét các bạn. – Gíao viên nhận xét.
| – Học sinh quan sát
– Học sinh trả lời: + Tranh 1: Nơi mà hai bạn đã làm quen là ở thư viện hoặc ở nhà sách. + Tranh 2: Nơi mà hai bạn làm quen là ở sân trường. – Học sinh thực hiện sắm vai theo cặp
– 2 cặp học sinh lên thực hiện trước lớp
– Học sinh lắng nghe |
11′ | Vận dụng HĐ 3: Làm quen với bạn em gặp và ở nơi em sống – Tổ chức chơi trò: Diễn viên ưu tú + Cho học sinh bốc thăm các tình huống. + Diễn cho cả lớp xem và nhận xét, chấm điểm các bạn diễn hay. – Nhận xét, khen ngợi các bạn. – Yêu cầu học sinh khi về nhà tiếp tục vận dụng các bước để làm quen với những bạn mới hoặc người em mà mới gặp. Tổng kết: – Yêu cầu học sinh chia sẻ những điều bản thân đã học được sau khi tham gia các hoạt động – Đưa ra thông điệp và yêu cầu học sinh nhắc lại và ghi nhớ: Khi gặp bạn mới, hãy nói lời chào đến bạn cùng với nụ cười thân thiện, giới thiệu bản thân, sau đó hỏi tên của bạn, tuổi, học lớp nào, trường học hoặc địa chỉ nhà, sở thích,… Cần nhớ tên của bạn và sở thích của bạn.
| – Bốc thăm tình huống. – Thể hiện. Cả lớp cùng quan sát, nhận xét và chấm điểm các bạn – Học sinh lắng nghe
– Học sinh chia sẻ những điều mình học được.
– Học sinh lắng nghe – Học sinh nhắc lại và ghi nhớ |
2′ | Củng cố – dặn dò – Nhận xét tiết học – Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau
| – Học sinh lắng nghe |
…………………….