Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" là một giáo án dành cho học sinh lớp 1 nhằm phát triển kỹ năng ngôn ngữ tiếng Việt về từ vựng, đọc, viết, nghe và nói. Dưới đây là bài viết về: Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Mục lục bài viết
1. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Học kỳ 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống:
1.1. Bài 1 – A, a:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nhận biết và đọc đúng âm a, viết đúng chữ a, phát triển kỹ năng nói lời chào hỏi.
2. Kĩ năng: Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh qua các tình huống reo vui “a” và tình huống cấn nói lời chào hỏi.
3. Thái độ: Tăng cường yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
– Nắm vững đặc điểm phát âm âm a.
– Nắm vững cấu tạo và cách viết chữ a.
– Nhận biết tình huống reo lên “A! A!” và cách các bác sĩ nhi khoa sử dụng âm a trong khám chữa bệnh.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động – Giáo viên cho học sinh hát. 2.Bài cũ. – Giáo viên cho học sinh viết bảng con chữ “a” – Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 3. Luyện tập – Giáo viên yêu cầu học sinh mở vở bài tập Tiếng Việt Bài 1: – Giáo viên nêu yêu cầu bài tập. – Giáo viên hướng dẫn: Các em hãy nối bức tranh chứa tiếng có âm “a”với chữ “ a” cho sẵn trong vở. – Giáo viên nhận xét, chữa bài. Bài 2: – Giáo viên nêu yêu cầu bài tập – Giáo viên hướng dẫn: các em Học sinh hãy dùng bút chì vẽ vào đúng đường có chữ “a” để gà con có thể tìm được mẹ nhé. – Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò: – Giáo viên cho Học sinh đọc viết lại chữ “ a” vào bảng con. – Dặn Học sinh về đọc lại bài và xem trước bài sau. – Nhận xét, tuyên dương Học sinh. |
– Học sinh hát
– Học sinh viết bảng con
– Học sinh mở vở bài tập
– Học sinh lắng nghe – Học sinh làm theo nhóm đôi. – Học sinh thực hiện vào vở bài tập
– Học sinh lắng nghe – Học sinh làm cá nhân. – Học sinh thực hiện vẽ trong vở bài tập.
– Học sinh thực hiện viết vào bảng con sau đó cùng đọc đồng thanh.
– Học sinh lắng |
1.2. Bài 2 – B b:
I. MỤC TIÊU
1. Giúp học sinh:
– Hiểu và đọc chính xác âm “b” và đọc đúng các từ, ngữ cảnh, câu có âm “b” và thanh huyền.
– Viết đúng chữ “b” và thanh huyền; viết đúng các từ, ngữ cảnh có chữ “b” và thanh huyền.
– Mở rộng vốn từ thông qua các từ có âm “b” và thanh huyền.
– Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung từ tranh minh họa trong các tình huống.
– Cảm nhận được những tình cảm tốt đẹp trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
– Vở bài tập về âm “b” và thanh huyền.
– Tranh ảnh.
Học sinh:
– Vở bài tập về âm “b” và thanh huyền.
– Bảng con.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động – Giáo viên cho học sinh hát. 2.bài cũ. – Giáo viên cho học sinh viết bảng con chữ “b” – Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 3. Luyện tập – Giáo viên yêu cầu học sinh mở vở bài tập tiếng việt Bài 1: – Giáo viên nêu yêu cầu bài tập. – Giáo viên hướng dẫn: các em hãy nối bức tranh chứa tiếng có âm “ b”với chữ “ b”cho sẵn trong vở. – Giáo viên nhận xét, chữa bài. Bài 2: – Giáo viên nêu yêu cầu bài tập – Giáo viên hướng dẫn: các em hãy tô màu bất kì vào quả bóng chứa âm “ a” nhé. – Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Bài 3: – Giáo viên nêu yêu cầu bài tập – Giáo viên hướng dẫn: các em hãy quan sát tranh vẽ gì rồi chọn “a” hoặc “b” điền vào chỗ chấm để được từ ngữ phù hợp với bức tranh nhé.
– Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố, dặn dò: – Giáo viên cho học sinh đọc viết lại chữ “ b” và thanh huyền vào bảng con. – Dặn học sinh về đọc lại bài và xem trước bài sau. – Nhận xét, tuyên dương học sinh. |
– Học sinh hát
– Học sinh viết bảng con
– Học sinh lắng nghe – Học sinh làm cá nhân. – Học sinh thực hiện vào vở bài tập
– Học sinh lắng nghe – Học sinh làm phiếu nhóm đôi. – 2 nhóm lên dán bảng, các nhóm nhận xét. Đáp án: ca, cá, bà.
– Học sinh lắng nghe – H ọc sinh làm phiếu nhóm. – Đại diện mỗi nhóm lên điền trên bảng lớn và các nhóm khác nhận xét. Đáp án: tranh 1: ba tranh 2: ba ba tranh 3: ba
– Học sinh thực hiện vào bảng con và đọc đồng thanh.
– Học sinh lắng nghe. |
2. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Học kỳ 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống:
TÔI VÀ CÁC BẠN
Bài 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 1
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển kỹ năng đọc, hiểu và trả lời câu hỏi về một bài viết tự sự đơn giản, người viết giới thiệu về bản thân; quan sát và nhận biết các chi tiết trong tranh về các hoạt động phổ biến (đá bóng, đọc sách, kéo co, múa) và suy luận từ tranh.
2. Phát triển kỹ năng viết bằng cách viết lại câu trả lời cho câu hỏi trong bài viết, cải thiện cấu trúc câu và viết lại đúng các câu đã hoàn thiện; nghe và viết một đoạn ngắn.
3. Phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của bài viết và tranh, thảo luận về sở thích và thay đổi của học sinh từ khi họ đi học.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung như tình yêu đối với bạn bè, thầy cô và nhà trường; sự tự tin, khả năng nhận biết và diễn đạt tình cảm, cảm xúc của bản thân.
II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức ngữ văn:
– Hiểu đặc điểm của bài viết tự sự và cách người viết giới thiệu về bản thân; nắm nội dung của bài viết “Tôi là học sinh lớp 1” (từ người con trai Nam, kể về bản thân từ khi đi học cho đến nay).
– Có kỹ năng giới thiệu bản thân trước đám đông để làm mẫu hoặc hướng dẫn cho học sinh (nhìn vào người nghe, biểu cảm tự tin, nói lưu loát,…).
– Hiểu nghĩa các từ khó trong bài viết (đồng phục, hãnh diện, chững chạc) và biết cách giải thích nghĩa của những từ này.
2. Kiến thức đời sống:
– Nhận biết các thay đổi chung về tâm lý của học sinh lớp 1 từ khi khai giảng đến cuối học kỳ I. Quan sát từng em để nhận thấy sự tiến bộ của từng cá nhân và giúp học sinh nói về bản thân trước lớp theo yêu cầu của bài học. Sử dụng biện pháp khích lệ và hỗ trợ để học sinh hoàn thiện bản thân.
2. Phương tiện dạy học:
– Sử dụng tranh minh họa trong sách giáo trình được phóng to hoặc máy tính có phần mềm dạy chữ, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh. Có thể tìm và sử dụng các clip giới thiệu về học sinh tiểu học để chiếu trước lớp.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. | |
Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ về những thứ họ thích hoặc không thích từ khi đi học cho đến nay thông qua một số câu hỏi để giúp học sinh nói nhiều hơn về bản thân, sở thích và mong ước cá nhân: – Các em cảm thấy có vui khi đi học trong một học kỳ không? – Em gắn bó nhất với bạn nào trong lớp? Món ăn ở trường có ngon không? – Món ăn nào là món em thích nhất? – Việc đi học mang lại cho em những điều gì? – Em có thay đổi gì so với đầu năm học? Em không thích điều gì ở trường… (Có thể chiếu clip giới thiệu bản thân của học sinh lớp 1 mà giáo viên đã chuẩn bị). Sau đó, giáo viên nhắc lại một số câu trả lời của học sinh và chuyển sang bài đọc “Tôi là học sinh lớp 1”. | + Một số (2 – 3) HỌC SINH trả lời câu hỏi, Các HỌC SINH khác có thể nhận xét, bổ sung hoặc có câu trả lời khác, |
2. Đọc | |
– Giáo viên đọc mẫu toàn văn bài. – Học sinh đọc từng câu theo hướng dẫn của giáo viên. – Giáo viên giải thích các từ ngữ có thể khó đối với học sinh (ví dụ: hãnh diện, truyện tranh,…). – Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc những câu dài (ví dụ: “Tôi tên là Nam, học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn,…”). – Học sinh đọc đoạn văn. – Giáo viên chia văn bản thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến “hãnh diện”, đoạn 2: phần còn lại). – Giáo viên giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài (ví dụ: đồng phục, hãnh diện, chững chạc). – Học sinh và giáo viên đọc toàn văn bài. Giáo viên nhắc học sinh nhập vai và đọc với cảm xúc sôi nổi, vui vẻ và hào hứng như nhân vật Nam. – Giáo viên đọc lại toàn văn bài và tiếp tục sang phần trả lời câu hỏi.
|
– Các học sinh tham gia đọc lần lượt từng câu một lần thứ nhất. – Các học sinh khác tham gia đọc lần lượt từng câu một lần thứ hai. – Học sinh đánh dấu đoạn đã được chia. – Một số học sinh tham gia đọc lần lượt từng đoạn, hai lượt. – Học sinh đọc đoạn theo nhóm.
|
3. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống chia cột:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động – Học sinh ôn các nét “cong kín” và “nét móc xuôi” của chữ a kiểu chữ thường. Giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi nhận biết các nét cong kín và nét móc xuôi. 2. Nhận biết Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi: – Bức tranh vẽ ai? – Nam và hà đang làm gì? – Hai bạn và cả lớp có vui không? – Vì sao em biết? – Giáo viên và học sinh thống nhất câu trả lời. – Giáo viên nói câu nhận biết dưới tranh. – Giáo viên có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu học sinh đọc theo. – Giáo viên đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng để học sinh đọc theo. – Giáo viên và học sinh lặp lại câu nhận biết một số lần: “nam và hà ca hát”. Lưu ý, học sinh không tự đọc được những câu nhận biết này, vì vậy giáo viên cần đọc chậm rãi để học sinh có thể bắt chước. – Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết tiếng có âm a và giới thiệu chữ a: “chú ý trong câu vừa đọc, có các tiếng nam, và, hà, ca, hát. Các tiếng này chứa âm a (được tô màu đỏ). Hôm nay chúng ta học chữ ghi âm a.” – Giáo viên viết/trình chiếu chữ ghi âm a lên bảng. 3. Đọc học sinh luyện đọc âm a – Giáo viên hiển thị chữ a trên bảng để học sinh nhận biết. – Giáo viên đọc mẫu âm a và yêu cầu học sinh đọc lại. – Giáo viên sửa lỗi phát âm của học sinh (nếu cần thiết). – Giáo viên có thể kể câu chuyện ngụ ngôn về thỏ và cá sấu để minh họa đặc điểm phát âm của âm a. Tóm tắt câu chuyện như sau: Thỏ và cá sấu không thích nhau. Cá sấu luôn muốn hại thỏ nhưng không thành công. Một ngày, khi đang đứng chơi bên bờ sông, thỏ bị cá sấu bắt. Trước khi cá sấu ăn thỏ, nó nghỉ mồm qua kẽ răng và kêu: “hu! Hu! Hu!” thỏ nhanh chóng nghĩ ra một ý kiến. Thỏ nói với cá sấu: “anh kêu ‘hu hu hu’, tôi không sợ. Nhưng nếu anh kêu ‘ha ha ha’ thì tôi mới sợ.” cá sấu tin rằng và lớn tiếng kêu: “ha! Ha! Ha!” thỏ nhảy ra khỏi miệng cá sấu và thoát thân. Thỏ thoát chết nhờ những tiếng có âm a cuối cùng mở rộng miệng. Nếu cá sấu kêu “ha! Ha! Ha!”, miệng cá sấu sẽ mở rộng và thỏ sẽ dễ dàng chạy thoát. 4. Viết bảng – Giáo viên hiển thị mẫu chữ và hướng dẫn học sinh quan sát. – Giáo viên viết mẫu chữ a trên bảng, cung cấp hướng dẫn và quy trình viết chữ a. – Giáo viên yêu cầu học sinh viết trên bảng.
|
– Học sinh chơi
– Tranh vẽ Nam, Hà và các bạn. – Nam và Hà đang ca hát. – Các bạn trong lớp rất vui. – Các bạn đang tươi cười, vỗ tay tán thưởng, tặng hoa,..)
– HỌC SINH nói theo.
– HỌC SINH đọc
– HỌC SINH đọc
– HỌC SINH đọc
– Học sinh lắng nghe
– Học sinh lắng nghe
– Học sinh quan sát
-Một số (4 5) HỌC SINH đọc âm a, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. – Học sinh lắng nghe
– Học sinh lắng nghe và quan sát
– Học sinh lắng nghe
– Học sinh viết chữ a thường (cỡ vừa) vào bảng con, Chú ý liên kết các nét trong chữ a.
|
TIẾT 2
5. Viết vở – Giáo viên hướng dẫn học sinh viết chữ a (chữ viết thường, cỡ vừa) vào vở tập viết 1, tập một. Chú ý liên kết các nét trong chữ a. – Giáo viên quan sát và hỗ trợ học sinh gặp khó khăn khi viết hoặc viết không đúng cách. – Giáo viên nhận xét và sửa bài của một số học sinh. 6. Đọc – Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm âm a. – Giáo viên đọc mẫu âm a. – Giáo viên cho học sinh đọc âm a (cả cá nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo giáo viên. (chú ý đọc với ngữ điệu vui tươi, giọng cao và dài.) – Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Tranh 1: – Nam và bạn đang chơi trò chơi gì? – Tại sao các bạn vỗ tay reo “a”? Tranh 2: – Hai bố con đang vui chơi ở đâu? – Họ reo to “a” vì điều gì? – Giáo viên và học sinh thống nhất câu trả lời. (gợi ý: tranh 1: nam và bạn đang chơi thả diều. Các bạn thích vỗ tay reo “a” khi diều của nam bay lên cao. Tranh 2: hai bố con đang vui chơi trong công viên nước. Họ reo to “a” vì trò chơi phao tới điểm cuối của cầu trượt, nước bắn lên tung toé.) 7. Nói theo tranh – Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát từng tranh trong sách học sinh. – Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời: Tranh 1: – Tranh vẽ cảnh ở đâu? – Những người trong tranh đang làm gì? – Theo em, khi vào lớp, nam sẽ nói gì với bố? – Theo em, nam sẽ chào bố như thế nào? Tranh 2: – Khi vào lớp học, nam nhìn thấy ai đứng ở cửa lớp? – Nam chào cô giáo như thế nào? – Giáo viên và học sinh thống nhất câu trả lời. (gợi ý: tranh 1: tranh vẽ cảnh trường học. Bố chở nam đến trường và chuẩn bị rời đi. Nam chào tạm biệt bố để vào lớp. Nam có thể nói: “con chào bố ạ!”, “con chào bố, con vào lớp ạ!”, “bố ơi, tạm biệt!”, “bố ơi, bố về nhé!” (tranh 1). Nam nhìn thấy cô giáo. Nam có thể chào cô: “em chào cô ạ!”, “thưa cô, em vào lớp!” (tranh 2). – Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện theo cặp, đóng vai trong hai tình huống trên (lưu ý thể hiện ngữ điệu, cử chỉ và nét mặt phù hợp). – Một nhóm đóng vai trước cả lớp, giáo viên và học sinh nhận xét. 8. Củng cố – Giáo viên nhắc học sinh ôn lại chữ ghi âm a. – Giáo viên nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên học sinh. – Khuyến khích học sinh thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.
| – HS tô chữ a (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.
– Hs viết
– Hs nhận xét
– HS đọc thẩm a. – HS lắng nghe. – HS đọc
– HS quan sát.
– HS trả lời. – HS trả lời.
– HS trả lời. – HS trả lời.
– HS quan sát.
– HS trả lời. – HS trả lời.
– HS trả lời.
– HS trả lời.
– Hs thực hiện
– Hs đóng vai, nhận xét
– Hs lắng |