Điện thoại và máy tinh là những thiết bị điện tử thiết yếu phục vụ cho nhu cầu cuộc sống con người. Vậy khi mua máy trả góp và vẫn đang trong thời gian trả góp nhưng không có nhu cầu sử dụng nữa thì người dùng có quyền bán cho người khác không? Điện thoại, máy tính đang trả góp có được phép bán không?
Mục lục bài viết
1. Quy định chung về việc mua trả góp điện thoại, máy tính:
1.1. Thuế nào là mua điện thoại, máy tính trả góp?
Mua điện thoại, máy tính là một giao dịch dân sự được xác lập giữa người bán và người mua. Tuy nhiên, đối với hình thức mua trả góp, việc thanh toán một lần cho giá trị sản phẩm không được thực hiện nay khi bên báo giao hàng cho bên mua. Theo đó, mua trả gọp điện thoại, máy tính là việc bên bán và bên mua thoả thuận với nhau trong Hợp đồng mua bán dân sự, trong đó bên bán đồng ý để bên mua thanh toán hàng tháng mà không phải thực hiện thanh toán một lần.
1.2. Điều kiện để được mua điện thoại, máy tính trả góp:
Việc mua bán điện thoại, máy tính trả góp cũng đặt ra các yêu cầu, điều kiện về độ tuổi, giấy tờ và việc chứng minh thu nhập của người mua. Bởi vì việc mua bán trả góp này được xác định là một loại giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản có giá trị nên cần có sự đảm bảo về điều kiện của bên mua để tránh trường hợp người mua không đủ khả năng thanh toán cũng như bảo đảm quyền lợi của bên bán.
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không đưa ra quy định cụ thể về điều kiện của bên mua trả góp. Do đó, trong giao dịch dân sự mua bán điện thoại, máy tính trả góp thì bên bán sẽ là bên quy định về điều kiện mua trả góp cho bên mua. Hiện nay, tại một số cửa hàng kinh doanh điện thoại, máy tính có quy định cụ thể về điều kiện của khách hàng mua trả góp. Cụ thể như sau:
– Tại cửa hàng ViettelStore, cửa hàng yêu cầu khách hàng mua trả góp cần đảm bảo đầy đủ các điều kiện và có có đầy đủ các giấy tờ sau:
+ Độ tuổi từ 20 – 60 tuổi, căn cứ theo ngày tháng năm sinh trên chứng minh nhân dân/ căn cước công dân của khách hàng;
+ Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân còn hạn sử dụng (15 năm tính từ ngày cấp);
+ Bằng lái xe với khoản vay giá trị dưới 10 triệu đồng. Các giấy tờ khác có thể được yêu cầu bổ sung tùy điều kiện khoản vay và đối tác tài chính chọn vay.
Lưu ý: Tất cả giấy tờ cung cấp ở trên đều phải là giấy tờ gốc. Công ty tài chính sau khi kiểm tra xong sẽ gửi trả khách hàng và không giữ bản gốc.
– Tại cửa hàng Thế giowis di động, cửa hàng yêu cầu khách hàng mua trả góp phải đảm bảo các điều kiện:
+ Về độ tuổi: từ đủ 20 đến 60 tuổi;
+ Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân còn thời hạn sử dụng;
+ Xác nhận cư trú của người mua máy tính, điện thoại trả góp.
Lưu ý: đối với tất cả các loại giấy tờ trên phải là giấy tờ gốc, thông thường bên bán sẽ kiểm tra giấy tờ gốc và trả lại giấy tờ sau khi đã đối chiếu thông tin trên đó.
– Tại cửa hàng FPT Shop, cửa hàng yêu cầu khách hàng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
+ Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân còn giá trị sử dụng;
+ Bằng lái xe;
+ Xác nhận cư trú của địa phương cùng với hóa đơn điện/nước 3 tháng liên tiếp gần nhất hoặc bảng lương tháng gần nhất.
Theo đó, hầu hết các cửa hàng bán điện thoại, máy tính chỉ yêu cầu khắt khe về mặt chứng minh thu nhập, xác nhận cư trú đối với những khách hàng mua những sản phẩm có giá trị cao.
2. Điện thoại, máy tính đang trả góp có được phép bán không?
Trong thời gian trả góp tiền mua điện thoại, máy tính thì giữa người mua với bên bán sản phẩm đang phát sinh giao dịch dân sự. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều người khi đang sử dụng sản phẩm những không muốn tiếp tục sử dụng máy tính, điện thoại đó nữa nên muốn chuyển nhượng sang cho một người khác. Vậy trường hợp này có thực hiện được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 453 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định các bên có thoả thuận với nhau về việc bên mua sẽ chậm trả hoặc trả dần số tiền mua tỏng một thời hạn nhất định sau khi nhận tài sản từ phía bên bán. Theo đó, bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản đã bán cho bên mua đến khi bên mua thanh toán đủ số tiền cho bên bán. Bên mua vẫn có quyền sử dụng tài sản đã mua chậm trả và phải chịu toàn bộ rủi ro trong thời gian sử dụng, chỉ trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Theo đó, việc mua bán điện thoại, máy tính theo hình thức trả góp là thoả thuận bằng hợp đồng của bên bán và bên mua. Nên trong trường hợp, bên mua muốn chuyển nhượng máy tính, điện thoại đang trả góp đó cho một người khác thì phải có sự thoả thuận lại và có sự đồng ý của bên bán. Do đó, nếu không có thoả thuận và không có sự đồng ý của bên bán thì bên mua trả góp chỉ có quyền sử dụng sản phẩm điện thoại, máy tính đó chứ chưa có quyền sở hữu, định đoạt nên không được thực hiện chuyển nhượng, bán lại cho người khác.
3. Làm thế nào để có thể chuyển nhượng điện thoại, máy tính đang trả góp?
Theo nhưng phân tích tại mục 2 của bài viết nay, việc chuyển nhượng, bán lại điện thoại, máy tính đang trả góp cho người khác chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của bên bán hoặc bên mua thực hiện thanh toán hết số tiền còn lại cho bên bán. Nếu không có sự đồng ý của bên bán mà đang trong thời gian trả góp, bên mua vẫn bán lại cho người khác thì được xác định là đã có hành vi vi phạm thoả thuận ban đầu giữa hai bên. Nếu bên mua vẫn cố tình bán cho người khác thì giao dịch dân sự mua bán được thực hiện giữa bên mua với một bên thứ ba được xác định là vô hiệu do vi phạm điều cấm tại Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015- tài sản không đủ điều kiện chuyển nhượng.
Tuy nhiên, nếu bên mua không còn nhu cầu sử dụng máy tính, điện thoại đó nữa thì có thể cân nhắc thực hiện một trong hai cách sau để bán tài sản đó cho người khác:
– Cách 1: Bên mua đang trả góp cần tiến hành thanh toán hết cho toàn bộ số tiền còn lại cho bên bán. Sau khi thanh toán, bên mua được xác định là hoàn thành nghĩa vụ và được xác định là chủ sở hữu hợp pháp của máy tính, điện thoại đỏ. Lúc này, quyền chiếm hữu, định đoạt của bên mua được xác lập và bên mua hoàn toàn được quyền bán tài sản đó cho người khác.
– Cách 2: Bên mua thoả thuận với bên bán về việc chuyển nhượng tài sản đang mua trả góp cho một người khác:
Trên nguyên tắc, tài sản mua bán đang trong diện trả góp thì người mua chỉ được xác lập quyền sử dụng mà không được công nhận quyền chiếm hữu, định đoạt đối với tài sản đó.
Nếu giữa bên bán và bên mua xác lập một thoả thuận về việc chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua. Khi bên mua và bên bán thoả thuận và bên bán đồng ý cho bên mua được quyền bán máy tính, điện thoại đang trả góp thì bên mua được xác lập quyền chiếm hữu, định đoạt tài sản theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, trong trường hợp này, bên mua có quyền bán tài sản đang trả góp đó cho người khác mà không vi phạm pháp luật. Lúc này, việc mua bán giữa người mua đang trả góp sẽ được thực hiện theo trình tự giao dịch dân sự bình thường.
4. Thủ tục bán máy tính, điện thoại trả góp:
Khi muốn mua điện thoại, máy tính để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống nhưng không đủ điều kiện để trả thẳng một lần khi mua thì quý bạn đọc có thể lựa chọn hình thức trả góp. Khi lựa chọn hình thức trả góp, bạn sẽ phải đáp ứng các điều kiện được mua trả góp theo quy định của cửa hàng kinh doanh sản phẩm. Theo đó, quý bạn đọc sẽ thực hiện việc mua bán điện thoại, máy tính trả góp theo trình tự, thủ tục sau:
– Bước 1: Lựa chọn sản phẩm điện thoại, máy tính cần mua trên website cửa hàng hoặc đến lựa chọn trực tiếp tại cửa hàng để được nhân viên hỗ trợ tư vấn;
– Bước 2: Khi quý khách hàng lựa chọn hình thức mua sản phẩm tra góp thì công ty tài chính cho vay mua hàng trả góp liên kết với cửa hàng sẽ tiến hành duyệt hồ sơ trả góp của khách hàng thông qua xác nhận điện thoại hoặc xét duyệt ngay tại cửa hàng kinh doanh sản phẩm;
– Bước 3: Khách hàng sẽ được mua sản phẩm, nhận sản phẩm và thanh toán khoản trả góp hàng tháng theo như thoả thuận giữa khách hàng với cửa hàng kinh doanh sản phẩm.
Hiện nay có rất nhiều cửa hàng kinh doanh điện thoại, máy tính áp dụng hình thức ưu đãi, chính sách ưu đãi tốt như: trả góp với lãi suất 0%, trả góp lãi suất ưu đãi, thủ tục đơn giản, thời gian xét duyệt hồ sơ nhanh chóng.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Bộ luật Dân sự năm 2015.