Dưới đây là bài kiểm tra giữa kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm học 2023-2024 kèm đáp án. Bài kiểm tra này nhằm đánh giá sự tiếp thu kiến thức của học sinh và giúp các em chuẩn bị tốt hơn cho kì thi giữa kì 2 môn Sinh học lớp 6.
Mục lục bài viết
1. Những lưu ý khi ôn thi môn Sinh học lớp 6:
Nếu bạn đang chuẩn bị cho kì thi môn Sinh học của lớp 6, hãy lưu ý rằng đây là kì thi quan trọng đầu tiên của bạn. Để giúp bạn đạt được kết quả tốt, dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn nên ghi nhớ:
Học từng chương trình một:
Môn Sinh học lớp 6 có nhiều chương trình khác nhau. Vì vậy, để đạt được kết quả tốt trong kì thi, bạn nên học từng chương trình một và hiểu rõ từng khái niệm. Nếu bạn gặp khó khăn, hãy đến gặp giáo viên hoặc nhờ sự giúp đỡ của bạn bè để giải đáp thắc mắc.
Làm bài tập thường xuyên:
Bài tập là cách tốt nhất để kiểm tra kiến thức của bạn. Làm bài tập thường xuyên giúp bạn củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề. Bạn nên tìm kiếm các tài liệu học tập phù hợp và làm bài tập thường xuyên để chuẩn bị cho kì thi. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình làm bài tập, hãy nhờ sự giúp đỡ của giáo viên hoặc bạn bè.
Ôn tập trước kì thi:
Không nên chờ đến những ngày cuối cùng để ôn luyện. Hãy dành thời gian mỗi ngày để ôn tập và chuẩn bị cho kì thi. Bạn có thể tìm kiếm các tài liệu học tập, đọc lại các bài giảng và làm bài tập để chuẩn bị cho kì thi. Hãy sắp xếp thời gian hợp lý và giữ cho bản thân luôn trong trạng thái sẵn sàng cho kì thi.
Đọc kỹ đề thi:
Trước khi làm bài thi, hãy đọc kỹ đề thi và hiểu rõ yêu cầu của từng câu hỏi. Điều này giúp bạn trả lời đúng và tránh sai sót không đáng có. Nếu bạn không hiểu rõ yêu cầu của đề thi, hãy nhờ giáo viên hoặc người thân giải đáp thêm.
Tự tin và thư giãn:
Cuối cùng, hãy tự tin và thư giãn trước khi bước vào phòng thi. Điều này giúp bạn tập trung và đạt được kết quả tốt nhất. Bạn có thể thực hành các kỹ năng thư giãn như thực hành hít thở sâu hoặc tập yoga để giảm bớt căng thẳng trước khi vào phòng thi. Hãy tập trung vào bài thi và không để những thứ bên ngoài ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.
Chúc bạn may mắn trong kì thi môn Sinh học lớp 6! Với những lưu ý trên và sự cố gắng của bạn, chắc chắn bạn sẽ đạt được kết quả tốt nhất trong kì thi này.
2. Đề thi giữa học kì 2 Sinh học 6 năm 2023 – 2024 có đáp án:
2.1. Đề 1:
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Đặc điểm nào của cây xương rồng giúp chúng thích nghi với môi trường sống trên sa mạc khô và nóng?
A. Thân mọng nước, lá biến thành gai
B. Thân vươn cao, lá tập trung ở ngọn
C. Lá có dạng vảy, bọc ngoài thân
D. Lá nhỏ, thân thấp
Câu 2: Những quả, hạt được phát tán nhờ gió có đặc điểm gì?
A.có móc hoặc có gai
B.có Hương thơm, vị ngọt
C.có cánh hoặc túm lông nhẹ
D.vỏ quả khi khô tự nẻ
Câu 3: ở thực vật có hoa, có bao nhiêu tế bào của noãn tham gia vào quá trinhg thụ tinh?
A.8 B.3 C.7 D.2
Câu 4: Hạt của cây nào dưới đây thực chất là quả?
A.đào, táo ta B.lạc, ổi
C.ngô, dâu tây D.ổi, cà chua
Câu 5: Khi nói về vi khuẩn, nhận định nào dưới đây là đúng? ( chú ý: câu hỏi có thể có nhiều hơn 1 đáp án đúng)
A. Hầu hết vi khuẩn đều có khả năng quang hợp
B. Vi khuẩn phân bố rộng rãi trong thiên nhiên và thường với số lượng lớn
C. Vi khuẩn là những sinh vật nhỏ bé, có cấu tạo đơn giản ( tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh)
D. Vi khuản có khả năng sinh sản rât nhanh
Phần tự luận
Câu 1: Quả và hạt được phát tán nhờ gió thường có đặc điểm gì? Cho ví dụ
Câu 2: Quả và hạt tự phát tán thường có những đặc điểm gì? Cho ví dụ
Câu 3: Nêu những đặc điều kiện bên ngoài và trong cần cho hạt nảy mầm
Câu 4: Hãy chọn từ ngữ thích hợp trong các từ: “các ngành Tảo”, “ngành rêu”, “ngành Dương xỉ”, “ngành Hạt trần”, “ngành Hạt kín” để điền vào chỗ trống thay cho các chữ cái A,B,C,D,E trong hình dưới đây
* Đáp án:
Phần trắc nghiệm
Câu 1: A | Câu 2: C | Câu 3: D | Câu 4: C | Câu 5: B,C,D |
Phần tự luận
Câu 1:
– Nhóm quả và hạt được phát tán nhờ gió thường có đặc điểm là có cánh hoặc có túm lông nên có thể bị bị gió thôi đi rất xa
– Nhóm phát tán nhờ gió gồm: quả chò, quả tram bầu, hạt hoa sữa…
Câu 2:
– Nhóm quả và hạt tự phát tán có đặc điểm là vỏ quả có khả năng tự tách hoặc mở ra để cho hạt tung ra ngoài
– Nhóm tự phát tán: quả đậu, quả cái, quả chi chi…
Câu 3:
*Điều kiện bên trong:
– sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng của hạt giống: hạt giống không tốt, bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc cũng không nảy mầm
*Điều kiện bên ngoài:
-đủ độ ẩm: hạt hút nước, trương lên sẽ tạo điều kiện cho hạt chuyển hóa và nảy mầm được
-thoáng khí: khi hạt nảy mầm vẫn hô hấp, nếu thiếu không khí hạt sẽ chết, không nảy mầm được
-nhiệt độ thich hợp: mỗi loại hạt cần một nhiệt độ thích hợp , giúp hạt hút được nước cần cho việc chuyển hóa các chất và cây mầm phát triển tốt. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao hạt cũng không nảy mầm được
Do đó, khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc chống úng, chống hạn cho hạt gieo và phải gieo hạt đúng thời vụ
Câu 4:
A. các ngành Tảo
B. ngành rêu
C. ngành dương xỉ
D. ngành hạt trần
E. ngành hạt kín
2.2. Đề 2:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu các câu đúng:
1) Đặc điểm của quả và hạt phát tán nhờ gió là:
A. Quả, hạt có cánh được gió chuyển đi xa gốc cây mẹ.
B. Quả, hạt có lông được gió đưa đi xa.
C. Quả hạt có lông, gai được gió đưa đi xa.
D. Cả a và b.
2) Đặc điểm nào sau đây cho thấy dương xỉ khác rêu
A. Sống ở cạn
B. Sinh sản bằng bào tử
C. Rễ thật, có mạch dẫn
D. Sinh sản hữu tính
3) Cây thông được xếp vào ngành hạt trần vì:
A. Thân gỗ, có mạch dẫn.
B. Hạt nằm lộ trên các lá noãn hở
C. Chúng chưa có hoa.
D. Có cấu tạo phức tạp.
4) Cây mọc ở nơi nắng gió, khô hạn lá thường có lớp lông hoặc lớp sáp nhằm:
A. Để chống nắng
B. Để động vật không ăn được
C. Giảm sự thoát hơi nước
D. Để động vật không ăn được, chống nắng
Câu 2: (1,0 điểm) Hãy chọn các cụm từ: quang hợp, cân bằng, cản bớt, điều hòa điền vào chỗ trống cho phù hợp để hoàn chỉnh câu sau:
Nhờ quá trình………………….……thực vật lấy vào khí cacbonic nhả ra khí oxi nên đã góp phần giữ…………….………các khí này trong không khí
B. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Cần thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống?
Câu 2: (3,0 điểm) Kể tên các ngành thực vật đã học (từ thấp đến cao)? Nêu đặc điểm chính của mỗi ngành?
Câu 3: (2,0 điểm) Tại sao người ta nói: “Rừng cây như lá phổi xanh của con người”?
* Đáp án:
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu 1: Mỗi ý khoanh tròn đúng 0,5 điểm
1/ A
2/ C
3/ B
4/ C
Câu 2: Mỗi từ điền đúng đựơc 0,25 điểm
B/ PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
– Cốc 1 chọn 10 hạt đỗ có phẩm chất tốt bỏ vào cốc và lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để vào chỗ mát (1,0 điểm)
– Cốc 2 chọn 10 hạt đỗ sứt sẹo, bị sâu mọt bỏ vào cốc và lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để vào chỗ mát. Sau 3- 4 ngày đem cả 2 cốc ra quan sát (1,0 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
– Ngành tảo: Thực vật bậc thấp; chưa có rễ, thân, lá, sống ở nước.
– Ngành rêu: Thực vật bậc cao; có thân, lá, rễ giả, chưa có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử.
– Ngành dương xỉ: Có rễ thật, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử.
– Ngành hạt trần: Rễ, thân, lá phát triển; có mạch dẫn; cơ quan sinh sản là nón, sinh sản bằng hạt nằm trên lá noãn hở.
– Ngành hạt kín: Rễ, thân, lá phát triển đa dạng; có hoa, quả, hạt; hạt nằm trong quả, nên bảo vệ tốt hơn.
Câu 3: (2,0 điểm)
Cơ bản nêu được các ý:
+ Ngăn bụi
+ Diệt một số vi khuẩn
+ Giảm ô nhiễm môi trường
3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6:
Nội dung | Trong đó | Mức độ nhận thức | ||||||
Hiểu | Biết | Vận dụng | Tổng | |||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |||
Chương VI: Hoa & SS hữ u tính. |
|
|
|
|
|
| Câu 3: (3, 0 đ) | 1 câu: (3,0 đ) |
Chương VII: Quả và hạt |
|
Câu 1,6: (0,5 đ) |
|
Câu 2, 5: (0,5 đ) |
Câu 2: (2,0 đ) |
Câu 3: (0,5 đ) |
|
6 câu: (4,5 đ)
|
Chương VIII: Các nhóm thực vật. |
|
| Câu 1: (2, 0 đ) | Câu 4: (0,5 đ) |
|
|
| 2 câu: (2,5 đ) |
Tổng cộng |
| 2 câu: (1,0 đ)
| 1 câu: (2,0 đ0 | 3 câu: (1,5 đ) | 1 câu: (2,0 đ) | 1 câu: (0,5 đ) | 1 câu: (3,0 đ) | 9 câu: (10,0 đ) |