Đề thi giữa học kì 2 Địa lý 8 năm 2023 - 2024 có đáp án sẽ giúp bạn hệ thống kiến thức cũng như kỹ năng để bạn có thể đạt điểm cao trong môn học. Mời các bạn tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Nội dung thi giữa học kì 2 Địa lý 8:
1.1. Phần địa lý tự nhiên:
– Địa hình Việt Nam và thế giới:
Bản đồ địa hình thế giới
Bản đồ địa hình Việt Nam và các miền
Các địa hình như núi, đồng bằng, đồi núi, cao nguyên, vùng đất thấp, vùng đất ngập nước, vùng đất sa mạc
– Đất, nước, khí hậu, thực vật và động vật:
Các đặc điểm của đất, nước
Khí hậu và các yếu tố ảnh hưởng đến khí hậu
Các loại thực vật và động vật phân bố trên các vùng đất, thực vật và động vật quý hiếm
– Tài nguyên thiên nhiên và môi trường:
Các tài nguyên thiên nhiên như sản xuất, rừng, đất, nước
Các vấn đề liên quan đến môi trường như ô nhiễm, biến đổi khí hậu, sứt đất,…
1.2. Phần địa lý kinh tế:
– Kinh tế Việt Nam và thế giới:
Các nền kinh tế đang phát triển và đang phát triển trên thế giới
Kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây, kế hoạch và chính sách của Chính phủ
– Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và du lịch:
Các đuôi kinh tế của Việt Nam như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch
Sản phẩm chủ lực của mỗi ngành kinh tế
Các vấn đề phát triển kinh tế xã hội
– Phát triển kinh tế và xã hội:
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội
Các chính sách, kế hoạch của Chính phủ để thúc đẩy phát triển kinh tế
Ngoài ra, bạn cũng cần nắm vững các kỹ năng giải đề như đọc hiểu, phân tích và suy luận. Bạn có thể ôn tập bằng cách làm các bài tập trắc nghiệm, tự luận, giải đề để rèn luyện kỹ năng giải đề.
2. Đề thi giữa học kì 2 Địa lý 8 năm 2023 – 2024 có đáp án:
2.1. Đề thi:
Phần trắc nghiệm
Câu 1 : Phần đất liền Đông Nam Á còn có tên là bán đảo Trung Ấn là vì
A. có nhiều biển xen kẽ các đảo
B. nằm giữa hai nước Trung Quốc và Ấn Độ
C. cầu nối giữa Châu Á với Châu Đại Dương
D. có trên một vạn đảo lớn nhỏ
Câu 2 : Khu vực Đông Nam Á hiện có bao nhiêu quốc gia?
A. 13 quốc gia
B. 14 quốc gia
C. 11 quốc gia
D. 12 quốc gia
Câu 3 : ASEAN được thành lập năm nào?
A. 8/8/1967
B. 7/7/1976
C. 8/8/1976
D. 7/8/1967
Câu 4 : Công cuộc đổi mới của đất nước ta bắt đầu vào những năm:
A. 1945
B. 1975
C. 1986
D. 2000
Câu 5 : Điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh nào?
A. Điện Biên
B. Lào Cai
C. Lạng Sơn
D. Hà Giang
Câu 6 : Phần đất liền của Việt Nam kéo dài trên bao nhiêu vĩ tuyến?
A. 13
B. 15
C. 17
D. 19
Câu 7 : Biển Đông thông với những đại dương nào?
A. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương
B. Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương
C. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương
D. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương
Câu 8 : Có bao nhiêu bộ phận cấu thành vùng Biển Việt Nam?
A. 2 bộ phận
B. 4 bộ phận
C. 6 bộ phận
D. 8 bộ phận
Câu 9 : Nước ta có bao nhiểu điểm quặng và tụ khoáng?
A. 3000
B. 4000
C. 5000
D. 6000
Câu 10 : Loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở Tây Nguyên là
A. bôxit.
B. sắt.
C. apatit.
D. đồng.
Tự luận
Câu 1 (3 điểm) :
a) Trình bày đặc điểm địa hình Đông Nam Á.
b) Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ khu vực Đông Nam Á.
Câu 2 (2 điểm) : Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào?
2.2. Đáp án và Hướng dẫn làm bài:
Phần trắc nghiệm
Câu 1 : Phần đất liền Đông Nam Á nằm giữa hai nước Trung Quốc và Ấn Độ nên có tên gọi là bán đảo Trung Ấn.
Chọn : B
Câu 2 : Đông Nam Á có 11 quốc gia, được chia ra làm 2 nhóm:
– Các nước Đông Nam Á đại lục: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Malaysia.
– Các nước Đông Nam Á biển: Indonexia, Singapore, Philippines, Đông Timor và Brunei.
Chọn : C
Câu 3 : ASEAN ra đời ngày 8/81967, gồm 5 nước Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po là thành viên sáng lập.
Chọn : A
Câu 4 : Công cuộc đổi mới của đất nước ta bắt đầu vào những năm 1986 đã đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc.
Chọn : C
Câu 5 : Điểm cực Bắc nước ta thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Điểm cực Tây thuộc tỉnh Điện Biên, cực Đông thuộc tỉnh Khánh Hòa và điểm cực Nam thuộc tỉnh Cà Mau (Xem thêm thông tin SGK/84).
Chọn : D
Câu 6 : Phần đất liền của Việt Nam kéo dài theo chiều Bắc – Nam tới 1650km, tương đương 15 vĩ tuyến. Nơi hẹp nhất theo chiều Đông – Tây là Quảng Bình, chưa tới 50km.
Chọn : B
Câu 7 : Biển Đông trải rộng từ Xích đạo đến chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp.
Chọn : A
Câu 8 : Vùng biển Việt Nam được cấu thành từ 4 bộ phận, đó là nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.
Chọn : B
Câu 9 : Theo khảo sát, nước ta có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác. Ví dụ: Than, dầu mỏ, khí đốt, vàng, apatit, đồng,…
Chọn : C
Câu 10 : Loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở Tây Nguyên là boxit. Boxit tập trung trên 90% ở vùng Tây Nguyên.
Chọn : A
Tự luận
Câu 1 :
a) Địa hình khu vực Đông Nam Á dược chia làm hai phần:
– Phần đất liền:
+ Các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Himalaya chạy dài theo hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. (0,5 điểm)
+ Núi và cao nguyên, chiếm phần lớn diện tích, các dải núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn có hướng tây bắc – đông nam, Luông Phabăng, Tan, Aracan có hướng bắc – nam; các dãy Đăngrếch, Cácđamôn và núi trên các đảo thường có hướng đông – tây. Các cao nguyên: Hủa Phan, Cò Rạt, San. (0,5 điểm)
+ Các thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh. (0,25 điểm)
+ Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu các sông. (0,25 điểm)
– Phần hải đảo:
+ Là những nơi thường xảy ra động đất, núi lửa do nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất. Dải núi lửa nằm theo hình vòng cung thuộc Inđônêxia, Malaixia và Philippin. (0,5 điểm)
b) Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ khu vực Đông Nam Á
– Đông Nam Á có các đồng bằng: Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Mê Nam,… Các đồng bằng này là một trong những vựa lúa gạo của thế giới. (0,5 điểm)
– Trên đồng bằng dân cư tập trung đông đúc, kinh tế phát triển, các ngành kinh tế phân bố dày đặc. (0,5 điểm)
Câu 2 :
– Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập năm 1967. Lúc đầu Hiệp hội có mục tiêu liên kết về quân sự là chủ yếu. Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu thế chính. Đến năm 1998 mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển đồng đều” đã được khẳng định tại Hội nghị cấp cao tháng 12 năm 1998 ở Hà Nội. (1 điểm)
– Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện hơn, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. (1 điểm)
3. Phương pháp để đạt điểm cao giữa kỳ 2 môn Địa lý 8:
Để đạt điểm cao khi làm bài kiểm tra giữa kỳ 2 môn địa lý lớp 8, các em lưu ý các điểm sau:
– Chuẩn bị tốt trước khi làm bài kiểm tra:
· Ôn tập đầy đủ kiến thức và các bài giảng đã được giảng dạy trong lớp
· Đọc kỹ đề bài và các câu hỏi trước khi làm bài
· Sắp xếp thời gian hợp lý để không bỏ lỡ các câu hỏi quan trọng
– Đọc hiểu và phân tích câu hỏi:
· Đọc kỹ từng câu hỏi, xác định yêu cầu của câu hỏi
· Phân tích các từ khóa, mệnh đề trong câu hỏi để hiểu rõ hơn về nội dung câu hỏi
– Trả lời câu hỏi đầy đủ và chính xác:
· Trả lời đầy đủ các yêu cầu trong câu hỏi
· Trình bày bài viết rõ ràng, có cấu trúc và logic
· Sử dụng các từ vựng, thuật ngữ chuyên môn đúng và phù hợp với nội dung câu hỏi
– Đưa ra ví dụ và chứng minh:
· Đưa ra các ví dụ cụ thể, minh họa để giải thích rõ hơn về nội dung câu hỏi
· Sử dụng các con số, dữ liệu, biểu đồ để chứng minh và minh chứng cho câu trả lời của mình
– Kiểm tra lại bài làm trước khi cập nhật bài:
· Đọc lại bài làm để kiểm tra lỗi chính tả, cú pháp
· Kiểm tra lại các câu trả lời để đảm bảo đầy đủ và chính xác
· Chú ý đến thời gian để kết thúc bài viết
– Tập trung vào các kiến thức quan trọng:
· Tìm hiểu và ghi nhớ các kiến thức chính, định nghĩa, khái niệm và các quy tắc địa lý quan trọng
· Tập trung vào những vấn đề được giảng dạy trong lớp học và những nội dung cơ bản được yêu cầu trong bài kiểm tra