Môn Giáo dục công dân giúp các em học sinh hiểu được tầm quan trọng của giáo dục công dân đối với học sinh và vai trò của quyền và nghĩa vụ công dân trong xã hội và cộng đồng. Dưới đây là bài viết về: Đề thi giữa học kì 2 GDCD 9 năm 2023 - 2024 có đáp án.
Mục lục bài viết
1. Đề cương ôn thi giữa học kì 2 GDCD 9 năm 2023 – 2024:
I. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
– Khái niệm về hôn nhân và vai trò của hôn nhân trong xã hội
– Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, bao gồm quyền lựa chọn, quyền đồng thuận, quyền chăm sóc và nuôi dưỡng con cái, nghĩa vụ tôn trọng, tôn vinh và giữ gìn hạnh phúc gia đình
– Những vấn đề thường gặp và giải quyết trong hôn nhân, ví dụ: hạnh phúc gia đình, vai trò của đàn ông và phụ nữ trong hôn nhân, giải quyết tranh chấp hôn nhân
II. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
– Quyền tự do kinh doanh và vai trò của doanh nghiệp trong xã hội
– Quyền tự do kinh doanh của công dân, bao gồm quyền thành lập, hoạt động và phát triển doanh nghiệp
– Nghĩa vụ đóng thuế của công dân, bao gồm nguyên tắc đóng thuế, tầm quan trọng của đóng thuế đối với xã hội, tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp về thuế
III. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
– Quyền lao động của công dân, bao gồm quyền được làm việc, quyền lựa chọn nghề nghiệp, quyền công bằng và bình đẳng trong lao động
– Nghĩa vụ lao động của công dân, bao gồm trung thực, chịu trách nhiệm, tôn trọng quyền lợi của người lao động, chấp hành quy định về lao động và xã hội
IV. Tầm quan trọng của quyền và nghĩa vụ công dân trong xã hội
– Vai trò của quyền và nghĩa vụ công dân trong việc xây dựng và phát triển xã hội
– Tầm quan trọng của việc thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân đối với sự phát triển bền vững của đất nước
– Ví dụ về những hành vi công dân tốt trong các lĩnh vực trên và tầm quan trọng của chúng đối với xã hội và cộng đồng.
V. Tầm quan trọng của giáo dục công dân đối với học sinh
– Khái niệm về giáo dục công dân và vai trò của giáo dục công dân trong việc hình thành và phát triển nhân cách công dân
– Tầm quan trọng của giáo dục công dân đối với học sinh, bao gồm việc rèn luyện nhận thức, ý thức, nhân cách và kỹ năng cần thiết để trở thành công dân tốt
– Ví dụ về hoạt động giáo dục công dân trong trường học, cộng đồng và xã hội, và tầm quan trọng của chúng đối với sự hình thành tư tưởng, hành vi đúng đắn và trách nhiệm của học sinh trong xã hội.
Đây là một đề cương ôn tập thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 với các chủ đề chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, cùng quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Ngoài ra, còn bao gồm tầm quan trọng của giáo dục công dân đối với học sinh và vai trò của quyền và nghĩa vụ công dân trong xã hội và cộng đồng. Việc nắm vững nội dung và ý tưởng chính của đề cương này sẽ giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9.
2. Đề thi giữa học kì 2 GDCD 9 năm 2023 – 2024 có đáp án:
2.1 Đề thi giữa học kì 2 GDCD 9:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước phương án đúng nhất.
Câu 1. Quan điểm nào không đúng khi nói về hôn nhân?
A. Cần kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn.
B. Lắng nghe ý kiến góp ý của cha mẹ trong việc lựa chọn bạn đời.
C. Hôn nhân phải xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính.
D. Người chồng phải là người có quyền quyết định những việc lớn thì gia đình mới có nề nếp.
Câu 2. Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi kết hôn như thế nào?
A. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. Nam, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên.
D. Nam, nữ từ 18 tuổi trở lên.
Câu 3. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không thừa nhận trường hợp kết hôn nào sau đây?
A. Kết hôn giữa những người khác giới tính.
B. Kết hôn giữa những người cùng giới tính.
C. Kết hôn giữa những người quá chênh lệch về tuổi tác.
D. Kết hôn giữa những người không cùng tôn giáo.
Câu 4: Cơ sở quan trọng của hôn nhân là
A. tình yêu chân chính.
B. kinh tế vững chắc.
C. môn đăng hộ đối.
D. tuổi tác phù hợp.
Câu 5: Giúp bình ổn thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát kiển kinh tế theo đúng định hướng của Nhà nước là vai trò của nội dung nào sau đây?
A. Thuế.
B. Quyền tự do kinh doanh.
C. Nghĩa vụ đóng thuế.
D. Quyền lao động.
Câu 6: Em đồng ý với ý kiến nào sau về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
A. Buôn bán nhỏ thì không cần phải đóng thuế.
B. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.
C. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, ngành gì.
D. Đóng thuế là góp phần xây dựng đất nước.
Câu 7: Trước khi mở một quán tập hóa nhỏ, gia đình Thành đã đến cơ quan thuế để xin giấy phép kinh doanh và đóng thuế hàng tháng đây đủ. Việc làm của gia đình Thành cho thấy gia đình bạn đã thực hiện tốt nhất điều gì sau đây về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
A. Công dân có quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
B. Thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
C. Thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế.
D. Thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây không được miễn thuế?
A. Bị thiên tai lũ lụt.
B. Quen biết với nhân viên thuế vụ.
C. Cán bộ, công nhân viên về hưu kinh doanh nhỏ.
D. Người già yếu, kinh doanh lặt vặt chỉ đủ đảm bảo mức sống tối thiểu.
Câu 9: Trường hợp nào sau đây người lao động vi phạm?
A. Đi làm theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng.
B. Không trả tiền công như đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
C. Không cung cấp trang, thiết bị bảo hộ lao động cho người làm việc trong môi trường độc hại như đã cam kết.
D. Đi xuất khẩu lao động chưa hết kì hạn nhưng đã bỏ về nước.
Câu 10: Pháp luật nước ta quy định cấm sử dụng người lao động vào làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại khi người lao động chưa đủ
A. 15 tuổi.
B. 16 tuổi.
C. 18 tuổi.
D. 20 tuổi.
Câu 11: Trong các quyền sau, quyền nào là quyền lao động?
A. Quyền sở hữu tài sản.
B. Quyền sử dụng đất.
C. Quyền tự do kinh doanh.
D. Quyền được thành lập công ty, doanh nghiệp.
Câu 12: Mục đích cơ bản, cuối cùng của hoạt động kinh doanh là?
A. khẳng định thương hiệu.
B. khai thác tối đa nguồn lực kinh tế.
C. mở rộng thị trường.
D. thu lợi nhuận.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Anh K và chị H yêu nhau nhưng gia đình hai bên không chấp nhận tình yêu của hai người . Vượt qua phản ứng của hai bên gia đình , anh K và chị H vẫn quyết định tiến tới hôn nhân .
a. Theo em , với sự phản đối quyết liệt của hai bên gia đình như vậy thì anh K và chị H có đăng kí kết hôn được không ?
b. Trong trường hợp này anh K và chị H nên làm gì ?
Câu 2: (3 điểm)
D đã 25 tuổi nhưng là một thanh niên lừa lao động, chỉ thích sống dựa dẫm vào cha mẹ. Hằng ngày, D thường xin tiền mẹ để tụ tập theo nhóm bạn ăn chơi lêu lổng. L là một người bạn thân của D đã khuyên cậu đi tìm việc làm để có thể tự nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình. D đã phản đối và cho rằng “lao động là quyền của công dân vì thế lao động hay không là quyền của D, L không nên can thiệp”.
Em có đồng ý với cách giải quyết của D hay không? Tại sao?
Câu 3:(1 điểm)
Anh B thuê hòng nghỉ tại khách sạn H của công ti du lịch A. Khi anh đến thanh toán tiền thuê phòng, nhân viên thu ngân của khách sạn H đề nghị giảm giá thuế phòng cho anh B nếu anh B đồng ý không lấy hoá đơn giá trị gia tăng?
Nếu em là anh B em sẽ làm gì?
2.2 Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 9:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | D | B | B | A | A | D | B | B | D | C | D | D |
* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 (3 điểm)
| a/ Nếu anh K và chị H hội đủ các điều kiện để kết hôn (theo quy định tại Điều 8- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014) và không rơi vào các trường hợp bị cấm kết hôn (theo quy định tại Điều 5- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 ) thì anh chị hoàn toàn có quyền đăng kí kết hôn . b/ Trong trường hợp này, anh K và chị H nên thuyết phục để hai bên gia đình hiểu, chấp nhận và vun đắp cho tình yêu của anh chị để hạnh phúc được trọn vẹn hơn | 1,5
1,5 |
Câu2 (3 điểm)
| – Không đồng ý với cách giải quyết của D. – Vì lao động không chỉ quyền mà còn là nghĩa vụ của công dân. + Nghĩa vụ đó thể hiện trách nhiệm và bổn phận của mỗi công dân đối với Nhà nước trong việc góp phần tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp cho sự phát triển phồn vinh của xã hội. + Sự lười nhác, không chịu lao đông sẽ khiến con người trở thành kẻ ăn bám xã hội và bị dư luận phê phán, lên án | 1,0 1,0 0,5
0,5 |
Câu 3 (1 điểm)
| Nếu em là anh B thì em sẽ không đồng ý với đề nghị đó của nhân viên thu ngân. Bởi vì đó là hành vi trốn thuế. | 0,5
0,5 |
3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 GDCD 9 năm 2023 – 2024 có đáp án:
TT | Chủ đề | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||||
|
|
| Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tỉ lệ | Tổng điểm | |||||
|
|
| TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
|
1 |
| 1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân | 4 câu TN |
|
|
|
| 1 câu TL |
|
| 10% | 30% | 4 điểm |
2 |
| 2. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế | 4 câu TN |
|
|
|
|
|
| 1 câu TL | 10% | 10% | 2 điểm |
3 |
| 3.Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân | 4 câu TN |
|
| 1 câu TL |
|
|
|
| 10% | 30% | 4 điểm |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
| 30% | 70% | 10 điểm | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% |
|
| |||||||
Tỉ lệ chung | 30% | 70% | 100% |