Môn Vật lý giúp học sinh nắm vững kiến thức về các đại lượng vật lý liên quan đến điện từ học và quang học, cũng như các ứng dụng trong thực tế. Dưới đây là bài viết về: Đề thi giữa học kì 2 Vật lý 9 năm 2023 - 2024 có đáp án.
Mục lục bài viết
1. Đề cương ôn thi giữa học kì 2 Vật lý 9 năm 2023 – 2024:
Đây là đề cương ôn thi môn Vật lý lớp 9 – Học kì 2, với 2 chủ đề chính: Chương II: Điện từ học và Chương III: Quang học.
– Chương II: Điện từ học (Dự kiến 4-5 tiết)
+ Tính chất của điện cực, đơn vị điện dung, công thức tính điện dung.
+ Nguyên tắc hoạt động của điện trở, đơn vị điện trở, công thức tính điện trở.
+ Điện động cực, nguyên tắc hoạt động và ứng dụng của pin điện hóa.
+ Công thức tính điện kháng, đồ thị điện động cực, đồ thị điện trở và đồ thị điện kháng.
+ Ứng dụng của các thành phần điện tử (điện cực, điện trở, điện kháng) trong mạch điện xoay chiều.
– Chương III: Quang học (Dự kiến 3-4 tiết)
+ Khái niệm về ánh sáng và đặc trưng của ánh sáng.
+ Hiện tượng giao thoa ánh sáng, điều kiện giao thoa, ứng dụng của giao thoa ánh sáng trong thực tế.
+ Hiện tượng giao thoa đơn sắc, độ rộng của vân giao thoa đơn sắc, ứng dụng của vân giao thoa đơn sắc.
+ Khái niệm về độ phân giải, độ rộng của độ phân giải, ứng dụng của độ phân giải trong thực tế.
+ Khái niệm về quang phổ, ứng dụng của quang phổ trong phân tích quang phổ.
Lưu ý: Nội dung và thời lượng của từng chủ đề có thể thay đổi tùy theo giáo trình và phương pháp giảng dạy của từng trường học cụ thể. Nên học sinh cần tham khảo kỹ giáo trình và hướng dẫn của giáo viên để ôn tập một cách hiệu quả.
2. Đề thi giữa học kì 2 Vật lý 9 năm 2023 – 2024 có đáp án:
2.1 Đề thi thứ nhất:
Phần trắc nghiệm
Câu 1:Trường hợp nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín?
A. Cho thanh nam châm đứng yên trước cuộn dây.
B. Cho cuộn dây đứng yên trước thanh nam châm.
C. Cho cuộn dây chuyển động lại gần thanh nam châm.
D. Khi giữ cho từ trường xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín không thay đổi.
Câu 2:Điều nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều?
A. Máy phát điện xoay chiều là có hai thành phần cơ bản: nam châm và cuộn dây dẫn.
B. Nam châm là phần tạo ra từ trường, cuộn dây dẫn là phần trong đó xuất hiện suất điện động cảm ứng.
C. Phần đứng yên gọi là stato, phần chuyển động gọi là rôto.
D. Tất cả các kết luận trên.
Câu 3:Dòng điện xoay chiều có tác dụng gì? Hãy chỉ ra kết luận không chính xác.
A. Tác dụng nhiệt và tác dung hóa học.
B. Tác dụng quang.
C. Tác dụng từ.
D. Tác dụng sinh lí.
Câu 4:Để làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện, trong thực tế người ta thường dùng cách nào?
A. Giảm điện trở của dây dẫn.
B. Giảm công suất của nguồn điện.
C. Tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn điện.
D. Tăng tiết diện của dây dẫn.
Câu 5:Máy biến thế không hoạt động được với hiệu điện thế (nguồn điện) nào?
A. Hiệu điện thế một chiều.
B. Hiệu điện thế nhỏ.
C. Hiệu điện thế lớn.
D. Hiệu điện thế xoay chiều.
Câu 6:Dòng điện xoay chiều là dòng điện
A. đổi chiều liên tục không theo chu kì.
B. luân phiên đổi chiều liên tục theo chu kì.
C. lúc thì có chiều này lúc thì có chiều ngược lại.
D. Cả A và C.
Câu 7:Máy biến thế dùng để
A. tăng hiệu điện thế.
B. giữ cho cường độ dòng điện ổn định không đổi.
C. làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện.
D. làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế cho phù hợp với việc sử dụng.
Câu 8:Ở thiết bị nào dòng điện xoay chiều chỉ gây tác dụng nhiệt?
A. Bóng đèn sợi đốt.
B. Ấm điện.
C. Quạt điện.
D. Máy sấy tóc.
Câu 9:Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 3000 vòng, cuộn thứ cấp 150 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện xoay chiều 220V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là
A. 200V B. 11V C. 22V D. 240V
Câu 10:Người ta truyền tải một công suất điện P bằng một đường dây dẫn có điện trở 5Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,5kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 10kV. Công suất điện P bằng
A. 100000W B. 20000kW C. 30000kW D. 80000kW
Câu 11:Một tia sáng truyền từ nước ra ngoài không khí có góc khúc xạ r:
A. lớn hơn góc tới i.
B. nhỏ hơn góc tới i.
C. bằng góc tới i.
D. Cả ba A, B, C đều có khả năng xảy ra.
Câu 12:Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Tia sáng đi đến mặt gượng bị hắt ngược trở lại.
B. Tia sáng đi từ môi trường trong suốt này đến môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hia môi trường.
C. Tia sáng trắng đi qua một lăng kính bị phân tích thành nhiều màu.
D. Tia sáng trắng đi qua một tấm kính màu đỏ thì có màu đỏ.
Câu 13:Trong hình vẽ, biết PQ là mặt phân cách giữa không khí và thủy tinh. I là điểm tới, IN là pháp tuyến. Cách vẽ nào biểu diễn hiện tượng khúc xạ của tia sáng đi từ thủy tinh ra không khí là đúng?
Câu 14:Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.
B. Khi góc tới giảm thì góc khúc xạ giảm.
C. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ giảm.
D. Khi góc tới bằng 0° thì góc khúc xạ cũng bằng 0°.
Câu 15:Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có độ cao như thế nào?
A. Lớn hơn vật.
B. Nhỏ hơn vật.
C. Bằng vật.
D. Bằng một nửa vật.
Câu 16:Chiếu một chùm tia sáng song song với trục chính vào thấu kính phân kì, chùm tia ló có đặc điểm nào sau đây? Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Chùm tia ló cũng là chùm song song.
B. Chùm tia ló là chùm hội tụ.
C. Chùm tia ló là chùm phân kì.
D. Chùm tia ló là chùm phân kì, đường kéo dài của các tia ló cắt nhau tại tiêu điểm của thấu kính.
Câu 17:Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, ban đầu đặt cách thấu kính một khoảng bằng hai lần tiêu cự (2f). Thấu kính sẽ cho ảnh ảo trong trường hợp nào sau đây?
Từ vị trí ban đầu
A. dịch vật một khoảng f/2 lại gần thấu kính.
B. dịch vật một khoảng f/2 ra xa thấu kính.
C. dịch thấu kính một khoảng 3f/2 lại gần vật.
D. dịch thấu kính một khoảng 3f/2 ra xa vật.
Câu 18:Chọn cách vẽ đúng trên hình sau.
A. Hình A và B
B. Hình B
C. Hình B và C
D. Hình C
Câu 19:Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 12(cm) cho một ảnh thật cách thấu kính 36(cm). Vật sáng đặt cách thấu kính là
A. d = 36(cm) B. d = 30(cm) C. d = 24(cm) D. d = 18(cm)
Câu 20:Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì cách thấu kính 20(cm) cho một ảnh ảo cắt thấu kính 10(cm). Tiêu cự cảu thấu kính là
A. f = 20(cm) B. f = 15(cm) C. f = 12(cm) D. f = 10(cm)
Đáp án
Câu 1:C
Câu 2:D
Câu 3:A
Câu 4:C
Câu 5:A
Câu 6:B
Câu 7:D
Câu 8:B
Câu 9:B
Câu 10:A
Câu 11:A
Câu 12:B
Câu 13:B
Câu 14:C
Câu 15:B
Câu 16:D
Câu 17:C
Câu 18:B
Câu 19:D
Câu 20:A
2.2 Đề thi thứ hai:
A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1. Máy phát điện xoay chiều là thiết bị dùng để:
A. Biến đổi điện năng thành cơ năng.
B. Biến đổi cơ năng thành điện năng.
C. Biến đổi nhiệt năng thành điện năng.
D. Biến đổi quang năng thành điện năng.
Câu 2. Trong trường hợp nào dưới đây, trong khung dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.
A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín nhiều.
B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín không đổi.
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín thay đổi.
D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín mạnh.
Câu 3. Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 10V, cuộn dây sơ cấp có 4400 vòng. Hỏi cuộn dây thứ cấp có bao nhiêu vòng?
A. 200 vòng
B. 600 vòng.
C. 400 vòng.
D. 800 vòng.
Câu 4. Khi nói về thấu kính, câu kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa.
B. Thấu kính phân kì có rìa dày hơn phần giữa
C. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
Câu 5. Khi mô tả đường truyền của các tia sáng qua thấu kính hội tụ, Câu mô tả không đúng là
A. Tia tới qua quang tâm thì tia ló truyền thẳng.
B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm chính.
C. Tia tới qua tiêu điểm chính thì tia ló truyền thẳng.
D. Tia tới đi qua tiêu điểm chính thì tia ló song song với trục chính.
Câu 6. Đặt một vật sáng PQ hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Hình vẽ nào vẽ đúng ảnh P’Q’ của PQ qua thấu kính?
B. TỰ LUẬN: ( 7 điểm )
Câu 1. ( 2 điểm)
Nêu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ?
Câu 2. ( 2 điểm)
So sánh tính chất của ảnh ảo tạo bởi các loại thấu kính?
Câu 3: ( 3 điểm)
Đặt một vật sáng AB có chiều cao 2cm có dạng đoạn thẳng nhỏ vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ ( điểm A nằm trên trục chính ) và cách thấu kính một khoảng 12cm, thấu kính có tiêu cự f = 8cm.
a/ Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật AB theo đúng tỉ lệ.
b/ Vận dụng kiến thức hình học, tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh A’B’.
Đáp án đề thi giữa kì 2 Vật lí 9
(Đáp án này gồn 1 trang)
I. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | B | C | A | D | C | D |
II. TỰ LUẬN
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Nêu đúng đặc điểm của ảnh của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ | 2 |
2 | So sánh đúng + Giống nhau + Khác nhau |
1 1 |
3 | – Vẽ hình. – Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính – Chiều cao ảnh | 1 1 1 |
3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 Vật lý 9 năm 2023 – 2024 có đáp án:
Nội dung | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||||||
Chương IIĐIỆN TỪ HỌC | |||||||||||
Số câu | 3 | 1 | 5 | ||||||||
Số điểm | 1,5 | 2 | 5,5(55%) | ||||||||
2. Chương III.Quang Học | |||||||||||
Số câu hỏi | 2 | 1 | 1 | 1 | 5 | ||||||
Số điểm | 1,0 | 2 | 0,5 | 3 | 4,5(45%) | ||||||
TS câu hỏi | 6 | 1 | 2 | 9 | |||||||
TS điểm | 4,5 | 0,5 | 5 | 10,0 (100%) |