Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 có đáp án 2023 - 2024 sẽ giúp các bạn ôn tập lại nội dung chương trình học kỳ1, cùng với đó là phương pháp và lưu ý để ôn thi hiệu quả các môn KHTN. Đề thi cùng với ma trận sẽ giúp các bạn hình dung được forrmat đề thi cũng như cách để lựa chọn phần ôn tập để đạt điểm cao. Mời các bạn tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Nội dung và phương pháp ôn tập học kỳ 1 môn Toán lớp 7:
Để ôn thi và làm bài thi môn Khoa học tự nhiên lớp 7, bạn nên tập trung vào các chủ đề sau:
– Điện học: Nắm vững các khái niệm cơ bản về điện, điện trường và dòng điện, hiểu được các đơn vị đo lường điện, cách đọc giá trị điện trở, điện dung và điện kháng, và biết cách sử dụng các công thức tính toán đơn giản để giải các bài tập liên quan đến điện học.
– Động lực học: Hiểu được các khái niệm về vận tốc, gia tốc, lực và khối lượng, và biết cách sử dụng các công thức để tính toán lực và gia tốc. Nắm vững các nguyên tắc của Luật Newton và biết cách áp dụng chúng để giải các bài toán liên quan đến động lực học.
– Sự phản ứng hóa học: Hiểu được các khái niệm về phản ứng hóa học, nguyên tử, phân tử, ion, chất lượng khối lượng, cân bằng hóa học, và biết cách sử dụng các công thức để giải các bài tập liên quan đến sự phản ứng hóa học.
– Ánh sáng và âm thanh: Nắm vững các khái niệm về ánh sáng và âm thanh, hiểu được cấu tạo và tính chất của sóng ánh sáng và sóng âm, và biết cách sử dụng các công thức tính toán liên quan đến ánh sáng và âm thanh.
– Vật lý đại cương: Hiểu được các khái niệm về tốc độ, thời gian, khoảng cách, khối lượng, và năng lượng, và biết cách sử dụng các công thức để giải các bài tập liên quan đến vật lý đại cương.
Bên cạnh đó, để làm tốt bài thi môn Khoa học tự nhiên lớp 7, bạn nên lưu ý các điểm sau:
– Chú ý đến đơn vị và chính tả trong quá trình làm bài.
– Tập trung giải quyết những bài toán đơn giản trước để tạo động lực và thời gian cho những bài toán khó hơn.
– Nếu không biết cách giải quyết một câu hỏi nào đó, hãy đọc kỹ lại đề bài và suy nghĩ thêm về các khái niệm liên quan để tìm ra cách giải quyết.
– Khi làm bài toán, nên vẽ hình minh họa để giúp cho việc giải quyết trở nên dễ dàng hơn.
– Không nên quá chú trọng vào một bài toán, nếu không giải quyết được, hãy bỏ qua để tiếp tục làm những bài khác.
– Cuối cùng, sau khi hoàn thành bài thi, hãy kiểm tra lại bài làm một lần nữa để tránh những sai sót đáng tiếc.
2. Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 có đáp án 2023 – 2024:
2.1. Đề thi:
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Nguyên tử fluorine có 9 proton trong hạt nhân. Điện tích hạt nhân của fluorine là
A. -9.
B. +9.
C. 9.
D. 0.
Câu 2. Nguyên tố hóa học nào giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người?
A. Chlorine.
B. Oxygen.
C. Helium.
D. Iodine.
Câu 3. Số thứ tự chu kì của bảng tuần hoàn được xác định bằng
A. số hiệu nguyên tử.
B. số electron.
C. số lớp electron.
D. số electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 4. Nguyên tố nào sau đây là khí hiếm?
A. Hydrogen.
B. Helium.
C. Nitrogen.
D. Sodium.
Câu 5. Chất nào sau đây là đơn chất?
A. Carbon monoxide.
B. Ozone.
C. Calcium oxide.
D. Acetic acid.
Câu 6. Hóa trị của potassium trong hợp chất K2O là
A. I.
B. II.
C. III.
D. IV.
Câu 7. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi N hóa trị IV và oxygen là
A. NO.
B. NO2.
C. N2O.
D. N2O3.
Câu 8. Phần trăm về khối lượng của Mg trong hợp chất MgO là
A. 60%.
B. 40%.
C. 50%.
D. 20%.
Câu 9. Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là
A. vôn kế.
B. nhiệt kế.
C. tốc kế.
D. ampe kế.
Câu 10. Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì?
A. Giúp lái xe có thể ước lượng khoảng cách giữa các xe để giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông.
B. Để các xe đi đúng làn đường.
C. Để các xe không vượt quá tốc độ cho phép.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11. Để biểu diễn các nốt nhạc bằng đàn, người ta thường dùng đàn nhiều dây, nhưng người ta cũng sử dụng loại đàn một dây là đàn bầu. Để thay đổi âm phát ra từ dây đàn bầu người ta làm như sau:
A. Vừa đánh đàn, vừa điều chỉnh độ căng của dây đàn bằng một cần đàn.
B. Điều chỉnh độ dài của dây đàn khi đánh.
C. Vặn cho dây đàn căng vừa đủ trước khi đánh.
D. Cả 3 phương án đúng.
Câu 12. Hãy xác định câu nào sau đây là sai?
A. Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng trầm.
B. Hz là đơn vị tần số.
C. Khi tần số dao động càng cao thì âm phát ra càng to.
D. Khi tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao.
Câu 13. Người ta nhận thấy rằng chó là loài động vật nghe được các âm thanh rất tốt và rất nhạy. Đặc biệt khi ngủ chó vẫn cảm nhận được các âm thanh lạ và nhỏ rất nhanh. Vì sao lại như vậy?
A. Bản chất của chó là phát hiện các âm thanh lạ, nhỏ.
B. Chó có thể nghe được các âm thanh như hạ âm, siêu âm mà con người không thể nghe được.
C. Tai chó to hơn nên nghe to hơn.
D. Tai chó rất nhạy với âm, mặt khác khi ngủ chó thường áp tai xuống đất mà đất truyền âm tốt hơn không khí do vậy chó cảm nhận nhanh hơn.
Câu 14. Chùm tia song song là chùm tia gồm:
A. Các tia sáng không giao nhau.
B. Các tia sáng gặp nhau ở vô cực.
C. Các tia sáng hội tụ.
D. Các tia phân kì.
Câu 15. Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành
A. hoá năng.
B. nhiệt năng.
C. điện năng.
D. cơ năng.
Câu 16. Chọn phát biểu sai. Vật cản sáng (chắn sáng) là vật?
A. Không cho ánh sáng truyền qua.
B. Đặt trước mắt người quan sát.
C. Cản đường truyền của ánh sáng.
D. Cho ánh sáng truyền qua.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1 (1 điểm): Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:
a. Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố sodium?
b. Nguyên tố sodium nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
Bài 2 (2 điểm): Vẽ sơ đồ hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử ammonia (NH3) và cho biết hóa trị của mỗi nguyên tố trong hợp chất.
Bài 3 (3 điểm):
a. Trên một đường quốc lộ, có một xe ô tô chạy qua camera của thiết bị bắn tốc độ và được ghi lại như sau: thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,28 s. Hỏi xe đi với tốc độ bao nhiêu và có vượt quá tốc độ giới hạn cho phép không? Biết tốc độ giới hạn của xe chạy trên cung đường là 60 km/h.
b. Người ta thường dùng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s.
c. Chiếu một tia sáng SI theo phương nằm ngang lên một gương phẳng, ta thu được tia phản xạ theo phương thẳng đứng. Góc tạo bởi tia SI và mặt gương có giá trị nào?
2.2. Đáp án đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7:
Phần I. Trắc nghiệm
Trắc nghiệm khách quan (4 điểm). Mỗi câu chọn đúng được 0,25đ
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | B | D | C | B | B | A | B | A | C | A | A | C | D | A | C | D |
Phần II. Tự luận
Bài 1:
a. Ô nguyên tố sodium cho biết các thông tin:
– Số hiệu nguyên tử: 11
– Kí hiệu nguyên tố hóa học: Na
– Tên nguyên tố: Sodium.
– Khối lượng nguyên tử: 23 amu.
b. Ta có 11 = 2 + 8 + 1
Sodium ở ô thứ 11 (do số hiệu nguyên tử bằng 11); chu kì 3 (do có 3 lớp electron); nhóm IA (do có 1 electron ở lớp ngoài cùng).
Bài 2:
Khi N kết hợp với H, nguyên tử N góp 3 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron. Như vậy giữa nguyên tử N và H có một đôi electron dùng chung.
Sơ đồ hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử NH3:
Trong hợp chất NH3, hydrogen có hóa trị I, nitrogen có hóa trị III.
Bài 3:
a. Tốc độ của xe là ≈ 17,86 m/s = 64,3 km/h
Ta thấy 64,3 > 60
Vậy xe đó có vượt quá tốc độ cho phép.
b. Thời gian đi và về của âm là như nhau nên âm truyền từ tàu tới đáy biển trong 0,5s.
Độ sâu của đáy biển là: 1500.0,5 = 750 (m)
c. Theo đề bài ta có: i + i ‘ = 900
Mà i = i ‘ nên 2i = 900 ⇒ i = 900 / 2 = 450
3. Ma trận đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 có đáp án 2023 – 2024: