Skip to content

 

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giáo dục
  • Kinh tế tài chính
  • Cuộc sống
  • Sức khỏe
  • Đảng đoàn
  • Văn hóa tâm linh
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Đóng thanh tìm kiếm

Trang chủ Giáo dục

Đề thi học kì 1 Vật lý 8 năm học 2023 – 2024 có đáp án

  • 03/02/202403/02/2024
  • bởi Bạn Cần Biết
  • Bạn Cần Biết
    03/02/2024
    Theo dõi Bạn Cần Biết trên Google News

    Các đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2023 - 2024 có đáp án được biên soạn từ ma trận đề thi kèm đáp án chi tiết giúp các em học sinh ôn luyện tốt nhất. Đề thi học kì 1 môn Vật Lý lớp 8 đạt điểm cao. Cùng chúng tôi tham khảo nhé!

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Bí quyết học giỏi môn vật lý:
      • 2 2. Đề thi học kì 1 Vật lý 8 năm học 2023 – 2024:
        • 2.1 2.1. Bộ đề số 1:
        • 2.2 2.2. Bộ đề số 2:
      • 3 3. Ma trận đề thi học kì 1 Vật lý 8:



      1. Bí quyết học giỏi môn vật lý:

      Có đam mê với môn học

      Chỉ có đam mê bạn mới có thể học tốt. Đây là yếu tố quan trọng khi muốn học tốt môn Vật lý. Và khi yêu thích môn học, bạn sẽ có hứng thú học tập hơn. Để yêu thích môn học này, các em có thể tìm đọc nhiều sách Vật lý vui nhộn hoặc xem các chương trình Vật lý.

      Ghi nhớ những gì bạn đã học

      Trước khi học bài mới, hãy chắc chắn rằng bạn đã ghi nhớ kiến thức của bài cũ. Tối hôm trước, hãy dành thời gian học bài và xem lại bài trước. Bởi vì khi bạn hiểu bài trước, bạn có thể hiểu bài ngày mai.

      Học đúng cách

      Với phần Lý thuyết:

      – Các định nghĩa, khái niệm, định luật: cố gắng hiểu và nhớ chính xác từng nghĩa của các câu đã cho.

      – Các công thức: cần hiểu rõ ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng.

      – Tập thói quen tự làm phần tóm tắt bài học sau khi vừa học xong để khi học theo dàn ý sẽ dễ hiểu và nhớ bài chính xác.

      Với bài tập:

      – Làm đầy đủ các bài tập (từ dễ đến khó) trong sách giáo khoa và sách bài tập Vật lý do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Với hầu hết các dạng bài trong các bài tập này, học sinh sẽ làm bài không mấy khó khăn nếu học tốt lý thuyết.

      – Trong mỗi chương của sách bài tập thường có 1 hoặc 2 bài tập khó, học sinh cố gắng làm các bài tập này sau khi đã làm xong các bài tập dễ và trung bình.

      2. Đề thi học kì 1 Vật lý 8 năm học 2023 – 2024:

      2.1. Bộ đề số 1:

      PHẦN I:   TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

      Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

      Câu 1. Công thức tính áp suất là

      Câu 2. Lực nào sau đây không phải là áp lực?

      A. Trọng lực tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang.

      B. Lực búa tác dụng vuông góc với mũ đinh.

      C. Lực kéo vật chuyển động trên mặt sàn nằm ngang.

      D. Lực mà chiếc tủ tác dụng lên mặt đất.

      Câu 3. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào liên quan đến áp suất khí quyển?

      A. Cắm ống hút vào cốc nước rồi để yên.

      B. Đổ đầy nước vào một chiếc cốc.

      C. Uống nước trong cốc bằng cách đổ dần nước trong cốc vào miệng.

      D. Hộp sữa sau khi hút hết bị bẹp về mọi phía.

      Câu 4. Móc một quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

      A. Giảm đi            

      B. Tăng lên           

      C. Không thay đổi 

      D. Chỉ số 0.

      Câu 5. Công thức nào sau đây dùng để tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều?

      Câu 6. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào cần tăng ma sát?

      A. Bảng trơn và nhẵn quá.

      B. Khi quẹt diêm.

      C. Khi cần phanh gấp để xe dừng lại.

      D. Tất cả các trường hợp trên đều cần tăng ma sát.

      Câu 7. Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 200m là

      A. 50s           

      B. 25s

      C. 10s           

      D. 40s

      Câu 8.Khi có lực tác dụng mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có:

      A. Ma sát.    

      B. Quán tính.     

      C. Trọng lực.     

      D. Đàn hồi.

      PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm)

      Bài 1.(2 điểm) Một người đứng bàng hai tấm ván mỏng đặt trên sàn nhà và tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,6.104N/m2. Diện tích của một tấm ván tiếp xúc với mặt sàn là 2dm2. Bỏ qua khối lượng của tấm ván, tính khối lượng của người đó?

      Bài 2. (3 điểm) Một người thợ lặn ở độ sâu 24m so với mặt nước biển. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 300N/m3.

      a, Tính áp suất nước biển tác dụng lên thợ lặn.

      b, Khi áp suất nước biển tác dụng lên thợ lặn là 309 000N/m2, hãy tính độ sâu của thợ lặn? Người thợ lặn đã bơi lên hay lặn xuống? Vì sao?

      Bài 3. (1 điểm) Khi lặn sâu dưới nước, ta thường có cảm giác tức ngực, ù tai, chóng mặt. Hãy giải thích.

      Đáp án đề số 1

      PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

      Câu 1. 

      Công thức tính áp suất là p =

      Chọn đáp án A

      Câu 2.

      A – Trọng lực là áp lực

      B – Lực búa là áp lực

      C – lực kéo không phải là áp lực vì trong trường hợp này nó song song với mặt sàn.

      D – Lực mà chiếc tủ tác dụng lên mặt đất là trọng lực của vật chính là áp lực

      Câu 3.

      Hiện tượng nào liên quan đến áp suất khí quyển là hộp sữa sau khi hút hết bị bẹp về mọi phía.

      Câu 4.

      Khi nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước thì quả nặng chịu thêm tác dụng của lực đẩy Ác – si – mét có chiều ngược với chiều của trọng lực => số chỉ lực kế giảm đi.

      Chọn đáp án A

      Câu 5.

      Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều là:

       

      Chọn đáp án B

      Câu 6.

      Các trường hợp cần tăng ma sát:

      –  Bảng trơn và nhẵn quá 

      – Khi quẹt diêm.

      – Khi cần phanh gấp để xe dừng lại.

      Chọn đáp án D

      Câu 7.

      Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 200m là

       

      Chọn đáp án D

      Câu 8.

      Khi có lực tác dụng mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính.

      Chọn đáp án B

      PHẦN II: TỰ LUẬN 

      Bài 1.

      Trọng lượng của người đó P = F = p.s = 2.1,6.104.0,02 = 640N

      Khối lượng của người đó m = 64kg.

      Bài 2.

      Tóm tắt: 

      h0 = 24m; dnước biển  = 10 300N/m3

      Hỏi: 

      a, p0 = ? (Pa); 

      b, p = 309 000 (Pa) thì thợ lặn bơi lên hay lặn xuống? p = ? (Pa)

      Giải:

      – Áp suất của nước biển tác dụng lên thợ lặn là:

      p0 = d.h0 = 10 300. 24 = 247 200 (Pa)

      – Độ sâu của người thợ lặn là:

      h = p : d = 309 000 : 10 300 = 30 (m)

      Người thợ lặn đã lặn xuống vì 30 > 24 (m)

      ĐS: a, p0 = 247 200 (Pa); b, h = 30 (m), người thợ lặn đã lặn xuống.

      Bài 3.

      – Vì khi lặn sâu dưới nước, áp suất chất lỏng tác dụng lên cơ thể theo mọi phương.

      – Áp suất bên trong và bên ngoài cơ thể chênh lệch nhau, áp suất chất lỏng lớn hơn và đè nén vào ngực, tai, … gây ra cảm giác tức ngực, ù tai và chóng mặt.

      2.2. Bộ đề số 2:

      PHẦN I:   TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

      Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

      Câu 1. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì

      A. Để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất.  

      B. Để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất.

      C. Để tăng áp suất lên mặt đất.                                                            

      D. Để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.

      Câu 2. Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào không liên quan đến áp suất khí quyển?

      A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.                   

      B. Con người có thể hít không khí vào phổi.

      C. Hộp sữa bị bẹp về nhiều phía sau khi hút hết không khí bên trong.     

      D. Rót đầy nước vào một chiếc cốc.

      Câu 3. Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

      A. Lực đẩy Acsimét.                                

      B. Lực đẩy Acsimét và lực ma sát.

      C. Trọng lực .                                                         

      D. Trọng lực và lực đẩy Acsimét.

      Câu 4. Công thức tính áp suất chất lỏng là

      Câu 5. Trong các ví dụ về vật đứng yên so với vật mốc sau đây ví dụ nào là sai?

      A. Trong chiếc đồng hồ đang chạy, đầu kim đứng yên so với trục của nó.

      B. Trong chiếc ô tô đang chuyển động, người lái xe đứng yên so với ô tô.

      C. Trên chiếc thuyền đang trôi theo dòng nước, người lái thuyền đứng yên so với chiếc thuyền.

      D. Cái cặp để trên mặt bàn đứng yên so với mặt bàn.

      Câu 6. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

      A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.

      B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.

      C. Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân

      D. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.

      Câu 7. Một vật rắn nổi trên mặt chất lỏng khi

      A. Khối lượng chất lỏng lởn hơn khối lượng của vật.

      B. Khối lượng riêng của chất lỏng nhỏ hơn khối lượng riêng của vật.

      C. Khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng chất lỏng.

      D. Khối lượng của vật lớn hơn khối lượng của chất lỏng.

      Câu 8. Công thức tính vận tốc là:

      A. v =  

      B. v =

      C. v = s.t

      D. v = m/s

      Câu 9. Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:

      A. Lực ma sát lăn.

      B. Lực ma sát nghỉ.

      C. Lực ma sát trượt.

      D. Lực quán tính.

      Câu 10. Một xe đạp đi với vận tốc 12km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.

      A. Thời gian đi của xe đạp

      B. Quãng đường đi của xe đạp

      C. Xe đạp đi 1 giờ được 12km

      D. Mỗi giờ xe đạp đi được 12km

      PHẦN II:  TỰ LUẬN (5 điểm) 

      Bài 1: (1,5 điểm) So sánh áp suất gây ra tại các điểm A ,B ,C ,D ,E

      Bài 2: (1,5 điểm) Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người và xe đi lại?

      Bài 3: (2 điểm) Một học sinh chạy xe đạp đến trường đi trên đoạn đường bằng 2,5km hết 12 phút, đoạn đường dốc hết 2 phút biết vận tốc của xe đạp lúc đó bằng 18km/h. 

      a. Tính vận tốc trung bình của xe đạp đi trên quãng đường bằng.

      b. Tính vận tốc trung bình của xe đạp trên cả hai quãng đường.

      Đáp án đề số 2

      PHẦN I:  TRẮC NGHIỆM 

      Câu 1.

      Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.

      Chọn đáp án D

      Câu 2. 

      Hiện tượng nào không liên quan đến áp suất khí quyển là rót đầy nước vào một chiếc cốc.

      Chọn đáp án D

      Câu 3.

      Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực: trọng lực và lực đẩy Ác – si – mét.

      Chọn đáp án D

      Câu 4.

      Công thức tính áp suất chất lỏng là p = d.h

      Trong đó:

      + d là trọng lượng riêng của chất lỏng

      + h là độ cao cột chất lỏng

      Câu 5.

      Trong chiếc đồng hồ đang chạy, đầu kim chuyển động so với trục của nó vì có thời điểm đầu kim ở bên trái trục, có thời điểm đầu kim ở bên phải trục.

      Chọn đáp án A

      Câu 6.

      A – hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất khí

      B – hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất khí

      C – hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng

      D – Vì khi bơm khí vào quả bóng bên trong quả bóng có không khí nên tạo áp suất lên quả bóng áp suất này bằng hoặc lớn hơn áp suất ở môi trường trong điều kiện thường nên quả bóng căng phồng.

      Chọn đáp án D

      Câu 7.

      Một vật rắn nổi trên mặt chất lỏng khi khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng chất lỏng.

      Chọn đáp án C

      Câu 8.

      Công thức tính vận tốc là: v =  

      Chọn đáp án B

      Câu 9.

      Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là lực ma sát lăn.

      Chọn đáp án A

      Câu 10.

      Một xe đạp đi với vận tốc 12km/h. Con số đó cho ta biết mỗi giờ xe đạp đi được 12km.

      Chọn đáp án D

      PHẦN II:   TỰ LUẬN 

      Bài 1: 

      Áp suất gây ra tại các điểm A, B, C, D trong cùng một chất lỏng lần lượt được tính theo công thức:

      PA = d.hA 

      PB = d.hB 

      PC = d.hC

      PD = d.hD

      => áp suất lớn hơn khi độ sâu của điểm đó tới mặt chất lỏng lớn hơn.

      Ta thấy, hE > hD > hC = hB > hA

      Vậy pE > pD > pC = pB > hA

      Bài 2: 

      Ta có: , để đi lại được dễ dàng trên đường đất mềm lầy lội ta cần làm giảm áp suất bằng cách giảm áp lực hoặc tăng diện tích bị ép. Do vậy, đặt tấm ván để tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, làm giảm áp suất do người hoặc xe tác dụng lên mặt đường nên không bị lún.

      Bài 3: 

      Tóm tắt:

      S1 = 2,5km

      t1 = 12 phút= 1/5h

      v2 = 18km/h

      t2 = 2= 1/30h

      v1= ? v2= ? vtb= ?

      Giải

      a. Vận tốc xe đạp đi trên đoạn đường bằng là

       

      b. Độ dài đoạn đường dốc là

       

      Vận tốc xe đạp đi trên cả hai đoạn đường là

       

      3. Ma trận đề thi học kì 1 Vật lý 8:

      Tên Chủ đề

      (nội dung, chương…)

      Nhận biết

      Thông hiểu

      Vận dụng

      Vận dụng ở mức cao hơn

      Cộng

      TNKQ

      TL

      TNKQ

      TL

      TNKQ

      TL

      TNKQ

      TL

      1. Chuyển động cơ học- quán tính

      -Đơn vị của vận tốc.

       

      Quán tính

       

      Tính vận tốc

      .

       

      Số câu

      Số điểm Tỉ lệ %

      SC: 1 SĐ: 0,5

       

      SC: 1

      SĐ: 0,5

       

      SC: 1

      SĐ: 0,5

       

       

       

      SC:2

      1,5 điểm=

      15 %

      2. áp suất , áp lực.

       

       

      -Biết được áp lực là gì, ý nghĩa và đơn vị của áp suất.

      Hiểu áp suất chất lỏng, chất khí khác áp suất chất rắn như thế nào?

      Công thức tính?

      Tính áp suất chất lỏng, áp lực, áp suất chất rắn.

       

       

       

      Số câu

      Số điểm Tỉ lệ %

      SC:2

      SĐ:1

       

      SC: 2

      SĐ:1

       

      SC: 1

      SĐ:0,5

      SC: 1

      SĐ: 2

       

       

      Số câu 6 4,5điểm= 45%

      3-Lực đẩy Ác- si Mét và sự nổi.

      Khi nào vật nổi, vật chìm?

       

       

      – Hiểu được phương và chiều của lực đẩy ác- si – mét.

       

      Tính được lực đẩy ác si mét trong các trường hợp.

       

       

      Số câu

      Số điểm Tỉ lệ %

      SC: 2

      SĐ:1

       

      SC: 2

      SĐ: 1

       

       

      SC: 1

      SĐ: 2

       

       

      Số câu 5

      4 Điểm=40%

      Tổng số câu

      Tổng số điểm

      Tỉ lệ %

      Số câu 5

      Số điểm 2,5

      25%

      Số câu 5

      Số điểm 2,5

      25%

      Số câu 4

      Số điểm 5

      50%

      Số câu 10

      Số điểm 10

      100%

       

      5
      /
      5
      (
      1

      bình chọn

      )
      Gọi luật sư ngay
      Tư vấn luật qua Email
      Đặt lịch hẹn luật sư
      Đặt câu hỏi tại đây
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ


      Tìm kiếm

      Logo

      Hỗ trợ 24/7: 0965336999

      Văn phòng Hà Nội:

      Địa chỉ:  89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

      Văn phòng Miền Trung:

      Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

      Văn phòng Miền Nam:

      Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

      Bản quyền thuộc về Bạn Cần Biết | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Bạn Cần Biết