Đề thi học kì 1 Sinh học 9 năm học 2023 - 2024 có đáp án là mẫu đề được sưu tầm ở các trường trên toàn quốc. Bên cạnh đó, bài viết cung cấp đề cương ôn tập và ma trận đề thi. Hi vọng sẽ giúp các bạn có nền tảng kiến thức tốt.
Mục lục bài viết
1. Phương pháp học môn sinh 9 hiệu quả:
Phương pháp học Sinh học lớp 9 hiệu quả và không mệt mỏi có thể được thực hiện theo các bước sau:
– Liên kết các phần kiến thức: Sinh học lớp 9 bao gồm rất nhiều kiến thức về sự sống, có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, khi học, hãy cố gắng hiểu sâu các khái niệm, hiện tượng để có thể liên kết chúng với nhau. Không chỉ học thuộc lòng mà cần hiểu sâu bản chất của kiến thức này.
– Tìm hiểu các ý chính và đánh dấu các kiến thức trọng tâm: Không nên học thuộc lòng theo sách giáo khoa, mà hãy tìm hiểu các ý chính của một bài học và đánh dấu các kiến thức trọng tâm cần học. Từ đó, có thể áp dụng các kiến thức này vào các bài tập tính toán và suy luận ra kết quả đúng nhất.
– Học theo 3 bước: Thu thập thông tin, xử lý thông tin và lưu trữ thông tin. Bước đầu tiên là tìm hiểu các kiến thức cần thiết và đánh dấu các kiến thức trọng tâm. Bước thứ hai là phân tích kiến thức và áp dụng để giải quyết các phần bài. Bước cuối cùng là ghi chép và lưu trữ kiến thức để có thể dễ dàng tái hiện lại trong trí nhớ.
– Gắn liền kiến thức với đời sống: Để dễ dàng nhớ kiến thức, hãy liên kết chúng với đời sống và thực hành. Việc này sẽ giúp ghi nhớ kiến thức tốt hơn và áp dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra, hãy lập kế hoạch học tập hợp lý, chia nhỏ các bài học và lên lịch học thường xuyên. Bạn cũng có thể tham gia các lớp học thêm, tìm kiếm tài liệu học tập phù hợp để tăng cường kiến thức. Tuy nhiên, đừng quên nghỉ ngơi và giải trí để giảm stress và duy trì tinh thần học tập tốt.
2. Đề cương ôn tập thi học kì 1 Sinh học 9:
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Kiểu gen là
A. tập hợp các gen trội trong tế bào cơ thể. B. là nguồn gen vốn có của cơ thể.
C. tập hợp các gen lặn trong tế bào cơ thể. D. tổ hợp các gen trong tế bào cơ thể.
2. Kiểu hình là
A. tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. B. là nguồn tính trạng vốn có của cơ thể.
C. tổ hợp các tính trạng trong tế bào cơ thể. D. các đặc điểm hình dạng của sinh vật.
3. Hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp, quả lục và quả vàng là các ví dụ về
A. tính trạng B. cặp tính trạng tương phản C. màu sắc hạt D. hình dạng cây
4. Mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định
A. KG, KH của cá thể mang tính trạng trội. C. KG của tất cả các tính trạng.
B. KH của cá thể mang tính trạng trội. D. KG của cá thể mang tính trạng trội.
5. Công trình nghiên cứu của Menden công phu và hoàn chỉnh nhất trên đối tượng:
A. Ruồi giấm B. Đậu Hà Lan C. Con người. D. Vi khuẩn E. Coli.
6. Lông ngắn là trội hoàn toàn so với lông dài. Khi lai hai cơ thể thuần chủng bố lông ngắn với mẹ lông dài thì kết quả F1 sẽ là
A. toàn lông ngắn B. toàn lông dài
C. 3 lông ngắn : 1 lông dài D. 3 lông dài : 1 lông ngắn
7. Ở cà chua, tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả vàng. Khi lai hai cơ thể thuần chủng bố quả đỏ với mẹ quả vàng, F1 thu được toàn quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thì kết quả F2 sẽ là
A. toàn quả đỏ B. toàn quả vàng
C. 3 quả đỏ : 1 quả vàng D. 3 quả vàng : 1 quả đỏ
8. Tỉ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn xuất hiện trong các phép lai nào?
A. AA x AA B. AA x aa C. Aa x aa D. Aa x Aa
9. NST là cấu trúc có ở
A. bên ngoài tế bào B. trong các bào
C. trong nhân tế bào D. trên màng tế bào.
10. Cấu trúc hiển vi của NST được mô tả ở kỳ nào của phân chia tế bào?
A. Kỳ đầu. B. Kỳ giữa. C. Kỳ sau. D. Kỳ cuối.
11. Ở gà 1 tế bào nguyên phân 5 đợt liên tiếp tạo ra số tế bào con là:
A. 32 B. 4 C. 16 D. 8
12. Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu?
A. 8 NST đơn B. 8 NST kép C. 16 NST đơn D. 16 NST kép
13. Có 5 tinh bào bậc 1 tiến hành giảm phân, kết quả tạo ra
A. 4 tinh trùng B. 5 tinh trùng C. 15 tinh trùng D. 20 tinh trùng
14. Có 24 noãn bào bậc I của chuột tham gia giảm phân bình thường. Số thể cực được tạo ra là bao nhiêu?
A. 72 B. 48 C. 24 D. 12
15. Tinh trùng, trứng mang bộ NST
A. đơn bội B. lưỡng bội C. tam bội D. tứ bội
B. TỰ LUẬN
1. Bằng phương pháp nào Menđen đã phát minh ra các quy luật di truyền và đặt nền móng cho di truyền học? Hãy nêu rõ nội dung của phương pháp đó.
———
2. Phân biệt NST giới tính và NST thường.
———–
3. a. Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1:1? Việc sinh con trai hay con gái có phải do người mẹ quyết định không? Vì sao?
————
b. Tại sao người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
————
4. a. Trình bày cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của phân tử ADN.
*Cấu tạo hóa học của phân tử ADN
– ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P.
– ADN thuộc loại đại phân tử và cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X).
– Phân tử ADN của mỗi loài sinh vật đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng của ADN.
*Cấu trúc không gian của phân tử ADN
– Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải.
– Mỗi vòng xoắn dài 34A0 gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính vòng xoắn là 20 A0.
– Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A-T; G-X theo nguyên tắc bổ sung.
5. Một đoạn ADN có trình tự nuclêôtit mạch 1 như sau:
– A – T – G – X – T – A – G – G – A – T –
Viết đoạn mạch bổ sung của đoạn ADN trên (mạch 2)
Mạch 1: – A – T – G – X – T – A – G – G – A – T –
Mạch 2:
C. BÀI TẬP
Xem lại các dạng bài tập:
1. Lai 1 cặp tính trạng (bài toán thuận, bài toán nghịch)
2. Tính số tế bào con được tạo ra qua quá trình nguyên phân, số NST có trong các tế bào con, số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân.
3. Tính số tế bào con tạo ra qua giảm phân (trứng, tinh trùng, thể cực) và số NST có trong các tế bào con.
3. Đề thi học kì 1 Sinh học 9 năm học 2023 – 2024 có đáp án:
3.1. Đề thi học kì 1 Sinh học 9:
Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 3
Câu 1 (0.25đ): Trong quá trình Nguyên phân các NST xếp thành hàng ở kì:
A. Kì trung gian
B. Kì đầu
C. Kì giữa
D. Kì sau
Câu 2 (0,25đ): Ở Gà gen A quy định chân cao, gen a quy định chân thấp. Kết quả một phép lai như sau:
Thu được F1: 75% chân cao : 25% chân thấp. Kiểu gen của P trong phép lai trên là:
A. P: AA x AA
B. P: AA x Aa
C. P: Aa x aa
D. P: Aa x Aa
Câu 3 (0,5đ) : Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc:
A. Nguyên tắc nhân đôi
B. Nguyên tắc bổ sung
C. Nguyên tắc bán bảo toàn
D. Không có nguyên tắc
Câu 4 (1,0đ): Lựa chọn kết quả ở cột B sao cho phù hợp với thông tin ở cột A
Cột A: Bệnh di truyền | Cột B: Dấu hiệu nhận biết | Đáp án |
1. Bệnh câm điếc bẩm sinh 2. Bệnh Đao
| A. người bệnh có 3 NST cập số 21 B. người bệnh không có khả năng nghe từ khi sinh ra C. người bệnh không có khả năng nói từ khi sinh ra. D. bị si đần bẩm sinh, không có con E. người bệnh da, tóc màu trắng và mắt màu hồng | 1 – 2 – |
Phần II. Tự luận (8 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm): Đột biến cấu trúc NST là gì? lấy 2 ví dụ về đột biến cấu trúc NST?
Câu 6 (2 điểm): Ở Chó, gen A quy định lông xám, a quy định lông trắng , B quy định chân cao, b quy định chân thấp. Cho Chó lông xám, chân cao thuần chủng giao phối với Chó lông trắng, thân thấp. Thu được F1 toàn chó lông xám, chân cao. Viết sơ đồ lai từ P đến F1
Câu 7 (2,0 điểm) Mạch 2 của phân tử ADN có trình tự các nucleotit như sau
– T- T – X – X – A – X – G – T – X – T – A – G –
a, Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với đoạn mạch trên?
b, Viết trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch bổ sung?
Câu 8 (2,0 điểm): BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh và tật di truyền ở người, theo như nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội cho thấy: Những người nhiễm độc do hóa chất bảo vệ thực vật khi làm ruộng cao hơn những người làm nghề khác; ở những vùng bị Mĩ rải chất diệt cỏ, rụng lá (điôxin) trong chiến tranh, các bệnh và tật di truyền như: thừa ngón tay, khe hở môi hàm…chiếm tỉ lệ tăng rõ rệt so với các thành phố không bị rải chất độc hóa học.
Bản thân em sẽ làm gì để hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền trong đời sống?
3.2. Đáp án đề thi học kì 1 Sinh 9:
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 | C | 0,25 |
Câu 2 | D | 0,25 |
Câu 3 | B, C | 0,5 |
Câu 4 (1 điểm) | 1 – B, C 2 – A, D | 0,5 0,5 |
Câu 5 (2 điểm) | – Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST – Ví dụ + Mất 1 đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người + Ở Đại mạch đột biến lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzim amilaza. | 1
0,5 0,5 |
Câu 6 (2 điểm) | -Sơ đồ lai : Pt/c : Lông xám, chân cao x lông trắng, chân thấp AABB aabb GP: AB ab F1: AaBb (100% lông xám, chân cao) |
0,5 0,5 0,5 0,5 |
Câu 7 (2 điểm) | a, Mạch bổ sung: – A – A – G – G – T – G – X – A – G – A – T – X – b, Mạch ARN – U – U – X – X – A – X – G – U – X – U – A – G – |
1
1 |
Câu 8 (2 điểm) | – Vệ sinh môi trường sạch sẽ, xử lí rác thải đúng cách – Sử dụng đúng cách thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc chữa bệnh – Xử lý rác thải đúng cách – Tuyên truyền cho mọi người xung quanh việc sử dụng đúng cách các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật
(Lưu ý: Học sinh trả lời khác vẫn đảm bảo vẫn cho điểm tối đa) | 0,5 0,5
0,5 0,5 |
| Tổng điểm toàn bài | 10,0 điểm |
4. Ma trận đề thi học kì 1 Sinh học 9:
Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Cộng | |||||||||||||
| TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
| |||||||||
Các thí nghiệm của men đen | Xác định được kiểu gen dựa vào tỉ lệ kiểu hình |
|
| Vận dụng quy luật phân li để giải bài tập lai 2 cặp tính trạng |
| |||||||||||||
Số câu: | 1 |
|
|
|
|
|
| 1 | 2 | |||||||||
Số điểm: | 0,25 |
|
|
|
|
|
| 2 | 2.25 | |||||||||
Nhiễm sắc thể. | Nêu được diễn biến cơ bản của NST ở các kì của nguyên phân. |
|
|
|
| |||||||||||||
Số câu: | 1 |
|
|
|
|
|
|
| 1 | |||||||||
Số điểm: | 0.25 |
|
|
|
|
|
|
| 0.25 | |||||||||
ADN VÀ GEN | Biết được AND được nhân đôi theo những nguyên tắc nào | Xác định được trình tự sắp xếp các nucleic trong phân tử ADN, ARN |
|
|
| |||||||||||||
Số câu: | 1 |
|
| 1 |
|
|
|
| 2 | |||||||||
Số điểm: | 0.5đ |
|
| 2 |
|
|
|
| 2.5 | |||||||||
Biến dị | Nêu được khái niệm đột biến cấu trúc và số lượng NST, thường biến Lấy được ví dụ về đột biến và thường biến. |
|
|
|
| |||||||||||||
Số câu: |
| 1 |
|
|
|
|
|
| 1 | |||||||||
Số điểm: |
| 2 |
|
|
|
|
|
| 2 | |||||||||
Di truyền học người | Biết được dấu hiệu nhận biết một số bệnh di truyền |
| Pisa: Nêu được biện pháp hạn chế bệnh và tật di truyền ở người |
|
| |||||||||||||
Số câu: | 1 |
|
|
|
| 1 |
|
| 2 | |||||||||
Số điểm: | 1 |
|
|
|
| 2 |
|
| 3 | |||||||||
TS câu: | 5 | 1 | 1 | 1 | 8 | |||||||||||||
TS điểm: | 4 | 2 | 2 | 2 | 10 | |||||||||||||
Tỉ lệ %: | 4 | 20 | 2 | 2 | 100 |