Dưới đây là đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm học 2023 - 2024 kèm đáp án. Đề bao gồm nhiều dạng bài tập khác nhau, từ những bài tập trắc nghiệm đơn giản cho đến những bài tập ứng dụng phức tạp hơn.
Mục lục bài viết
1. Cách làm bài thi giữ kì 1 lớp 7 môn vật lý đạt điểm cao:
Để đạt điểm cao trong bài thi môn Vật lý lớp 7, bạn có thể thực hiện các bước sau:
– Làm bài tập và giải các đề thi môn Vật lý để nắm chắc kiến thức và quen với các dạng bài.
– Học và hiểu kỹ lý thuyết các đơn vị đo lường, các định luật vật lý cơ bản như định luật Newton, định luật Archimedes…
– Học và hiểu các khái niệm, công thức và bài tập về động học, nhiệt học, điện học cơ bản.
– Làm chủ việc vẽ các đồ thị với đầy đủ các thành phần.
– Làm bài thi cẩn thận, kiểm tra lại các câu trả lời trước khi nộp bài.
2. Đề thi giữa học kì 1 Vật lý 7 năm 2023 – 2024 có đáp án:
2.1. Đề 1:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Hiện tượng nào dưới đây không phải là hiện tượng phản xạ ánh sáng?
A. Quan sát thấy con cá trong bể nước to hơn so với quan sát ở ngoài không khí.
B. Dùng đèn pin chiếu một chùm sáng lên một gương phẳng đặt trên bàn, ta thu được một vết sáng trên tường.
C. Quan sát thấy ảnh của mình trong gương phẳng.
D. Nhìn xuống mặt nước thấy cây cối ở bờ ao bị mọc ngược so với cây cối trên bờ.
Câu 2. Hiện tượng nhật thực xảy ra khi:
A. Trái đất ở giữa mặt trăng và mặt trời.
B. Mặt trời ở giữa mặt trăng và trái đất.
C. Mặt Trăng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời.
D. Ngày nào cũng xảy ra.
Câu 3. Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Chùm sáng song song gồm các tia sáng ………. trên đường truyền của chúng
A. không hướng vào nhau B. cắt nhau
C. không giao nhau D. rời xa nhau ra
Câu 4. Trường hợp nào dưới đây không thể coi là một gương phẳng?
A. Mặt kính trên bàn gỗ B. Mặt nước trong phẳng lặng
C. Màn hình phẳng ti vi D. Tấm lịch treo tường
Câu 5. Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 600. Hỏi góc tới có giá trị bao nhiêu?
A. 900 B. 600 C. 450 D. 300
Câu 6. Ảnh tạo thành khi đặt vật gần sát một gương cầu phẳng là:
A. Ảnh ảo nhỏ hơn vật. B. Ảnh ảo lớn bằng vật.
C. Ảnh thật hứng được trên màn chắn. D. Ảnh ảo lớn hơn vật.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1. (1 điểm): Một người đứng trước một gương cầu lồi và một gương phẳng. Hãy nêu đặc điểm giống và khác nhau của ảnh người đó trong hai gương?
Câu 2. (3 điểm): Hãy vẽ ảnh của vật trong hình sau:
Câu 3. (3 điểm): Cho hình vẽ sau đây:
a) Dựa vào tính chất ảnh vẽ tia tới từ A phản xạ qua gương đi tới M?
b) Hãy xác định và đánh dấu vùng nhìn thấy của gương khi đặt mắt tại M? (Gạch chéo vùng nhìn thấy).
* Đáp án:
PHẦN | Nội dung đáp án | Điểm |
I. Trắc nghiệm (3 điểm) | Câu 1. Chọn đáp án A – Các hiện tượng B, C, D là hiện tượng phản xạ ánh sáng. – Hiện tượng A là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Câu 2. Chọn đáp án C Hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời. Câu 3. Chọn đáp án C Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. Câu 4. Chọn đáp án D Những vật được coi là gương phẳng khi ta soi được ảnh của vật trên chúng: mặt kính trên bàn gõ, mặt nước trong phẳng lặng, màn hình phẳng ti vi, tấm lịch treo tường. Câu 5. Chọn đáp án D Ta có: góc khúc xạ + góc tới = 600 Mà góc tới = góc khúc xạ => góc tới = 300 Câu 6. Chọn đáp án B Ảnh tạo thành khi đặt vật gần sát một gương cầu phẳng là ảnh ảo lớn bằng vật. | Mỗi câu đúng 0,5 |
II. Tự luận (7 điểm) | ||
Câu 1 (1 điểm) | – Giống nhau: cùng là ảnh ảo – Khác nhau: + Gương phẳng: cho ảnh lớn bằng vật. + Gương cầu lồi: cho ảnh nhỏ hơn vật và có vùng nhìn thấy rộng hơn. | 0,5 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Cách vẽ: – Kẻ đường thẳng AA’ vuông góc với gương tại H: AH = A’H – Kẻ đường thẳng BB’ vuông góc với gương tại H: BH = B’H – Nối A’ với B’ bằng nét đứt ta được A’B’ là ảnh của AB qua gương phẳng như hình Cách vẽ: – Kẻ đường thẳng OO’ vuông góc với gương tại H: OH = O’H – Kẻ đường thẳng BB’ vuông góc với gương tại H: BH = B’H – Kẻ đường thẳng AA’ vuông góc với gương tại K: AK = A’K – Nối O’ với B’, nối O’ với A’ bằng nét đứt ta được A’O’B’ là ảnh của AOB qua gương phẳng như hình. | 1 điểm
0,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm |
Câu 3 (3 điểm) | a) Cách vẽ: – Từ A kẻ đường thẳng AA’ vuông góc với gương tại H: AH = A’H – Nối A’ với M, cắt gương tại I, ta được tia phản xạ IM (vì tia phản xạ kéo dài đi qua ảnh ảo của A). – Nối A với I , ta được tia tới AI. b) – Từ M ta kẻ tia sáng tới hai mép gương. – Tia sáng ME vuông góc với gương nên được tia phản xạ trùng với tia sáng. – Tia sáng MG cho tia phản xạ GK. => Khi đặt mắt tại M, ta sẽ nhìn thấy vùng KM qua gương (vùng giới hạn bởi tia phản xạ GK và EM. |
1 điểm
0,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm |
2.2. Đề 2:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 300 thì tia phản xạ hợp với tia tới một góc:
A. 300 B. 600 C. 900 D. 1200
Câu 2. Khi nào ta nhìn thấy một vật
A. Có ánh sáng chiếu vào vật. B. Khi vật đặt ngoài trời nắng.
C. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. D. Khi vật là một nguồn sáng.
Câu 3. Vật không phải nguồn sáng là:
A. Bóng đèn điện đang sáng. B. Bóng đèn điện.
C. Ngọn nến đang cháy. D. Con đom đóm lập lòe sáng.
Câu 4. Hiện tượng nhật thực là hiện tượng hình thành bóng đen trên:
A. Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời.
B. Mặt Trăng khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời
C. Trái Đất khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời.
D. Mặt Trăng khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời
Câu 5. Chọn câu trả lời sai. Vật cản sáng (chắn sáng) là vật
A. Không cho ánh sáng truyền qua.
B. Khi truyền đến nó ánh sáng bị hấp thụ hoặc là hắt lại hết.
C. Cản đường truyền đi của ánh sáng.
D. Cho ánh sáng truyền qua.
Câu 6. Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ i′ = 450. Góc hợp bởi tia tới và mặt phẳng gương là:
A. 22,50 B. 450 C. 600 D. 900
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
a) Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh gì? Cho ví dụ.
b) Sắp xếp độ lớn tăng dần của ảnh khi tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm.
Câu 2: (4 điểm)
a) Vẽ ảnh của vật qua gương phẳng. Tính chiều cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng?
b) Hãy trình bày cách vẽ rồi vẽ đường đi của tia sáng xuất phát từ N, phản xạ trên gương rồi đi qua M ở hình 2.
* Đáp án:
PHẦN | Nội dung đáp án | Điểm |
I. Trắc nghiệm (3 điểm) | Câu 1. Chọn đáp án D – Theo định luật phản xạ ánh sáng: góc tới bằng góc khúc xạ – Tia sáng chiếu vuông góc mới mặt gương phẳng => góc tới i = 900 – 300 = 600 => góc hợp bởi tia tới và tia khúc xạ = 2 lần góc tới = 1200. Câu 2. Chọn đáp án C Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. Câu 3. Chọn đáp án B – Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng: Bóng đèn điện đang sáng, ngọn nến đang cháy, con đom đóm lập lòe sáng. – Bóng đèn điện khi chưa được thắp sáng thì chỉ là vật hắt lại ánh sáng. Câu 4. Chọn đáp án A Hiện tượng nhật thực là hiện tượng hình thành bóng đen trên Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. Câu 5. Chọn đáp án D Vật cản sáng (chắn sáng) là vật: + Không cho ánh sáng truyền qua. + Khi truyền đến nó ánh sáng bị hấp thụ hoặc là hắt lại hết. + Cản đường truyền đi của ánh sáng. Câu 6. Chọn đáp án B – Theo định luật phản xạ ánh sáng: góc tới bằng góc khúc xạ – Tia sáng chiếu vuông góc mới mặt gương phẳng => góc tới i = 450 => góc hợp bởi tia tới và mặt phẳng gương = 900 – 450 = 450. | Mỗi câu đúng 0,5 |
II. Tự luận (7 điểm) | ||
Câu 1 (3 điểm) | a) – Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là: + ảnh áo, không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật. + Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương. Ví dụ: Ta đặt một viên phấn qua gương phẳng được ảnh ảo to bằng viên phấn và không hứng được trên màn chắn. b) Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương phẳng. Ảnh tạo bởi gương phẳng nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lõm. | 1 điểm 0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Cách vẽ: – Kẻ đường thẳng AA’ vuông góc với gương tại G: AG = A’G – Kẻ đường thẳng BB’ vuông góc với gương tại E: BE = B’E – Kẻ đường thẳng CC’ vuông góc với gương tại H: CH = C’H – Nối A’, C’, B’ ta được ảnh như hình vẽ. – Chiều cao của ảnh bằng chiều cao của vật bằng 3 cm – Khoảng cách từ ảnh của vật tới gương bằng khoảng cách từ vật đến gương bằng 2 cm – Lấy N’ đối xứng với N qua gương + Nối N’M cắt gương tại I. + Nối M, I ta được tia sáng phản xạ + Nối N, I ta được tia sáng tới * Đường đi của tia sáng xuất phát từ N, phản xạ trên gương rồi đi qua M. | 0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 Vật lý 7:
|
| |||||||||
| NỘI DUNG | CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐÁNH GIÁ | Tổng cộng |
| ||||||
| Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng |
| ||||||
| TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
| |||
| Chủ đề 1: Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng và vật sáng | Nhận biết được rằng ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. | Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. Nêu ví dụ | Vận dụng giải thích các hiện tượng thực tế trong đời sống liên quan. |
|
| ||||
| Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số điểm: 0,5đ | Số điểm:0đ | Số điểm: 0,5đ
| Số điểm: 0đ | Số điểm: 0đ | Số điểm: 0đ | 1điểm = 10% |
| |
| Chủ đề 2: Sự truyền thẳng ánh sáng và ứng dụng | – Phát biểu được nội dung định luật truyền thẳng ánh sáng. – Nêu được đặc điểm ba loại chùm sáng: song song, hội tụ, phân kì. – Nêu khái niệm bóng tối, bóng nửa tối. | – Từ khái niệm bóng tối, bóng nửa tối nêu và giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. | Giải thích được các hiện tượng thực tế. |
|
| ||||
| Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số điểm: 0,75đ | Số điểm: 0đ | Số điểm: 0,25đ
| Số điểm: 0đ | Số điểm: 0đ | Số điểm: 1,5đ | 2,5 điểm = 25% |
| |
| Chủ đề 3: Định luật phản xạ ánh sáng | Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng | Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng. |
Vận dụng xác định được tia phản xạ, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ. pháp tuyến đối với sự phản xạ ảnh sáng bởi gương phẳng |
|
| ||||
| Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số điểm: 0,25đ | Số điểm: 0đ | Số điểm: 0,25 đ | Số điểm:1 đ | Số điểm: 0đ | Số điểm: 2 đ | 3,5 điểm = 35% |
| |
| Chủ đề 4: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng | – Nêu được tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng |
| – Dựng được ảnh của một vật trước gương phẳng. |
|
| ||||
| Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số điểm: 0,5đ | Số điểm: 0đ | Số điểm: 0đ | Số điểm: 0 đ | Số điểm: 0đ | Số điểm: 2đ | 2,5 điểm = 25% |
| |
| Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % | Số điểm: 2đ
20% | Số điểm: 0đ
0% | Số điểm: 1 đ
10% | Số điểm: 1,5đ
15% | Số điểm 0đ
0% | Số điểm: 5,5đ
55% | Tổng số điểm: 10đ
100% |
| |
| Tổng cộng | 2 điểm | 2,5 điểm | 5,5 điểm |
10 điểm |
| ||||
| 20% | 25% | 55% |
| ||||||
| 45 % | 55% |
| |||||||