Skip to content

 

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giáo dục
  • Kinh tế tài chính
  • Cuộc sống
  • Sức khỏe
  • Đảng đoàn
  • Văn hóa tâm linh
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Đóng thanh tìm kiếm

Trang chủ Giáo dục

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 có đáp án mới nhất 2023

  • 02/02/202402/02/2024
  • bởi Bạn Cần Biết
  • Bạn Cần Biết
    02/02/2024
    Theo dõi Bạn Cần Biết trên Google News

    Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 có đáp án mới nhất 2023 mô phỏng theo chuẩn sách giáo khoa Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham 

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Ma trận đề thi học kì II môn Tiếng Việt 2 – Chân trời sáng tạo:
      • 2 2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 có đáp án mới nhất 2023 – Đề số 01:
        • 2.1 2.1. Đề thi:
        • 2.2 2.2. Gợi ý đáp án:
      • 3 3. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 – Đề số 02:
      • 4 4. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 mới nhất – Đề số 03:
      • 5 5. Một số lưu ý để đạt điểm cao môn Tiếng Việt:



      1. Ma trận đề thi học kì II môn Tiếng Việt 2 – Chân trời sáng tạo:

      Năng lực, phẩm chất

      Số câu và số điểm

      Mức 1

      Mức 2

      Mức 3

      Tổng

      TNKQ

      TL

      TNKQ

      TL

      TNKQ

      TL

      TNKQ

      TL

      SỐ HỌC-ĐẠI LƯỢNG-GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

      Số câu

      3

      3

      2

      1

       

      1

      5

      5

      Câu số

      1( a; b; d)

      2; 5

      1(c),3

      6

       

      9

       

       

      Số điểm

      1,5đ

      2,5đ

      1,5đ

      2đ

       

      0,5đ

      3đ

      5đ

      YẾU TỐ HÌNH HỌC

      Số câu

       

      1

       

       

       

      2

       

      3

      Câu số

       

      4(b)

       

       

       

      4(a);7

       

       

      Số điểm

       

      0,5đ

       

       

       

      1đ

       

      1,5

      YẾU TỐ THỐNG KÊ, XÁC SUẤT

      Số câu

       

       

       

      1

       

       

       

      1

      Câu số

       

       

       

      8

       

       

       

       

      Số điểm

       

       

       

      0,5đ

       

       

       

      0,5đ

      Tổng

      Số câu

      3

      4

      2

      2

       

      3

      5

      9

      Số điểm

      1,5

      3đ

      1.5đ

      2,5đ

       

      1,5đ

      3đ

      7đ

      2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 có đáp án mới nhất 2023 – Đề số 01:

      2.1. Đề thi:

      A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

      I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

      – GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

      –  Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

      II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

      SƯ TỬ VÀ KIẾN CÀNG

      Tự xem mình là chúa tể rừng xanh, Sư Tử chỉ kết bạn với các loài vật to, khỏe. Nó cho rằng những con vật nhỏ vé chẳng mang lợi lộc gì. Một lần Kiến Càng đến, xin kết bạn, Sư Tử khinh thường đuổi Kiến đi.

      Một hôm, tai Sư Tử như có trăm ngàn mũi kim châm chích. Nó nằm bẹp một chỗ, không thể ra khỏi hang kiếm ăn. Voi, Hổ, Báo, Gấu,…đến thăm nhưng đành bỏ về, vì không thể làm được gì để giúp Sư Tử khỏi đau đớn. Nghe tin, Kiến Càng không để bụng chuyện cũ, nó lặn lội vào tận hang thăm Sư Tử. Sau khi nghe Sư Tử kể bệnh tình. Kiến càng bèn bò vào tai Sư Tử và lôi ra một con rệp. Lập tức Sư Tử hết đau.

      Sư Tử hối hận và rối rít xin lỗi Kiến Càng. Từ đó, Sư Tử coi Kiến Càng là người bạn thân thiết nhất.

      Khoanh tròn đáp án đúng và trả lời câu hỏi:

      Câu 1 (0,5 điểm): Các con vật trong câu chuyện trên sống ở đâu?

      A. Sống trong sở thú

      B. Sống trong rừng

      C. Sống trong hang

      Câu 2 (0,5 điểm): Con vật nào trong câu chuyện tự xem mình là “chúa tể rừng xanh”?

      A. Voi

      B. Gấu

      C. Sư Tử

      Câu 3 (0,5 điểm): Tại sao Sư Tử không kết bạn với Kiến Càng?

      A. Vì nó cho rằng Kiến Càng bé nhỏ

      B. Vì nó cho rằng Kiến Càng bé nhỏ và chỉ biết cắn kẻ khác.

      C. Vì nó cho rằng Kiến Càng bé nhỏ, không đem lại lợi lộc gì cho nó

      Câu 4 (0,5 điểm): Vì sao Sư Tử hối hận và xin lỗi Kiến Càng?

      A. Vì Kiến Càng đã bắt một con rệp trong tai giúp nó

      B. Vì Kiến Càng đã mang thức ăn cho nó

      C. Vì Kiến Càng đã khen Sư Tử tài giỏi

      Câu 5 (0,5 điểm): Sư Tử đã tỏ thái độ thế nào với Kiến Càng khi tai hết đau?

      ……………………………………………………………………………………

      Câu 6 (1,0 điểm): Qua câu chuyện trên, em học được ở Kiến Càng điều gì?

      ……………………………………………………………………………………

      Câu 7 (1,0 điểm): Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

      a) nhỏ – ………………………………..

      b) xinh đẹp – ………………………..

      c) đen – ……………………………….

      d) chăm chỉ – ……………………….

      Câu 8 (0,5 điểm): Trong câu “Hai bên bờ sông, hoa phương vĩ nở đỏ rực”, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ở đâu”?

      ……………………………………………………………………………………

      Câu 9 (1,0 điểm): Đặt một câu nêu đặc điểm về một bạn trong lớp.

      ……………………………………………………………………………………

      B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

      1. Nghe – viết (4 điểm)

      Ngôi nhà

      Em yêu ngôi nhà

      Hàng xoan trước ngõ

      Hoa xoa xuyến nở

      Như mây từng chùm.

       

      Em yêu tiếng chim

      Đầu hồi lảnh lót

      Mái vàng thơm phức

      Rạ đầy sân chơi.

       

      Em yêu ngôi nhà

      Gỗ tre mộc mạc

      Như yêu đất nước

      Bốn mùa chim ca,

      2. Luyện tập (6 điểm)

      Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với anh (chị hoặc em) của em.

      Gợi ý:

      – Giới thiệu tên anh (chị hoặc em) của em.

      – Em và anh (chị hoặc em) thường cùng nhau làm gì?

      – Tình cảm của em với anh (chị hoặc em) như thế nào?

      2.2. Gợi ý đáp án:

      A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

      Câu 1: (0,5 điểm)

      B. Sống trong rừng

      Câu 2: (0,5 điểm)

      C. Sư Tử

      Câu 3: (0,5 điểm)

      C. Vì nó cho rằng Kiến Càng bé nhỏ, không đem lại lợi lộc gì cho nó

      Câu 4: (0,5 điểm)

      A. Vì Kiến Càng đã bắt một con rệp trong tai giúp nó

      Câu 5: (0,5 điểm)

      Sư Tử hối hận và rối rít xin lỗi Kiến Càng.

      Câu 6: (1,0 điểm)

      Bài học: nên có lòng vị tha, thương người, và không để bụng chuyện cũ.

      Câu 7: (1,5 điểm)

      a) nhỏ – to

      b) xinh đẹp – xấu xí

      c) đen – trắng

      d) chăm chỉ – lười biếng

      Câu 8: (1,0 điểm)

      Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ở đâu”: hai bên bờ sông

      Câu 9 (1,0 điểm):

      Ví dụ: Bạn Cường học rất giỏi.

      B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

      1. Chính tả (4 điểm)

       – Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

      • 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

      • 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

      – Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

      • Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

      • 2 điểm: nếu có 0 – 4 lỗi;

      • Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

      – Trình bày (0,5 điểm):

      • 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

      • 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

      2. Luyện tập (6 điểm)

      – Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 4 đến 5 câu, nói về tình cảm của em với anh (chị hoặc em) của em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

      – Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

      3. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 – Đề số 02:

      A. Đọc 

      AI CHO TRÁI NGỌT

      Một cô bé đang dạo chơi trong vườn. Thấy mấy quả dâu chín mọng, cô bé hái ăn ngon lành và nói: “Cám ơn cây dâu tây nhé, bạn đã cho tôi mấy quả chín ngọt tuyệt!”. “Sao bạn không cảm ơn chúng tôi?” – Một giọng nói khe khẽ cất lên. “Ôi! Ai đấy?” – Cô bé hoảng sợ. “Tôi là Nước, hằng ngày tôi tưới nước để dâu lớn lên tươi tốt”. Đất tiếp tục: “Còn tôi là Đất, tôi cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây dâu để dâu cho quả”. Rồi giọng ai đó ấm áp: “Cô bé ơi, cô còn quên cảm ơn tôi nữa. Tôi là Mặt Trời. Tôi sưởi ấm cho cây dâu để dâu cho quả chín mọng”. “Cám ơn tất cả các bạn đã cho tôi những trái dâu ngon tuyệt!” – Cô bé vui bẻ nói rồi chạy về nhà. Còn Nước, Đất và Mặt Trời lại tiếp tục công việc của mình để mang đến cho mọi người những trái cây chín ngọt.

      Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 

      1. Ai đã cung cấp chất dinh dưỡng cho cây dâu?

      A. Mặt Trời                             

      B. Nước                                               

      C. Đất

      2.  Mặt Trời đã làm gì để giúp cây dâu ra trái ngọt?

      A. Mặt Trời gọi chị Gió tới quạt mát cho cây dâu.

      B. Mặt Trời chiếu những tia nắng sưởi ấm cho cây dâu.

      C. Mặt Trời làm trái dâu nóng quá phải chui ra ngoài.

      3.  Trong câu chuyện, những ai đã giúp cây dâu mọc ra trái ngọt?

      A. Nước, Đất, Mặt Trời.

      B. Nước, Đất, Mặt Trời, Gió.

      C. Nước, Đất, Mặt Trời, Ong, Bướm.

      4. Câu chuyện trên cho em biết thêm điều gì?

      5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

      a. Cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp như bông, đay, chè, cói, cao su, cà phê,… gọi là cây…………

      b. Cây dùng làm thuốc chữa bệnh như ngải cứu, bạc hà, quế, hồi, cam thảo,… gọi là cây ………………………………………………………………………………..

      c. Cây được uốn, tỉa, trang trí, làm cảnh như vạn tuế, mai tứ quý,… gọi là cây ……….

      6. Điền các từ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống:

      Hôm nay học về cây

      Bài cô giảng thật hay

      ………………. hút nhựa đất

      Như ……………. hằng ngày…

      ………………… là lá phổi

      Cũng hít vào ………………..

      ………………… thường vẫy gọi

      Như tay người chúng ta.

      (Thân Thị Diệp Nga sưu tầm)

      (lá cây, rễ cây, thở ra, cành cây, cơm ăn)

      B. Viết

      I. Chính tả: 

      Cô tập em viết

      Như bàn tay của mẹ
      Dịu dàng cầm tay em
      Chữ hiện trên dòng kẻ
      Nét xuống rồi nét lên

      Như bàn tay của mẹ
      Truyền hơi ấm cho con
      Nắn nót từng chữ một
      Mỗi ngày càng đẹp hơn

      Làm sao mà em quên
      Phút ban đầu tập viết
      Sẽ theo em mải miết
      Suốt hành trình tương lai.

      Nguyễn Lãm Thắng

      II. Viết về hoạt động chăm sóc bảo vệ loài chim

      4. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 mới nhất – Đề số 03:

      A. Đọc 

      I. Đọc hiểu

      Cây chuối mẹ

      Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối non mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột nhà. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Cổ nó mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra báo cho mọi người biết: hoa chuối ngoi lên ngọn rồi đấy.

      Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Hoa ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng về một phía. Khi cây mẹ bận đơm hoa kết quả thì các cây non cứ lớn nhanh hơn hớn.

      Để làm buồng, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó để cái hoa to, buồng quả lớn đè giập đứa con đứng bên cạnh? Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào.

      (Theo Phạm Đình Ân)

      Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

      1. Chi tiết nào cho thấy hoa chuối đã ngoi lên ngọn? (Đoạn 1)

      a- Tàu lá dài như lưỡi mác đâm thẳng lên trời

      b- Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn lấp ló hiện ra

      c- Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn

      2. Vì sao cây chuối nghiêng về một phía?

      a- Vì cây mẹ ngày càng yếu đuối

      b- Vì cây con lớn nhanh dưới gốc

      c- Vì hoa chuối ngày càng to và nặng

      3. Cây chuối mẹ ngả hoa sang khoảng đất trống để làm gì?

      a- Để cái hoa to, buồng quả lớn phát triển được dễ dàng

      b- Để buồng quả không đè giập đứa con đứng bên cạnh

      c- Để buồng quả không đè giập những chiếc lá xanh lơ

      4. Qua hình ảnh cây chuối mẹ, tác giả muốn ca ngợi điều gì?

      a- Tình mẫu tử sâu nặng

      b- Tình gia đình sâu nặng

      c- Tình yêu thương đồng loại

      II. Tiếng việt

      1. Viết lại các từ ngữ sau khi đã điền đúng

      a) l hoặc n

      – hoa ….ở/……….

      – khoai ….ang/……..

      – núi…..ở/……

      – nở……ang/………

      b) ên hoặc ênh

      – b…..vực/………..

      – mũi t…../………

      – b….. cạnh/……..

      – nhẹ t……./…….

      c) uơ hoặc ua

      – thu……cuộc/…….

      – h……. vòi/………

      – th…….nhỏ/……….

      – l…….vàng/……….

      2. a) Gạch dưới các từ ngữ trả lời cho câu hỏi để làm gì? trong mỗi câu sau:

      (1) Ông em trồng cây na để con cháu có quả ăn

      (2) Em trồng cây cúc vạn thọ để lấy hoa ướp trà

      (b) Viết tiếp vào chỗ trống từ ngữ thích hợp trả lời cho câu hỏi để làm gì?

      (1) Chúng em trồng nhiều cây xanh……………………………………

      …………………………………………………………………………

      (2) Toàn trường em trồng nhiều hoa……………………………………

      …………………………………………………………………………..

      B. Viết:

      I. Chính tả

      Quả sầu riêng

      Sầu riêng có họ hàng xa với mít nhưng quả bé hơn. Gai quả sầu riêng vừa to vừa dài, cứng và sắc. Vỏ dày như vỏ quả mít nhung cứng và rất dai.

      Khi quả chín muồi, vỏ sầu riêng tự tách ra thành bốn hoặc năm mảnh theo chiều dọc, để lộ những múi sầu riêng béo ngậy, nằm gối lên nhau trong các khe hở. Cơm (còn gọi là cùi) sầu riêng màu ngà hoặc màu mỡ gà bọc quanh hạt. Cơm càng dày thì càng ngọt, béo và thơm.

      (Theo Phạm Hữu Tùng)

      II. Giới thiệu về cô giáo đã dạy em năm học lớp 1

      5. Một số lưu ý để đạt điểm cao môn Tiếng Việt:

      Để đạt điểm cao môn Tiếng Việt lớp 2, có một số cách bạn có thể thực hiện như sau:

      – Tìm kiếm thầy cô phù hợp và học hành chăm chỉ: Học với giáo viên có trình độ và kinh nghiệm giảng dạy tốt sẽ giúp bạn hiểu bài học một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, học viên chăm chỉ cũng sẽ giúp bạn cảm thấy có động lực và tập trung hơn trong quá trình học tập.

      – Đọc nhiều sách, truyện tranh, tạp chí tiếng Việt: Việc đọc nhiều sẽ giúp bạn cải thiện khả năng đọc hiểu, từ vựng và cách sử dụng ngôn ngữ. Bạn có thể đọc sách và truyện tranh dành cho trẻ em hoặc các tạp chí dành cho gia đình.

      – Viết thường xuyên: Việc viết sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng viết và tăng vốn từ vựng của mình. Bạn có thể bắt đầu viết nhật ký, rút ​​ngắn bài văn hoặc gửi thư tay.

      – Tập đọc và viết chữ cái, từ và câu đơn giản: Đây là bước cơ bản để bạn có thể đọc và viết tiếng Việt dễ dàng hơn. Bạn nên tập đọc và viết chữ cái, từ và câu đơn giản mỗi ngày để cải thiện kỹ năng của mình.

      – Học ngữ pháp và cách sử dụng từ: Nắm ngữ pháp và cách sử dụng từ sẽ giúp bạn sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác và hiệu quả hơn.

      – Ôn tập và làm bài tập thường xuyên: Để củng cố kiến ​​thức và nâng cao kỹ năng của mình, bạn nên ôn tập và làm bài tập thường xuyên. Bạn có thể sử dụng sách giáo khoa hoặc tìm kiếm các bài tập trên mạng.

      – Hỏi thầy hoặc bạn bè khi gặp khó khăn: Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình học, hãy hỏi thầy hoặc bạn bè để được giải đáp và hỗ trợ.

      5
      /
      5
      (
      1

      bình chọn

      )

      Tải văn bản tại đây

      Gọi luật sư ngay
      Tư vấn luật qua Email
      Đặt lịch hẹn luật sư
      Đặt câu hỏi tại đây
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ


      Tìm kiếm

      Logo

      Hỗ trợ 24/7: 0965336999

      Văn phòng Hà Nội:

      Địa chỉ:  89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

      Văn phòng Miền Trung:

      Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

      Văn phòng Miền Nam:

      Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

      Bản quyền thuộc về Bạn Cần Biết | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Bạn Cần Biết