Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt này sẽ giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức các dạng bài tập ôn thi cuối học kì 2 đạt kết quả cao. Đồng thời đây là tài liệu chuẩn các mức độ đề thi giúp các thầy cô khi ra đề thi học kì 2 cho các em học sinh. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Cần ôn tập những nội dung gì khi thi cuối kỳ 2 lớp 4 môn Tiếng Việt:
Khi ôn tập cho kỳ thi cuối kỳ 2 môn Tiếng Việt lớp 4, bạn cần lưu ý những nội dung sau đây:
– Từ vựng: Xem lại các từ vựng đã học trong cả năm học, đặc biệt là từ vựng mới xuất hiện trong các đoạn văn, bài đọc, câu đố hay đoạn hội thoại trong sách giáo khoa hoặc trong các tài liệu phụ. Học các từ vựng mới liên quan đến các chủ đề như gia đình, trường học, môi trường, động vật, thực vật, giao thông, thời tiết, đồ dùng học tập, con người, v.v.
– Ngữ pháp: Ôn lại các cấu trúc ngữ pháp đã học như cấu trúc câu đơn, câu ghép, câu hỏi đuôi, câu mệnh lệnh, đại từ, động từ, tính từ, trạng từ, liên từ, giới từ, v.v. Nắm vững cách sử dụng các cấu trúc ngữ pháp này trong các bài văn, đoạn văn, câu đố, câu hỏi, v.v.
– Kỹ năng đọc: Luyện tập đọc hiểu các bài đọc trong sách giáo khoa, sách bài tập, đề thi mẫu, bài báo, tạp chí, v.v. Lưu ý hiểu ý chính, ý phụ, chi tiết trong bài đọc, biết trả lời các câu hỏi đọc hiểu, phân tích cấu trúc, ý nghĩa các từ trong ngữ cảnh.
– Kỹ năng viết: Ôn tập các bài viết đã học, bao gồm viết đoạn văn ngắn, viết đoạn văn miêu tả, viết đoạn văn tường thuật, viết đoạn văn hướng dẫn, v.v. Nắm vững cấu trúc, ngôn ngữ, thể hiện ý nghĩa, lưu ý chính tả, dấu câu, phân bố ý.
– Kỹ năng nghe: Luyện tập nghe các đoạn hội thoại, đoạn đọc, câu đố, câu hỏi, v.v. Lưu ý hiểu nội dung chính, nội dung phụ, diễn biến, ý nghĩa các từ, cụm từ trong ngữ cảnh.
2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 có đáp án mới nhất 2023 – Đề số 1:
2.1. Đề thi:
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
HS bốc thăm đọc 1 đoạn trong những bài sài sau và TLCH:
– Bài 1: Đường đi Sa Pa (trang 102)
– Bài 2: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (trang 114 )
– Bài 3: Ăng-co Vát (trang 123)
– Bài 4: Con chuồn chuồn nước (trang127)
– Bài 5: Vương quốc vắng nụ cười ( Phần 2) (trang 143)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:
MẸ CON CÁ CHUỐI
Bơi càng gần lên mặt ao, thấy nước càng nóng. Cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước để tìm hướng khóm tre. Trời bức bối, ngột ngạt. Lắm lúc, Chuối mẹ chỉ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát, nhưng nghĩ đến đàn con đang đói , chờ ở vùng nước đằng kia, Chuối mẹ lại cố bơi. Khóm tre bên bờ đã gần đây rồi. Khi tới thật gần, Chuối mẹ chỉ còn trông thấy gốc tre, không thấy ngọn tre đâu. Chuối mẹ bơi sát mép nước, rồi rạch lên chân khóm tre. Tìm một chỗ Chuối mẹ đoán chắc là có tổ Kiến gần đó, Chuối mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy. Trời nóng hầm hập. Hơi nước, hơi lá ải cùng với mùi tanh trên mình Chuối mẹ bốc ra làm bọn Kiến lửa gần đó thèm thuồng. Bọn chúng rủ nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa dò dẫm về phía có mùi cá.
Đầu tiên cá Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình, sau rồi đau nhói trên da thịt. Biết kiến kéo đến đã đông, Chuối mẹ liền lấy đà quẫy mạnh, rồi nhảy tùm xuống nước. Bọn Kiến không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao. Đàn Chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. Thế là đàn Chuối con được một mẻ no nê. Chuối mẹ bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi, vui quá nên quên cả những chỗ đau vì bị Kiến đốt. (Xuân Quỳnh)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi 1, 2, 3
Câu 1: (M1- 0,5đ) Cá Chuối mẹ tìm cách vào bờ, rạch lên chân khóm tre để làm gì?
A. Để tìm cách kiếm mồi cho các con ăn
B. Để tránh cái nóng ngột ngạt, bức bối
C. Tìm chỗ mát cho các con đến nghỉ
D. Để kiếm thức ăn cho mình.
Câu 2: (M1- 0,5đ) Chuối mẹ kiếm mồi bằng cách nào?
A. Dùng mồi nhử kiến đến.
B. Dùng chính thân mình để nhử kiến.
C. Dùng bẫy để nhử kiến.
D. Dùng khóm tre để nhử kiến đến.
Câu 3: (M2- 0,5đ) Tại sao cá Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình?
A. Vì cá Chuối mẹ không tìm được thức ăn cho con. .
B. Vì cá Chuối mẹ không tìm được hướng bơi vào bờ.
C. Vì bọn kiến lửa bò đầy mình, chúng coi cá Chuối mẹ là một miếng mồi.
D. Vì cá Chuối mẹ giả vờ chết nằm im không động đậy.
Câu 4: (M2- 0,5đ) Nối tên con vật ở cột A gắn với hoạt động ở cột B cho phù hợp:
A |
a. Chuối mẹ |
b. Bọn Kiến |
B |
1. kéo đến đã đông |
2. bơi sát mép nước, rồi rạch lên chân khóm tre |
3. không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao |
4. giả vờ chết, nằm im không động đậy |
Câu 5: (M3- 1đ) Vì sao Chuối mẹ quên cả những chỗ đau khi bị Kiến đốt?
…………………
Câu 6: (M4- 1đ) Câu chuyện muốn nói lên điều gì?
……………………
Câu 7: (M1- 0,5đ)
Hoạt động nào được gọi là “du lịch”. Điền Đ/S vào ô trống:
a. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh. ☐
b. Đi làm việc xa nhà một thời gian. ☐
Câu 8: (M2- 0,5đ) Gạch chân dưới trạng ngữ có trong câu: “ Những đêm không ngủ được, mẹ lại nghĩ về các anh.” Trạng ngữ trên là:
a. Trạng ngữ chỉ thời gian.
b. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
c. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
d. Trạng ngữ chỉ mục đích
Câu 9: (M2- 1đ) Trong câu: “Ngoài vườn, hoa nở vàng rực, chim hót líu lo.” có mấy động từ?
Có……động từ. Đó là:……………….
Câu 10: (M3- 1đ) Em hãy đặt một câu khiến để mượn đồ dùng học tập của bạn.
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
1. Chính tả (nghe-viết) (2 điểm)
2. Tập làm văn (8 điểm)
Đề: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
1.2. Đáp án:
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
– HS đọc bài trôi chảy, diễn cảm. (2 điểm)
– Trả lời câu hỏi đúng. (1 điểm)
(Giáo viên linh động ghi điểm phù hợp với cách đọc bài và TLCH của từng HS.)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Câu 1: Ý A (0,5 điểm)
Câu 2: Ý B (0,5 điểm)
Câu 3: Ý C (0,5 điểm)
Câu 4: (0,5 điểm)
Nối: a – 2, 4; b – 1,3
Câu 5: (1 điểm) Vì đàn cá con được một mẻ no nê, Chuối mẹ vui quá nên quên cả những chỗ đau vì bị Kiến đốt
Câu 6: (1 điểm) Câu chuyện ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng và cảm động của muôn loài.
Câu 7: (0,5 điểm) a – Đ; b – S
Câu 8: (0,5 điểm) “Những đêm không ngủ được, mẹ lại nghĩ về các anh.” (0,25đ).
Trạng ngữ trong câu trên là :a. Trạng ngữ chỉ thời gian (0,25đ)
Câu 9: (1 điểm) Có 2 động từ (0,5đ). Đó là: nở, hót (0,5đ)
Câu 10: (1 điểm) HS đặt một câu khiến cho phù hợp với tình huống.
VD: Bạn cho mình mượn một cây bút nhé!
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
1. Chính tả (nghe-viết) (2 điểm)
– Tốc độ viết đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng qui định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
– Viết đúng chính tả không mắc quá 5 lỗi ( 1đ) )
- Sai 2-3 lỗi trừ 0,5 điểm.
- Sai 4 lỗi trừ 0,75 điểm.
- Sai 5 lỗi trừ 1 điểm.
- Sai 6-7lỗi trừ 1,25 điểm.
- Sai 8 lỗi trừ 1,5 điểm.
- Sai 9 lỗi trừ 1,75 điểm
2. Tập làm văn (8 điểm)
Đề: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
Đảm bảo các yêu cầu sau: 8 điểm
- Viết đúng theo yêu cầu đề bài, trình bày đầy đủ 3 phần ( Phần mở bài, Phần thân bài và phần kết bài).
- Lời văn gãy gọn, mạch lạc, tự nhiên, giàu hành ảnh, cảm xúc, có sáng tạo.
- Trình bày sạch sẽ, đẹp, không sai lỗi chính tả.
*** Tùy theo mức độ sai sót về nội dung, về ý, về câu, từ, chính tả, cách diễn đạt và chữ viết mà trừ điểm từ 8 0,5 điểm.
Phần mở bài: Giới thiệu được con vật mình sẽ tả. (1đ)
Phần thân bài: Tả được các bộ phận, đặc điểm nổi bật theo trình tự hợp lý, câu văn mạch lạc, đúng cấu trúc ngữ pháp, chặt chẽ, giàu hình ảnh, cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, chữ viết trình bày đẹp, sạch sẽ, đúng kiểu chữ. Câu văn có sáng tạo. (4đ)
Phần kết bài: Nêu được cảm nghĩ của người viết về con vật mình tả. (1đ)
3. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 có đáp án mới nhất 2023 – Đề số 2:
3.1. Đề thi:
A. Phần đọc
I. Đọc hiểu và trả lời câu hỏi
Sáng nay chim sẻ nói gì?
Đêm nọ, trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật. Rồi bé Na vượt suối băng rừng, thoả thích lắng nghe muông thú. Bé Na thích nhất là câu nói của bác Sư Tử. Câu ấy thế này: “Đâu nhất thiết chúng tôi phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được chúng tôi. Chỉ cần một chút yêu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi. ”
Sáng sớm hôm ấy, bé Na thức dậy, bước về phía cửa, nơi chiếc chuông gió đang khúc khích cười. Và kia! Một chú Chim Sẻ đang đậu trên dây điện chằng chịt tự nhiên bay sà xuống ban công. Chim Sẻ quẹt quẹt cái mỏ nhỏ xinh xuống nền nhà. Chim Sẻ mổ mổ những hạt cát. Chim Sẻ ngẩng lên, tròn xoe đôi mắt nhìn bé Na. Và rồi bé Na thoảng nghe trong gió:
– Chị ơi, em đói lắm!
– Ai thế? Bé Na ngơ ngác nhìn quanh. Ai đang nói chuyện với Na thế?
– Em là Chim Sẻ nè. Em đói…
Bé Na nhìn sững chú chim nhỏ vài giây. Quả thật, cái mỏ nhỏ cũng vừa mấp máy. A, mình nghe được tiếng Chim Sẻ thật rồi! Bé Na vô cùng thích thú, bé chạy vội xuống nhà bếp nắm một nắm gạo rồi chạy lên ban công.
– Ôi, em cám ơn chị!
Chim Sẻ nói cảm ơn liên hồi rồi cúi xuống mổ dồn dập.
(Theo Báo Nhi đồng số 8/2009)
Đọc thầm bài “Sáng nay chim sẻ nói gì”, chọn đáp án đúng (A, B, C, D) ghi ra giấy hoặc trả lời ngắn.
Câu 1 (0,5 đ). Trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho vật gì, vật đó có giá trị ra sao?
A. Viên đá quý rất đắt tiền.
B. Một vật giúp bé Na học giỏi.
C. Viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật.
D. Một vật là đồ cổ có giá trị.
Câu 2 (0,5 đ). Bé Na thích nhất điều gì sau khi có viên ngọc quý?
A. Đi khắp nơi trong rừng nghe tiếng nói của các loài chim.
B. Nghe được câu nói của bác Sư Tử.
C. Nghe được nhiều câu nói của nhiều người ở xa.
D. Nghe được tiếng chân di chuyển của loài thú dữ, nguy hiểm.
Câu 3 (0,5 đ). Chim Sẻ đã nói gì với bé Na?
A. Chị ơi, em đói lắm!
B. Em là Chim sẻ nè. Em đói…
C. Ôi, em cám ơn chị!
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 4 (0,5 đ). Nghĩa trong bài của cụm từ “Vượt suối băng rừng” là:
A. Đi chơi xa để ngắm cảnh thiên nhiên đẹp.
B. Đi thám hiểm qua nhiều con suối, qua nhiều khu rừng để tìm hiểu về đời sống của muông thú và nghe được tiếng nói của chúng.
C. Đi thám hiểm để thăm dò dấu vết cổ từ các con suối, khu rừng xa lạ.
D. Đi thám hiểm qua nhiều con suối, qua nhiều khu rừng để tìm những loài thú quý hiếm về nuôi.
Câu 5 (0,5 đ). Từ có thể thay thế từ thích thú trong câu: “Bé Na vô cùng thích thú, bé chạy vội xuống nhà bếp nắm một nắm gạo rồi chạy lên ban công.” là:
A. yêu quý
B. thoải mái
C. thích chí
D. vui vui
Câu 6 (0,5 đ). Trạng ngữ trong câu “Sáng sớm hôm ấy, bé Na thức dậy, bước về phía cửa, nơi chiếc chuông gió đang khúc khích cười.” chỉ gì?
A. Chỉ nơi chốn.
B. Chỉ thời gian
C. Chỉ nguyên nhân.
D. Chỉ mục đích.
Câu 7 (0,5 đ). Các từ láy có trong đoạn văn “Bé Na nhìn sững …………. cúi xuống mổ dồn dập.” là:
A. mỏ nhỏ, mấp máy, thích thú.
B. mấp máy, thích thú, cảm ơn.
C. mỏ nhỏ, mấp máy, thích thú, dồn dập.
D. mấp máy, thích thú, dồn dập.
Câu 8 (0,5 đ). Trong bài, dấu hai chấm có tác dụng gì?
A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật.
C. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là các ý liệt kê.
D. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
Câu 9 (1 đ). Viết lại 1 câu hỏi, 1 câu cảm có trong bài.
– Câu hỏi: …………………………………………….………………….………
– Câu cảm: …………………………………………….…………………………
Câu 10 (1 đ). Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau.
Đêm nọ, trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật.
Câu 11 (1 đ). Câu nói của bác Sư Tử: “Đâu nhất thiết chúng tôi phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được chúng tôi. Chỉ cần một chút yêu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi.” muốn nhắn gửi đến loài người điều gì?
B. Phần viết
I. Chính tả (2 điểm): Nghe viết – 15 phút
Chiều ngoại ô
Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.
II. Tập làm văn (8 điểm) – 35 phút.
HS lựa chọn 1 trong các đề sau:
Đề 1: Tuổi thơ của ai cũng gắn bó với những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu. Hãy tả một con vật đã gắn bó với em.
Để 2. Em rất thích xem chương trình “Thế giới động vật” trên ti vi. Em hãy tả lại một con vật em nhìn thấy trong chương trình đó.
3.2. Đáp án:
A. Phần đọc
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
1. Nội dung, hình thức kiểm tra
– Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết ôn tập
– Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn thuộc chủ đề đã học ở HK2, sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung bài học do giáo viên nêu.
– Hình thức: Giáo viên cho học sinh lựa chọn số trên power point.
Lưu ý: Tránh trường hợp 2 học sinh kiểm tra liên tiếp đọc một đoạn giống nhau.
2. Cách đánh giá
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc biểu cảm: 1 điểm
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cum từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
– Trả lời câu hỏi đúng: 1 điểm
+ Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt không rõ ràng: 0,5 điểm
+ Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm
II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
1 | C | 0,5 |
2 | B | 0,5 |
3 | D | 0,5 |
4 | B | 0,5 |
5 | C | 0,5 |
6 | B | 0,5 |
7 | D | 0,5 |
8 | B | 0,5 |
9 | HS viết đúng câu hỏi HS viết đúng câu cảm – Câu hỏi: Ai đang nói chuyện với Na thế? – Câu cảm: Ôi, em cám ơn chị! | 0,5 0,5 |
10 | TN: Đêm nọ, trong giấc mơ, CN: bé Na VN: được ông Bụt ban cho viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật. | 0,5 0,25 0,25 |
11 | Con người phải yêu quý thiên thiên, biết bảo vệ môi trường thì vạn vật trên trái đất sẽ được hạnh phúc. | 1 |
B. Phần viết
I. Chính tả (2 điểm) – 15 phút.
– Bài viết tốc độ đạt yêu cầu (0,25 điểm)
– Chữ viết rõ ràng (0,25 điểm)
– Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ (0,25 điểm)
– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (0,25 điểm)
– Viết đúng chính tả (không quá 5 lỗi) (1 điểm)
II. Tập làm văn (8 điểm) – 35 phút.
* Mở bài: Giới thiệu được con vật định tả (mở bài gián tiếp) (1 điểm)
* Thân bài: (4 điểm)
– Nội dung: (1,5 điểm)
+ Tả hình dáng đặc trưng của con vật đó (0.5 điểm).
+ Tả hoạt động phù hợp của con vật đó (0.5 điểm).
+ Nêu được ích lợi con vật định tả. (0,5 điểm).
– Kĩ năng (1,5 điểm)
+ Có khả năng lập ý, sắp xếp ý phù hợp (0,5 điểm)
+ Có kĩ năng dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)
+ Có kĩ năng liên kết câu chặt chẽ (0,5 điểm)
– Cảm xúc (1 điểm)
+ Thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc, thái độ con vật định tả,… (0,5 điểm)
+ Lời văn chân thành, có cảm xúc (0,5 điểm)
* Kết bài: Kết bài phù hợp thể hiện được tình cảm của mình về con vật định tả (1 điểm)
* Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ. (0.5 điểm).
* Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng (0.5 điểm).
* Bài viết có sự sáng tạo (1 điểm).