" Vội vàng" là bài thơ hay nêu ra quan điểm sống của nhà thơ Xuân Diêu. Phân tích 13 câu đầu bài thơ, độc giả sẽ thấy được ý nghĩa cũng như thông điệp về lẽ sống mà nhà thơ muốn gửi gắm!
Mục lục bài viết
1. Đôi nét về tác giả Xuân Diệu và bài thơ “Vội vàng”
1.1. Nhà thơ Xuân Diệu:
– Nhà văn Xuân Diệu (1916 – 1985) tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, ngoài bút danh Xuân Diệu ông còn có bút danh khác là Trảo Nha, quê của ông huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
– Nhà Văn Xuân Diệu là một trong những cây bút lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ của ông mang nhiều màu sắc khác nhau và đều để lại rất nhiều dấu ấn trong tim bạn đọc. Ông chính là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân nơi tràn đầy sự tươi mới và yêu đời mãnh liệt.
1.2. Bài thơ “Vội vàng”:
– Xuất xứ: In trong tập Thơ thơ (1938) – tập thơ đầu tay và cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu – “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
– Nhan đề : “Vội vàng”: Sống hết mình để tận hưởng vẻ đẹp của trời đất, sống mà không chần chừ để phí quá nhiều thời gian nhưng không có nghĩa là sống hời hợt bỏ qua nhiều thứ; sống là phải biết hưởng thụ và biết yêu thương.
2. Dàn bài phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu số 2:
2.1. Mở bài:
– Nêu vấn đề cần giới thiệu: phân tích 13 câu đầu
2.2. Thân bài:
a. Bốn câu thơ đầu: Một ý tưởng táo bạo đầy lãng mạn của nhà thơ
– Thể thơ 5 chưa, cô đọng, súc tích và giàu giá trị biểu cảm.
– Điệp ngữ ” tôi muốn” được lặp lại ở đầu câu khẳng định cái tôi chủ động của nhân vật trữ tình.
– Từng câu đều đề cao khát vọng mãnh liệt của cái tôi cá nhân.
– Mong muốn ấy mãnh liệt đến mức tác giả muốn được ” tắt nắng”, “buộc gió” để níu kéo những khoảnh khắc tươi tắn của màu trắng, hương giá, tinh hoa của đất trời.
=> Khát vọng mạnh mẽ, quyết liệt; vô cùng táo bạo nhưng lại hết sức lãng mạn. Tác giả luôn thể hiện thái độ trân trọng của một tâm hồn yêu đời say đắm và tha thiết.
b. Câu 5 – 13: Niềm vui say, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy nhựa sống
– Điệp khúc ” đây là..của” tạp nên âm ưởng vui tươi, rộn ràng, háo hức, lo lắng khi giới thiệu vẻ đẹp của mùa xuân.
– Vẻ đẹp tươi tắn của cảnh vật khi xuân về:
+ Ong, bướm đua nhau đi tìm mật hoa trong ” tuần trăng mật” – khoảng thời gian đẹp đẽ nhất của tình yêu và cũng là quãng thời gian đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mỗi con người.
+ Ruộng đồng một màu xanh huyền ảo ” xanh mướt”
+ Những chiếc lá non trên cành tơ rung rinh trong gió xuân.
+ Bản tình ca tha thiết được đàn yến cât lên, chim bay về tụ ” tổ anh đây khúc tình ca”.
– “Mỗi sớm mai thuần vui gõ cửa”: Mỗi ngày là một niềm hy vọng, một ngày mới bắt đầu sẽ luôn là một ngày may mắn và tràn ngập niềm vui.
– Hình ảnh so sánh táo bạo giữa ” tháng giêng” với ” gần môi hơn” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi tình cảm bằng tính từ ” ngon” => sức xuân gợi cảm.
– Nghệ thuật điệp ngữ, liệt kê, sử dụng tính từ chỉ trạng thái và những hình ảnh gần gũi, đồi thường.
=> Vẻ đẹp của chốn thiên đường nơi hạ giới, một bức tranh mùa xuân tươi tắn và tràn ngập sức sống.
TIỂU KẾT: Với việc chắt lọc những hình ảnh thiên nhiên một cách tinh tế được kết hợp cùng những biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, phép láy vần, điệp thanh, những biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đặc biệt là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đặc sắc Xuân Diệu đã làm hiện lên một bức tranh, một hình ảnh cuộc đời tràn đầy âm thanh, màu sắc. Đồng thời nhịp thơ nhan, gấp còn tạo nên hơi thơ sống nhịp sống mà nhà thơ đang hướng đến để có thể nắm trọn được cái đẹp, sức trẻ.
2.3. Kết bài:
– Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của 13 câu thơ đầu
– Đánh giá và bình luận đoạn thơ.
3. Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu siêu hay:
Xuân Diệu được biết đến là một trong những cây bút của nền văn học hiện đại Việt Nam với phong cách thơ tươi mới, cô động và giàu cảm xúc. Chẳng phải cô vớ mà người đời phong cho ông danh xưng ” ông hoàng của thơ tình yêu” bởi đọc những vần thơ của Xuân Diệu người đọc như ngỡ rằng mình đang du dương trên những bản nhạc mang giai điệu, âm thanh trong trẻo nhất phát ra từ tâm hồn luôn khát khao tìm đến cuộc sống tràn đầy ý nghĩa. Đến với “Vội vàng”, ta sẽ cảm nhận được một cuộc sống giàu khát vọng của một quan điểm sống, lối sống ý nghĩa. Đặc biệt, 13 câu đầu bài thơ chính là ước muốn kỳ lạ cùng những cảm nhận về cuộc sống tươi đẹp đang mở ra trước mắt nhân vật trữ tình:
Mở đầu bài thơ, nhà thơ muốn níu giữ lại thời gian để những nét xuân không phai tàn:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
Bốn câu thơ ngũ ngôn kết hợp với phép điệp ngữ, điệp cấu trúc “tôi muốn” đã bày tỏ thật rõ ràng khao khát và mong muốn của tác giả. Nói nhà thơ Xuân Diệu có cái “tôi” cá nhân đầy bản lĩnh quả là không sai. Ông muốn “tắt nắng” để màu sắc cuộc đời không phai đi. Ông muốn ” buộc gió” để mùi hương cuộc sống chẳng bay mất. Những mong muốn, ước vọng đôi khi thật ngông cuồng và khó tả. Tác giả đang muốn thay đổi, níu kéo những quy luật, dòng chảy của thiên nhiên, của tạo hóa. Người thanh niên mới vừa đôi mươi ấy, muốn ngưng đọng thời gian, ngưng đọng năm tháng để lưu giữ lại vẻ đẹp, sắc hương cho nhân thế.
Người xưa có câu: “Thi trung hữu họa”, vậy nên có thể nói, những câu thơ dài tiếp theo chính là bức tranh đã được nhà thơ vẽ nên bằng những nét thật sinh động và xinh xắn:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si”
Điệp từ “này đây” được lặp đi lặp lại nhiều lần, tác giả muốn khẳng định cảnh này, vật này chính là một thiên đường trần gian, một thiên đường không phải ở đâu xa mà tồn tại ngay trên mặt đất. Đồng thời, “này đây” cũng giống như một lời mời gọi quyến rũ, thúc giục mọi người mau mau tới đây thưởng thức, tận hưởng. Bức tranh thiên nhiên mà Xuân Diệu vẽ ra, có màu sắc (xanh rì), có hương vị (mật ngọt), có hình khối (hoa, lá) và có cả đường nét (cành tơ phơ phất). Cụm từ “yến anh” không chỉ dùng để nói tới những loài chim mùa xuân – chim yến, chim oanh – mà còn dùng để nói về những nam thanh nữ tú, sóng bước bên nhau cùng đi du xuân. Dường như, thiên đường mật ngọt mà Xuân Diệu đã vẽ nên, chính là một “mảnh vườn tình ái” đầy mơ mộng, ngọt ngào. Bởi trong những dòng thơ, vạn vật đều đang say sưa, ngập tràn hạnh phúc, vạn vật đều đã có đôi, có cặp.
Câu thơ tiếp theo mới thật là đẹp đẽ và mới mẻ làm sao:
“Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”
Từ xưa tới nay, thiên nhiên luôn luôn là chuẩn mực của mọi cái đẹp và rất phổ biến trong thi ca. Ví dụ như trong câu thơ: ” Phù dung như diện, liễu như mi”, ý nói tới người con gái có gương mặt đẹp như hoa phù dung, đôi mắt, đôi mi, lông mày đẹp như lá liễu. Nhưng với Xuân Diệu, quan điểm của ông hoàn toàn ngược lại. Tác giả lấy con người làm biểu tượng, hình mẫu, làm chuẩn mực cho cái đẹp, cho thiên nhiên vạn vật. Chưa bao giờ ta lại thấy hình ảnh vầng thái dương dịu dàng và e ấp đến thế. Xuân Diệu ví ánh sáng Mặt Trời với đôi hàng mi cong mềm mại, nhẹ nhàng. Thật đẹp!
Và rồi, mỗi ngày của tuổi trẻ, đều là một ngày vui, một ngày hạnh phúc ngập tràn:
“Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
Có ai lại đi ví thiên nhiên, ví thời gian với con người… Nhưng Xuân Diệu đã làm thế. Đúng là, chỉ có một nhà thơ mới, một nhà thơ chịu ảnh hưởng nhiều từ phong cách phương Tây mới có thể có suy nghĩ mới mẻ và táo bạo đến thế. Nhà thơ so sánh “tháng giêng” với đôi môi căng mọng của người thiếu nữ đang ở độ tuổi xuân thì. Chỉ một từ “ngon” đã bộc lộ hết thảy tâm trạng của Xuân Diệu với thiên nhiên: ông si mê, ông đắm đuối và khao khát được tận hưởng, được nâng niu, được nắm trọn thiên nhiên.
Hai câu thơ cuối của đoạn thơ vẫn là những dòng tâm trạng của tác giả, nhưng lúc này ông đã chợt nhận ra, chợt nhớ tới quy luật của thời gian, tạo hóa:
“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
Dấu “.” ở giữa câu thơ, chia dòng chữ ra làm đôi: trong một câu thơ, có tới hai luồng cảm xúc. Xuân Diệu đang sung sướng, hạnh phúc tột độ khi được đắm mình trong thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Nhưng rồi ngay lập tức ông đã biết vội vàng, tiếc nuối mùa xuân, tiếc nuối tuổi trẻ. Rõ ràng, thời gian vẫn còn chưa đuổi tới, mà tác giả đã lo sợ sự chảy trôi. Vậy mới nói, nhà thơ Xuân Diệu luôn luôn bị ám ảnh bởi bước đi và quy luật của thời gian.
Tóm lại, 13 câu thơ đầu trong bài thơ “Vội vàng” của tác giả Xuân Diệu là những câu thơ tả cảnh đầy lãng mạn và mộng mơ. Đồng thời, qua những câu thơ ấy, ta rút ra được một quan niệm sống mới mẻ: hãy sống vội vàng nhân lúc còn trẻ, còn “xuân”; bởi cuộc sống vô cùng nhiều những thứ tươi đẹp để cho ta nhìn ngắm, hưởng thụ. Tuy nhiên, sống vội vàng không có nghĩa là sống cẩu thả, buông lơi; mà hãy sống sao cho xứng đáng với những gì mà cuộc đời ban tặng, hãy có trách nhiệm, biết yêu và tận hưởng từ những điều nhỏ nhặt đơn giản nhất!