Nâng cao trình độ giảng dạy và phương pháp kĩ thuật dạy học là điều vô cùng cần thiết và quan trọng của thầy cô giáo nói chung và thầy cô giáo ở trường trung học cơ sở nói riêng. Dưới đây là một số gợi ý để trả lời 9 câu hỏi trong bài kiểm tra mo dun 2 của môn ngữ văn cấp trung học cơ sở, mong cung cấp thông tin hữu ích cho thầy cô giáo
Mục lục bài viết
- 1 1. Chia sẻ kinh nghiệm thực tế sử dụng của PP, KTDH của bản thân giáo viên:
- 2 2. Quy trình lựa chọn và sử dụng PP, KTDH cho một bài học thuộc môn Ngữ văn ở THCS được lựa chọn khác như thế nào với quy trình hiện tại của các thây cô khác ở trường khác:
- 3 3. Hãy cho ví dụ về mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học của thầy cô và PP, KTDH của một tiết học trong môn Ngữ văn ở trường cấp 2:
- 4 4. Thầy cô sử dụng PP và KTDH trong video minh hoạ có phù hợp không? Và tại sao?
- 5 5. Giáo viên nêu những hiểu biết về các phương pháp dạy học nào nữa nhằm phát triển phẩm chất và năng lực trong môn Ngữ Văn?
- 6 6. Kiến nghị một số giải pháp về việc sử dụng những PP, KTDH trên nhằm phát triển phẩm chất và năng lực ở học sinh:
- 7 7. Bài tập cuối khoá: Lựa chọn, sử dụng PP và KTDH của một bài học thuộc môn Ngữ Văn ở THCS:
- 8 8. Biện pháp tăng tính hiệu quả của việc lựa chọn và sử dụng PP, KTDH trong hoạt động dạy học GV ?
- 9 9. Giáo viên dựa trên các tiêu chí đánh giá thế nào khi lựa chọn và sử dụng PP và KTDH của một bài học thuộc trong môn Ngữ văn ?
1. Chia sẻ kinh nghiệm thực tế sử dụng của PP, KTDH của bản thân giáo viên:
Sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại gợi ý.
– Để củng cố kiến thức nền tảng, để giới thiệu khái quát nội dung văn bản Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long – Ngữ Văn 9.
– Dùng hình ảnh, sơ đồ vị trí địa lý giới thiệu và gây ấn tượng với HS đến Sa Pa.
Kĩ thuật DH: sơ đồ tư duy
– Vẽ sơ đồ tư duy lại: hình ảnh người phụ nữ trong truyện.
Ví dụ: trong khi thảo luận nhóm, sau khi học sinh làm xong việc, thường thầy cô cho dán phiếu thảo luận lên bảng, cho các em thuyết trình nội dung. Nhưng hiện nay chỉ cần điện thoại và phòng học có trang thiết bị điện tử ti vi, giáo viên có thể chụp và chiếu phiếu lên để tất cả các em học sinh có thể dễ dàng quan sát và theo dõi.
2. Quy trình lựa chọn và sử dụng PP, KTDH cho một bài học thuộc môn Ngữ văn ở THCS được lựa chọn khác như thế nào với quy trình hiện tại của các thây cô khác ở trường khác:
– Dựa trên những YCCĐ đã xác định và pp đã chọn, GV sẽ đánh giá cả NL chung và PC chủ yếu có liên quan, có thể điều chỉnh trên mẫu đã chọn.
– Sự đánh giá của GV đối với PC và NL của HS cũng như một số hiểu biết nền tảng liên quan đến bài học mà các em đã có sẵn cũng rất quan trọng vì căn cứ trên kết quả đánh giá này mà GV có thể chỉnh nâng mức độ những YCCĐ của bài học.
– Thời lượng cho bài học cũng có thể là một căn cứ giúp GV quyết định chọn đưa YCCĐ đó vào bài học, chẳng hạn với các YCCĐ đã được dạy liên tục ở nhiều lớp thì GV cần cân đối lại để xem bài nào sẽ dạy chính thức và bài nào sẽ là hướng dẫn tập luyện, bổ trợ.
3. Hãy cho ví dụ về mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học của thầy cô và PP, KTDH của một tiết học trong môn Ngữ văn ở trường cấp 2:
Có thể trình bày thông tin dưới dạng bảng gợi ý sau:
Lớp 6 – Bài học THÁNH GIÓNG (Truyền Thuyết) | |||
Yêu cầu cần đạt | Năng lực ngữ văn | Nội dung | PP, KTDH |
Tiếp cận kiến thức nền tảng ban đầu, nêu được kiến thức chung về văn bản | Nhận biết được đề tài | Giới thiệu hình ảnh về truyền thuyết Thánh Gióng | Trực quan, đàm thoại, gợi mở, kĩ thuật KWL |
4. Thầy cô sử dụng PP và KTDH trong video minh hoạ có phù hợp không? Và tại sao?
GV sử dụng PP, KTDH trong video minh hoạ phù hợp với hoạt động. Vì nó góp phần xây dựng và phát triển năng lực HS. Đó là điều mới hoàn toàn khác với phương pháp cũ. Khi sử dụng các PP, KTDH tích cực giáo viên phải quan sát để biết được những khó khăn của HS để hỗ trợ kịp thời.
5. Giáo viên nêu những hiểu biết về các phương pháp dạy học nào nữa nhằm phát triển phẩm chất và năng lực trong môn Ngữ Văn?
Phương pháp dạy nói chuyện và lắng nghe
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp lấy ví dụ minh họa
Phương pháp đọc
Phương pháp phát âm diễn cảm
Phương pháp diễn vai
Phương pháp dạy học dựa trên mẫu
Phương pháp dạy viết dựa trên mẫu
6. Kiến nghị một số giải pháp về việc sử dụng những PP, KTDH trên nhằm phát triển phẩm chất và năng lực ở học sinh:
Để vận dụng hiệu quả PP, KTDH cần có điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp, giáo viên được tập huấn kỹ và định lượng giờ dạy việc của gv cho phù hợp để gv có đủ thời gian thực hiện
PPDH theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý hướng dẫn HS các hoạt động chuyên môn và chú ý rèn năng lực GQVĐ thích ứng với những thay đổi của đời sống, đặc biệt gắn kết hoạt động học tập với hoạt động xã hội, thực tiễn.
Tăng cường việc học tập trong nhà trường và xây dựng mối quan hệ GV – HS theo hướng tích cực có vai trò quyết định nhằm phát triển năng lực cá nhân.
Bổ sung một số chủ đề học tập mới nhằm phát triển năng lực xử lý những vấn đề phức tạp.
7. Bài tập cuối khoá: Lựa chọn, sử dụng PP và KTDH của một bài học thuộc môn Ngữ Văn ở THCS:
Hướng dẫn giải bài tập:
– Lựa chọn một bài học thuộc chương trình GDPT 2018 – môn Ngữ Văn: Bài học truyền thuyết – Ngữ kiệu THÁNH GIÓNG – thời lượng 2 tiết.
– Lựa chọn và sử dụng PP, KTDH theo quy trình đã biết: Giao tiếp, đối thoại, gợi ý, kĩ thuật KWL, dạy học tương tác, kĩ thuật sơ đồ tư duy, dạy học giải quyết vấn đề, trò chơi.
– Thể hiện việc lựa chọn và sử dụng hiệu quả PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học.
8. Biện pháp tăng tính hiệu quả của việc lựa chọn và sử dụng PP, KTDH trong hoạt động dạy học GV ?
– Các cấp lãnh đạo phải là những người am hiểu, có kĩ năng sử dụng các phương pháp và kĩ thuật tích cực.
– Khuyến khích viết SKKN về vận dụng PPDH – KTDH tích cực. Nếu những sáng kiến đó là thực chất, có hiệu quả thực tiễn thì cần được ghi nhận và phổ biến rộng rãi. Đó không chỉ động lực cho cá nhân người viết SKNN và còn là động lực cho các giáo viên khác.
– Tổ chức dạy học theo nghiên cứu bài học thực chất có chiều sâu.
– Tăng cường cơ sở vật chất trường lớp. Giáo viên cần được tập huấn kĩ càng. Giảm sĩ số lớp sao cho phù hợp (theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia). Xem xét giảm định mức tiết dạy để giáo viên có thời gian đầu tư, nghiên cứu không chỉ về PPDH, KTDH tích cực mà nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
– Hiện nay trên mạng mạng xã hội (nguồn tự học chủ yếu của giáo viên lúc này) có nhiều bài viết về các PHDH, KTDH tích cực bổ ích nhưng đa số là những bài viết về lý thuyết, thiếu tính thực tế. Nên cần có những nguồn tài liệu thực hành phương pháp phát triển phẩm chất năng lực của các em học sinh.
9. Giáo viên dựa trên các tiêu chí đánh giá thế nào khi lựa chọn và sử dụng PP và KTDH của một bài học thuộc trong môn Ngữ văn ?
Trong thực tế, khi xem xét việc lựa chọn, sử dụng PP và KTDH được nêu trong một KHBD cụ thể, cần dựa vào 4 tiêu chí trong nội dung 1.
Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và PPDH được sử dụng.
Chuỗi hoạt động học của HS bao gồm các hoạt động học cụ thể được tổ chức theo thứ tự nhằm thực hiện được mục tiêu dạy học đã được nêu trong KHBD, bao gồm cả mục tiêu đối với NL đặc thù cũng như PC chủ yếu và NL chung. Thông thường, hoạt động học được xây dựng dựa trên nền tảng về PPDH và cần đáp ứng những đặc trưng của PP đó. Điều quan là mỗi PP cần có khả năng phù hợp cao với mục tiêu dạy học và nội dung dạy học bài học.
Để đánh giá sự lựa chọn các PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học, có thể đặt ra những câu hỏi nhằm xem xét sự phù hợp của PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học như sau:
+ Mục tiêu của bài học có được mô tả rõ ràng
trong Chuỗi hoạt động học có mục tiêu rõ ràng? Các mục tiêu của hoạt động học có phải là thành tố của các mục tiêu dạy học bài học không?
+ Mỗi hoạt động học có phù hợp nội dung dạy học không?
+ Những phương pháp, kỹ thuật dạy học có được chọn lựa phù hợp với nội dung dạy học và mục tiêu của mỗi hoạt động học và mục tiêu dạy học bài học không?
Theo tiêu chí trên thì chuỗi hoạt động học do GV tổ chức cho HS chỉ cần là các hoạt động học cụ thể được thiết kế có hệ thống và phù hợp với mục tiêu, nội dung và PPDH. Như vậy, có thể thấy từ góc độ PP và KTDH thì mỗi PP, KTDH cần phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học, tổ chức thành chuỗi hoạt động học dưới dạng những nhiệm vụ học tập theo trình tự:
Chuẩn bị -> thực hiện nhiệm vụ -> hoàn thành nhiệm vụ -> đạt kết quả -> Nhận kết quả.
Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần thu được của từng nhiệm vụ học tập.
Tiêu chí này nhấn mạnh đến việc sử dụng nhiều KTDH như là những phương thức nhằm tổ chức hiệu quả mỗi hoạt động học, trong đó HS hoàn thành các nhiệm vụ học tập khác. Cần chú ý các hoạt động học cần có mục tiêu dạy học cụ thể, rõ ràng. Với những kĩ thuật dạy học GV vận dụng, HS chủ động và nhiệt tình trong hoạt động nhằm hoàn thành sản phẩm học tập. Các sản phẩm học tập này có thể là câu trả lời trong bài giảng như nhật ký học tập, phiếu học tập, báo cáo kết quả làm việc nhóm, biểu đồ, . .. Sản phẩm học tập được lựa chọn trên cơ sở đảm bảo đúng mục tiêu dạy học và phù hợp với nội dung của PP, KTDH.
Có thể đặt thêm các câu hỏi nhằm đánh giá sự phù hợp của PP và KTDH với mỗi hoạt động học theo sau:
+ Mục tiêu hoạt động học có được mô tả rõ ràng không?
+ Yêu cầu về sản phẩm học tập có được mô tả rõ ràng và phù hợp với mục tiêu của hoạt động đó không?
+ Phương thức hoàn thành sản phẩm trong nhiệm vụ học tập có được mô tả rõ ràng phù hợp và hiệu quả của sản phẩm học tập không?
+ Phương thức hoàn thành sản phẩm trong nhiệm vụ học tập có được mô tả rõ ràng và phù hợp với cadcs đối tượng HS không?
Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong tổ chức các hoạt động giáo dục của HS.
Tiêu chí pp nhấn mạnh việc lựa chọn hs sử dụng hiệu quả đồ dùng, thiết bị dạy học và học liệu trong hoạt động học. Cần áp dụng những KTDH tích cực giúp HS sử dụng đồ dùng và học liệu có lợi khi hoàn thành sản phẩm học tập.
Có thể đặt thêm các câu hỏi sau nhằm đánh giá sự phù hợp của thiết bị dạy học phù hợp với PP và KTDH đã lựa chọn như sau:
+ Thiết bị dạy học và học liệu có phù hợp với sản phẩm học tập không?
các thiết bị dạy học và học liệu có phù hợp với cách thức HS hoạt động không?
+ Việc sử dụng thiết bị dạy học và học liệu có thể được mô tả cụ thẻ rõ ràng và phù hợp với kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng không?
Tiêu chí 4: Mức độ thích hợp của phương án nhận xét, đánh giá đối với việc thực hiện hoạt động học của HS.
Tiêu chí này nhấn mạnh đến phương án nhận xét đánh giá đối với từng hoạt động học của quá trình giáo dục. Các công cụ đánh giá cần phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn, đó là những công cụ đánh giá sản phẩm học tập vào cuối hoạt động học, không chỉ các tiêu chí đánh giá việc tham gia hoạt động của HS, gồm cả đánh giá về mức độ có được về nhân cách và năng lực đã đề ra trong mục đích.