Tại Việt Nam,số người theo Phật giáo chiếm số lượng lớn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu Phật giáo là gì ? Phật giáo có nguồn gốc từ đâu ? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc ấy.
Mục lục bài viết
1. Phật giáo là gì ?
– Phật giáo là một tôn giáo được thiết lập lên bởi Đức Phật vì phúc lợi, hạnh phúc của chúng sinh và vì sự tiến bộ của thế giới loài người. Tất cả mọi người đến từ mọi xứ sở tuỳ theo căn cơ,khả năng, điều kiện có thể và ý chí tự do đều có thể áp dụng những giáo lý và hướng dẫn của đạo Phật vào trong cuộc sống của mình.
– Phật giáo được coi là một tôn giáo chủ trương lẽ thật và sự thực hành của chính bản thân mỗi người. Chỉ có bản thân mỗi người mới có thể thực hành cho mình, chính mỗi người tự giải quyết vấn đề tâm linh và những đau khổ của mình và tự giải thoát cho chính mình. Và sau đó, xuất phát từ lòng từ bi họ giúp đỡ người khác đi theo con đường chính đạo để tu dưỡng, trau dồi thêm lòng từ bi đối với những cá nhân trong xã hội.
– Phật giáo là một trong những tín ngưỡng tôn giáo được nhiều quốc gia công nhận và phát triển như một nét văn hóa tâm linh riêng biệt, trong đó có Việt Nam. Nhờ tính nhân văn, sự thiện lương cùng những bài học giáo dục con người sâu sắc mà Phật giáo đã, đang phát triển và luôn có chỗ đứng trong tiềm thức con người, hướng con người đến những điều chân thiện mỹ nhằm hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân ngày một tốt đẹp hơn.
Theo nhiều quan điểm lý luận, Phật giáo là một hệ thống triết học ( tôn giáo) bao gồm các tư tưởng, giáo lý về thế giới quan, nhân sinh quan cùng các phương pháp thức tỉnh, rèn dũa, tu tập con người.
2. Nguồn gốc của Phật giáo:
Phật giáo xuất xứ từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên.Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh năm 624 trước công nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na (Sudhodana) trị vì nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavasu) xứ Trung Ấn Độ lúc đó và hoàng hậu Ma Da (Maya).
Là vị thái tử được vua cha yêu chiều, Tất Đạt Đa có cuộc sống vương giả,đủ đầy, từ bé. Ông cũng là người được vua cha định sẵn sẽ kế nhiệm ngai vàng, cai quản đất nước. Ông từng lập gia đình và có một người con trai là La Hầu La. Dù sống cuộc đời thời niên thiếu đầy hoan lạc, ông vẫn nhận ra sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên năm 29 tuổi, ông đã từ bỏ cuộc sống giàu sang, phú quý, tự mình bước chân đi tìm con đường cứu khổ chúng sinh, khám phá triết lý sống của cuộc đời. Từ lúc đó, Tất Đạt Đa dành tất cả công sức, thời gian của mình đi trải nghiệm, chu du cảm nhận cuộc sống đau khổ của nhân gian.
Khi ngài cảm rõ những điều mà chúng sanh thì luôn chìm sâu vào ái dục, định kiến, chấp ngã,… Ngài trăn trở làm sao để con người dễ dàng chấp nhận và cảm thấu được giáo lý ấy? Bằng trí tuệ giác ngộ sâu sắc của mình, Đức Thế Tôn thực hiện ba lần thỉnh cầu và phát khởi thiện nguyện hộ trì giáo pháp của Phạm Thiên và gióng lên tiếng trống Pháp – bắt đầu thực hiện sứ mạng của mình. Đây cũng là lúc ngài tuyên bố với bốn phương ba cõi rằng con đường cứu khổ, con đường dẫn đến cõi bất sanh bất diệt, cõi Niết Bàn đã được khai mở “Cửa bất tử rộng mở, cho những ai chịu nghe…” và bánh xe Pháp bắt đầu chuyển vận. Phật Giáo ra đời từ đây và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay.
3. Lịch sử ra đời của Phật Giáo:
Phật giáo được ra đời vào những năm đầu của thế kỷ VI trước Công Nguyên, người sáng lập là đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Sau nhiều năm tìm thầy học đạo, Tất Đạt Đa nhận ra rằng phương pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cuộc sống đau khổ của cho con người. Cuối cùng, ông đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ đề và thề rằng “Nếu Ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này”. Sau 49 ngày đêm thiền định, đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là ngày 08 tháng 12 năm Đức Phật 31 tuổi. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cùng 60 vị đệ tử thân tín đầu tiên đã thành lập một giáo hội, mỗi người chia ra một phương để dạy đạo cho dân chúng. Chính nhờ tính nhân văn cùng sự thấu tình đạt lý, đạo Phật ngày càng được truyền bá rộng rãi và thu hút nhiều người muốn tu học.
4. Sự phát triển của Phật Giáo:
Phật giáo giai đoạn thành lập tổ chức
Một tổ chức có tên là Tăng Đoàn được thành lập, là nơi giao lưu, truyền bá học thuật không phân biệt giới tính, tuổi tác, tầng lớp dưới sự lãnh đạo của đức Phật. Đức Ma-ha-ca-diep là người được tin tưởng, lựa chọn lên làm lãnh đạo Tăng Đoàn, tiếp tục phát triển hội thêm vững mạnh, mở rộng quy mô ở nhiều nơi.
Sau đó, đoàn đã tổ chức ra nhiều hội nghị kết tập với sự tham gia của nhiều nhân tài từ khắp mọi nơi, bàn bạc cách đưa đạo Phật vào thực tiễn cuộc sống chứ không còn là lý thuyết giảng dạy trên sách vở. Trải qua 4 kỳ kiết tập cùng những chính sách hợp lý, Phật giáo dường như đã có một chỗ đứng vững chắc và có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Phật giáo trong giai đoạn suy tàn
Cùng với sự phát triển của nhiều hệ tư tưởng trong cùng thời kì, sự suy tàn là điều không thể tránh khỏi đối với một tôn giáo. Phật giáo bắt đầu có những biểu hiện của sự rạn nứt tại chính quốc mẫu Ấn Độ vào thế kỷ VII và hoàn toàn biến mất vào thế kỷ XIV.
Phật giáo quay trở lại hưng thịnh
Những năm đầu của thế kỷ XX, sau một khoảng thời gian rất dài, đạo Phật quay lại và được nhân dân đón nhận hơn bao giờ hết. Nhiều ý kiến cho rằng, quan điểm của Phật giáo rất tiến bộ, phù hợp với nhân sinh quan thế giới hiện đại mà hiếm có tôn giáo nào có thể đầy đủ được như vậy.
Cho đến hiện nay, Phật giáo vẫn giữ một vai trò quan trọng trong tín ngưỡng tâm linh của nhiều quốc gia dân tộc, đặc biệt là các nước khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Số lượng phật tử ngày càng tăng cao. Con người tìm đến Phật giáo như một cách để họ giải tỏa tâm hồn được an yên với mong muốn đem đến sự thanh tịnh,bình an, tránh xa sự xô bồ của đời sống vật chất ngoài kia, để được nương tự dưới cửa Phật.
5. Quá trình phát triển của Phật giáo:
Mặc dù các phong trào truyền giáo của đạo Phật chưa bao giờ được tổ chức nhưng những giáo huấn của đức Phật lại được truyền bá xa rộng,ban đầu là trên tiểu lục địa Ấn Độ rồi dần xuyên suốt cả châu Á đến những quốc gia lân cận. Mỗi khi được tiếp xúc,truyền bá đến một vùng đất mới, văn hoá mới,đạo Phật lại được thay đổi để phù hợp với tâm lý của mỗi người dân những khu vực đó, nhưng vẫn hoàn toàn giữ lại được những bản chất, những điểm tinh tuý về trí tuệ và lòng minh mẫn. Đạo Phật không có người đứng đầu như vua chúa,tôi tớ mà đại diện của đạo Phật là những tăng ni tu sĩ, những người đươc học và cảm thấu được sâu sắc Phật Pháp, là những vị lãnh tụ tinh thần cho những quý Phật tử,đạo hữu.
Đạo Phật được chia làm hai nhánh chính là Đại Thừa và Tiểu Thừa. Trong khi Đại Thừa luôn chú trọng đến việc tu tập thành một vị Phật toàn giác để phổ độ chúng sanh thì Tiểu Thừa lại nhấn mạnh đến sự giải thoát cá nhân. Mỗi nhánh lại được chia làm nhiều phân nhánh. tuy nhiên, tính đến hiện nay chỉ còn tồn tại lại ba hình thức chính là Tiểu thừa ở Đông Nam Á và hai nhanh Đại Thừa-truyền thống Phật giáo Trung Quốc và Tây Tạng. Quá trình lan rộng của đạo Phật ở hầu hết các nơi diễn ra một cách an hoà và lan rộng theo nhiều cách khác nhau. Đã có một tiền lệ được lập ra bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về việc chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của mình cho những người có tinh thần ham học,ham biết không phân biệt bất kì quốc gia, ngôn ngữ, dân tộc nào. Ngài hoàn toàn không kêu gọi người khác phải từ bỏ tôn giáo của mình hay cải tạo theo đạo mới mà Ngài chỉ cố giúp chúng sanh vượt qua những khổ đau của chính mình để thaots khỏi vô minh và hướng đến giải thoát. Cũng chính vì mục đích tốt đẹp đó mà đạo Phật đã ra đời và phát triển bền vững cho đến ngày hôm nay và mai sau.
6. Giáo lý cốt lõi:
Từ bi và trí tuệ là hai trụ cột trong giáo lý Phật giáo. Toàn bộ giáo lý Phật giáo nhằm hướng con người đến việc sử dụng trí tuệ của mình để nhận thức thế giới một cách đúng đắn, an yên để từ đó sống từ bi,hỉ xả vì mình và vì người, tạo nên một xã hội văn minh, hiện đại, bình yên, phát triển.