Đạo luật Sarbanes-Oxley, còn được biết với tên Đạo luật Sarbox là một trong những luật căn bản của nghề kế toán, kiểm toán, được ban hành tại Hoa Kỳ. Vậy Sarbanes-Oxley là gì? Tìm hiểu Đạo luật Sarbanes-Oxley?
Mục lục bài viết
1. Sarbanes – Oxley là gì?
Sarbanes-Oxley Act (SOX) là Đạo luật Sarbanes-Oxley (SOX). Đây là nghĩa tiếng Việt của thuật ngữ Sarbanes-Oxley Act (SOX) – một thuật ngữ thuộc nhóm Technology Terms – Công nghệ thông tin. Cái tên này bắt nguồn từ tên viết tắt của Thượng nghị sĩ Paul Sarbanes và đại diện Michael Oxley, người soạn thảo Đạo luật này.
2. Đạo luật Sarbanes-Oxley là gì?
Đạo luật Sarbanes-Oxley (SOX là tên viết tắt), là một đạo luật liên bang Mỹ được ban hành vào ngày 30 Tháng Bảy năm 2002. Đạo luật đã thiết lập các tiêu chuẩn mới cho công ty đại chúng và các công ty kế toán trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán.
Hoàn cảnh ra đời của đạo luật: khi đó do phản ứng gay gắt từ các sự kiện tài chính và các doanh nghiệp tại các công ty đứng đầu quốc gia cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của ngành ngành kiểm toán và trực tiếp là sự kiện bê bối tài chính của Enron khi che giấu các thông tin tài chính bất lợi đã dẫn đến sự ra đời của Đạo luật. Từ đây Big Five cũng chuyển hướng thành Big Four sau khi một trong các công ty kiểm toán lớn nhất toàn cầu thời gian đó sụp đổ (Arthur Andersen). Những vụ bê bối này đã làm mất đi hàng tỷ đô của nhà đầu tư khi giá trị cổ phiếu đột ngột lao dốc, gây hoảng loạn trên thị trường và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của công chúng vào thị trường chứng khoán Mỹ.
Đạo luật Sarbanes-Oxley không áp dụng cho các công ty tư nhân. Đạo luật cũng trôi qua các chức danh: Cải cách Kế toán Công ty Công và Đạo luật bảo vệ nhà đầu tư bởi Thượng viện Mỹ; Doanh nghiệp và kiểm toán Trách nhiệm giải trình và trách nhiệm luật của Hạ viện Hoa Kỳ; và cũng thường được gọi là Đạo luật Sarbanes-Oxley hoặc Sarbox.
Các quy định khắt khe của Đạo luật Sarbanes-Oxley được đặt ra sau sự kiện Enron và WorldCom sụp đổ. Tuy nhiên, dưới áp lực của nhiều giới, các điều luật đã được giảm nhẹ đi hoặc loại bỏ vài điểm tác hại đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán New York. Quan điểm này sau đó cũng đã được nhiều nhà làm luật chấp nhận.
Sau hậu quả của những vụ bê bối dính đến kiểm toán và phản ứng của cả thế giới, các kiểm toán viên và kế toán viên bây giờ không những không bị hạ bệ mà nhờ Đạo luật này, họ được đặt làm vai trò trung tâm trong các công ty. Họ không còn là những nhân vật ít được công chúng biết tới nữa. Giờ đây, kiểm toán viên và kế toán viên được đặt trong vị trí nổi bật hơn bao giờ hết; và các hoạt động và ứng xử của họ có ảnh hưởng quan trọng đến thực trạng không chỉ của một công ty mà thậm chí của cả một quốc gia.
3. Mục đích của Đạo luật Sarbanes-Oxley:
Mục tiêu chính của Đạo luật SOX là nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư bằng cách buộc các công ty đại chúng (công ty cổ phần đã phát hành chứng khoán ra công chúng) phải đảm bảo tính minh bạch của các báo cáo tài chính được công bố.
Tuy nhiên cho đến nay, lợi ích và chi phí tuân thủ của SOX đối với các công ty đại chúng và các hãng kiểm toán tài chính vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Những người ủng hộ Đạo luật cho cho rằng SOX đã giúp cải thiện sự tin tưởng của các nhà đầu tư về tính chính xác của các báo cáo tài chính.
Ông Michael J.Gallagher – Chủ tịch Trung tâm Chất lượng kiểm toán thuộc Ủy ban Điều hành các Thông lệ nghề nghiệp Kiểm toán chỉ ra rằng Đạo luật SOX đã đem đến nhiều lợi ích, bao gồm:
– Tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp
– Tăng cường tính độc lập cho kiểm toán viên
– Tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm giải trình cho các báo cáo tài chính
– Yêu cầu các công ty đại chúng và các kiểm toán viên tập trung vào kiểm soát nội bộ
– Tạo ra sự giám sát độc lập công việc kiểm toán thông qua cơ quan PCAOB.
4. Những nội dung chính của Đạo luật Sarbanes-Oxley:
– Các CEO và CFO đều phải ký vào và cam kết đảm bảo về tính chính xác trong các báo cáo tài chính mà công ty công bố trước công chúng đầu tư. Các báo cáo này phải đảm bảo thể hiện trung thực nhất các kết quả hoạt động của công ty. Nếu thông tin sai, các vị này có thể phải ngồi tù.
– Các công ty phải lập ra Ban giám sát Kế toán của công ty mình trong đó có thẩm quyền đặc biệt quan trọng chưa từng có trước đó là giám sát công tác và các công ty làm kiểm toán cho công ty đó. Một loạt quy định và tiêu chuẩn mới cũng được đưa ra.
– Ban giám đốc không được trực tiếp quyết định về số phận của các công ty kiểm toán làm hợp đồng với họ mà quyền đó thuộc về một Ban Kiểm toán của công ty. Ban này sẽ quyết định thuê, không thuê, sa thải – không sa thải, chấm dứt hay không chấm dứt hợp đồng với các công ty kiểm toán đó.
– Các công ty kiểm toán bị rút bớt quyền cung cấp dịch vụ cho khách hàng kiểm toán của họ để đảm bảo họ không bị các lợi ích làm lung lay. Các dịch vụ này phải do các công ty khác cung cấp.
– Trong bộ báo cáo hàng năm phải có một Báo cáo kiểm soát nội bộ trong đó thể hiện các vấn đề liên quan đến công tác kiểm toán một cách khá toàn diện. Báo cáo này phải có chứng thực của công ty kiểm toán.
– Đạo luật đưa ra các hình phạt rất nghiêm khắc nếu vi phạm các quy định về kiểm toán với các tội danh như phá hủy tài liệu có thể bị tuyên án đến 20 năm tù.
Đạo luật Sarbanes-Oxley có một đoạn văn nổi tiếng chỉ có vỏn vẹn 169 từ nhưng mỗi năm đã ngốn của các công ty đang niêm yết ở Hoa Kỳ khoảng 6 tỷ USD. Đó là phần 404 của Đạo luật trong đó quy định rằng bộ báo cáo hàng năm phải có Báo cáo kiểm soát nội bộ và báo cáo này phải có chứng thực của công ty kiểm toán.
5. SOX đối với các đối tượng khác và đối với luật định Việt Nam:
Đối với nhiều công ty, chi phí để có thể tuân thủ theo Đạo Luật SOX là rất cao và đặc biệt là giai đoạn đầu. Tuy nhiên về sau, những chi phí này sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên ông John Berlau – thành viên cấp cao tại Doanh nghiệp cạnh tranh đã phát biểu: “Tôi rất lo ngại về gánh nặng chi phí của Đạo luật. Nếu xét về chi phí thì mục 404 liên quan đến kiểm soát nội bộ là mục gây tốn kém nhất cho các công ty. Ban đầu, ước tính trung bình một công ty đại chúng chỉ cần tiêu tốn cho các yêu cầu của mục này 92.000USD mỗi năm. Những thực tế gánh nặng này phải lên đến 2,3 triệu USD mỗi năm, tức là gấp 25 lần so với dự tính ban đầu”.
Đối với Việt Nam nói riêng:
Tuy Đạo luật đã ra đời gần 15 năm và có ảnh hưởng tích cực đến nhiều nước trên thế giới tuy nhiên đối với Việt Nam, có nhiều lý do khiến đạo luật chưa được áp dụng nhiều:
– Nghề kiểm toán đã có mặt trên thế giới khoảng 150 năm kể từ khi William Wrelch Deloitte, một trong những cha đẻ của ngành kiểm toán, nhưng ở Việt Nam, khoảng những năm 90 của thế kỷ XX, ngành kiểm toán mới bắt đầu được biết đến. Tuy nhiên, còn nhiều tồn tại trong hoạch định chính sách về kế toán, kiểm toán, các chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ, cần được sửa đổi và bổ sung. Trong các doanh nghiệp thì việc triển khai và kiểm tra thực hiện các văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán, trong việc phát triển hoạt động nghề nghiệp và nâng cao chất lượng nghề nghiệp chưa được đồng bộ và thường xuyên. Việc đánh giá, kiểm soát chất lượng công việc của những người làm kiểm toán, hành nghề kế toán chưa được coi trọng, những tiêu cực, thậm chí còn nhiều sai sót, gian lận.
– Bản thân SOX là do Hoa Kỳ ban hành nên việc áp dụng Đạo luật SOX ở Việt Nam cũng là một hạn chế, tuy nhiên thì SOX khi được ban hành thì có ảnh hưởng đến nhiều nước trong đó có Việt nam, có thể thấy là các Bộ luật kinh tế, luật hình sự, luật doanh nghiệp cũng có phần nào giống với các quy định của SOX.
– Chưa có nhiều doanh nghiệp được niêm yết trên sàn thị trường chứng khoán Mỹ nên số lượng doanh nghiệp áp dụng và chịu ảnh hưởng của SOX là rất ít.
– Nước ta có nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt các doanh nghiệp ở Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi phí để một doanh nghiệp tuân thủ Đạo luật SOX là rất cao, nên việc áp dụng SOX là một vấn đề khó khăn với các doanh nghiệp trong nước ngay cả khi đó là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
– Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chưa thấy được tầm quan trọng của đạo luật đối với việc kiểm soát chất lượng kiểm toán và ảnh hưởng tích cực đến việc kiểm soát nội bộ trong công ty. Ở Việt Nam cũng chưa xảy ra nhiều sự kiện gian lận và sai sót trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên thì Đạo luật SOX cũng đã ít nhiều ảnh hưởng đến Việt Nam, một trong những tác động ngoại vi của SOX đến các nước bên ngoài biên giới Mỹ. Một số quốc gia khác thông qua luật tương tự như trong phản ứng. Các quốc gia khác đang thiết lập phiên bản của họ về Đạo luật SOX. Và Việt Nam cũng vậy, bằng việc ban hành các chuẩn mực kiểm toán doanh nghiệp, luật kiểm toán.