Thời đại ngày nay, khi mà công nghệ thông tin phát triển hiện đại thì chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh bạn có thể bắt mọi trend trên mạng. Dạo gần đây cà khịa đang là một trend hot trong giới trẻ. Vậy cà khịa là gì? Nguồn gốc từ đâu? Những câu cà khịa cực gắt?
Mục lục bài viết
1. Cà khịa là gì?
Theo một số nguồn tin, cà khịa là một từ địa phương thường được dùng ở miền Tây, là từ Việt nhưng được vay mượn từ tiếng Khmer. Khịa là từ địa phương không mấy được dùng với ý nghĩa là dựng chuyện, bịa đặt.
Cà khịa là một động từ chỉ hành động khẩu nghiệp, mỉa mai một cách tế nhị và thanh lịch, mang lại sự sung sướng cho bản thân và niềm vui cho mọi người.
2. Cà khịa bắt nguồn từ đâu?
Tuy không phải là một từ mới xuất hiện nhưng thời gian gần đây, cụm từ này được nhiều người sử dụng rộng rãi. Theo các bạn trẻ, “cà khịa” có nghĩa khá gần với khẩu nghiệp nhưng được dùng như một cách nói có vẻ nhẹ nhàng, tinh tế hơn.
Cà khịa không xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà nó được bắt nguồn từ cuốn sách “Đừng bao giờ đi cà khịa một mình”. Ngay khi vừa ra mắt, cuốn sách đã mang đến sức nóng một cách nhanh chóng, được nhiều bạn trẻ săn đón. Từ đó cà khịa đã trở thành một trào lưu nổi tiếng trên internet.
Với những câu nói thú vị như “Nhân chi sơ, tính cà khịa”, “So với việc yêu đương thì mình hợp với việc đi cà khịa hơn”. Thậm chí còn có cả câu “ Trong tất cả các loại cà, em thích nhất là cà khịa”. Từ đó các câu nói trong cuốn sách cũng như từ “Cà khịa” đã trở nên viral trên khắp các mạng xã hội từ Facebook, Zalo, Instagram, Loket, Tiktok….
3. Những câu cà khịa cực gắt:
Câu cà khịa số 1: Trong tất cả các loại cà, mình thích nhất là cà khịa.
Câu cà khịa số 2: Nhân chi sơ, tính cà khịa.
Câu cà khịa số 3: Thanh xuân như một tách trà, sống không cà khịa tách trà mất ngon.
Câu cà khịa số 4: Cà khịa 1 chút thì vui, cà khịa nhiều chút thì vui một mình.
Câu cà khịa số 5: Cà khịa 1 chút thì vui, cà khịa nhiều chút thì vui nhiều lần.
Câu cà khịa số 6: So với việc yêu đương thì mình hợp với việc đi cà khịa hơn.
Câu cà khịa số 7: Cà khịa là đam mê, nghiệp quật là thử thách.
Câu cà khịa số 8: Chị hiểu chưa?
Câu cà khịa số 9: Cà khịa ko phải là hư, Cà khịa là để vô tư nỗi buồn.
Câu cà khịa số 10: Cố tình trồng hoa, hoa ko nở, Vô tình cà khịa, nghiệp tràn lan.
Câu cà khịa số 11: Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà… khịa thì nó vui
Câu cà khịa số 12: Đừng nhìn em bằng ánh mắt đó… Em sợ chó.
Câu cà khịa số 13: Chào cưng dư luận lắm lời. Có giỏi thì sống hộ đời tao đi.
Câu cà khịa số 14: Muốn ăn chua thì mua thêm dấm. Muốn ăn đấm thì làm Tuesday.
Câu cà khịa số 15: Sống đẹp là ở cái tâm, chứ không phải là thâm ở cái đầu.
Câu cà khịa số 16: Sống thật còn chẳng ăn ai, giả nai mãi thế kể ra cũng tài.
Câu cà khịa số 17: Ngủ sớm đi, mai còn cà khịa nữa.
Câu cà khịa số 18: Nếu cuộc đời đối xử với anh quá tệ thì kệ anh vì anh xứng đáng mà.
Câu cà khịa số 19: Tìm được một người muốn chăm sóc cả đời…Nhưng gửi lời mời kết bạn……………………….Anh vẫn chưa đồng ý.
Câu cà khịa số 20: Chưa thấy ai nói “Tôi lấy chồng sướng lắm”, “Biết thế lấy chồng sớm hơn” mà toàn nghe “Biết thế đ** lấy chồng” nhỉ!
Câu cà khịa số 21: Trưởng thành là khi bố mẹ cho phép chuyện yêu đương, nhưng con cái bất lực không thể làm được điều đó.
Câu cà khịa số 22: 31 tuổi đầu mà chưa từng 1 lần dẫn người yêu về nhà ra mắt gia đình thì thật phí cơm của Bố Mẹ.
Câu cà khịa số 23: Ước gì chọn chồng cũng có nhiệm kỳ 5 năm, hết nhiệm kỳ có thể sáng suốt lựa chọn người khác tốt hơn
Câu cà khịa số 24: Cuộc sống giống như việc chụp ảnh. Bạn cần có những điểm mờ để tạo nên một bức hình đẹp
Câu cà khịa số 25: Cứ ngỡ yêu anh là tình cuối
Xa anh rồi mới ngỡ bản demo
Câu cà khịa số 26: Làm thế nào để có người yêu lúc buồn thôi ạ? Lúc vui mình không cần cho lắm.
Câu cà khịa số 27: Tôi cần 1 người con trai biết thông cảm sẻ chia, cần 1 người biết lắng nghe thấu hiểu, cần 1 người biết yêu thương vun vén. Tóm lại là 3 người
Câu cà khịa số 28: Mọi người cho em hỏi: Mất niềm tin vào đàn ông thì nên ăn lẩu hay ăn nướng ạ?
Câu cà khịa số 29: Người ta nói: “Khi buồn con gái hay cắt tóc, chính là để cắt đi những tổn thương…”
Không, bổn cô nương ta cắt tóc ngắn chính là vì lười chải đầu
Câu cà khịa số 30: Tình yêu ấy mà, 5 năm hay 10 năm chỉ là con số thôi. =))
Câu cà khịa số 31: Khi cuộc sống mang cho bạn một gói mắm tôm
Hãy mỉm cười để oder thêm một suất bún đậu
Câu cà khịa số 32: Em đây chỉ thích màu hường
Anh không đủ tốt tránh đường em đi
Câu cà khịa số 33: Tôi gọi người yêu cũ là kì nghỉ lễ, vì nó “vừa ngắn vừa nhanh”.
Câu cà khịa số 34: Vẻ đẹp bên ngoài khiến người ta sững sờ khi gặp mặt. Vẻ đẹp bên trong khiến người ta ngơ ngác lúc chia tay.
Câu cà khịa số 35: Đám cưới của anh em nhất định sẽ không góp mặt, nhưng đám ma của anh thì làm ơn báo cho em biết. Em nhất định sẽ mua thật nhiều pháo hoa để đốt cho anh. Mong anh sẽ nhận lấy tấm lòng này của em.
Câu cà khịa số 36: Đi đường bỗng dưng nhìn thấy một người trông rất giống anh, em đã vội vàng đuổi theo người ấy, rồi mới chợt nhận ra mình đã nhầm nên em buông viên gạch trên tay xuống, may thật, không thì đánh nhầm người.
Câu cà khịa số 37: Vẻ đẹp bên ngoài khiến người ta sững sờ khi gặp mặt. Vẻ đẹp bên trong khiến người ta ngơ ngác lúc chia tay.
4. Cà khịa có phải là nói đùa không?
Cà khịa không chỉ là nói đùa đơn thuần như cách nhiều người vẫn đang sử dụng nó. Phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau trước khi cà khịa như: Mức độ thân thiết của người nói và người nghe, Mục đích giao tiếp của người nói, Tâm thế tiếp nhận của người nghe… cụ thể như sau:
Nếu giữa người nói và người nghe có mối quan hệ thân thiết, thì lời mỉa mai nhiều khả năng là một trò đùa. Nhưng nếu không có mối quan hệ chặt chẽ giữa người nói và người nghe, sự mỉa mai có thể mang tính khiêu khích, xúc phạm.
Tùy thuộc vào mục đích giao tiếp, người ta có thể biết một trò đùa có phải là một trò đùa hay không. Nếu ý định của người nói là làm cho bầu không khí trở nên dễ chịu và gần gũi hơn, thì chắc chắn cà khịa trong trường hợp này chỉ là một trò đùa.
Thay vào đó, người nói nhằm mục đích làm bẽ mặt và làm người khác xấu hổ. Trong trường hợp này, cà khịa giống như một thứ vũ khí có sức sát thương cực lớn, không thể chỉ là một trò đùa.
Thái độ tiếp nhận của người nghe cũng là một yếu tố rất quan trọng để đánh giá câu cà khịa có phải là truyện cười hay không. Nếu trò đùa nhằm mục đích khiến người nghe vui vẻ và cảm thấy dễ chịu, thì nó sẽ được coi là một trò đùa.
5. Có nên cà khịa người khác không?
Cũng như trên, cà khịa không phải lúc nào cũng khiến bầu không khí trở nên vui vẻ. Bạn nhiên bạn cần hết sức cẩn thận khi trêu đùa. Vì vậy trước khi cà khịa cần biết một số tác hại của việc cà khịa:
– Cà khịa sẽ làm cho đối phương cảm thấy tổn thương
– Cà khịa có thể sẽ khiến cho người nghe không hiểu ra được vấn đề
– Lời cà khịa có thể sẽ làm mất đi mối quan hệ tốt đẹp vốn có
Bạn không thể rút lại những gì mình đã nói, vì vậy bạn phải cẩn thận hơn với từng lời mình nói.
Câu nói “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” đã được truyền từ đời này sang đời khác. Bởi vì lời nói đôi khi có thể gây hại rất nhiều. Trong một số trường hợp, cà khịa có thể khiến đối phương bị sang chấn tâm lý, thậm chí làm những điều dại dột, dẫn đến những sự việc đáng tiếc.
Trường hợp đối phương ngây thơ không hiểu ý châm chọc của người nói thì thật tệ. Bằng cách này, người nói không thể đạt được mục đích giao tiếp của mình.
Những trò đùa có thể giết chết một mối quan hệ. Rồi hối hận: “Cuối cùng thì chính ký ức giết chết chúng ta”. Bởi vì chỉ có những mối quan hệ được xây dựng một cách chân thành thì mới có thể duy trì và phát triển bền vững được. Vì vậy thay vì cà khịa, nói bóng nói gió khiến đối phương phải suy nghĩ nhiều và tổn thương ta nên chia sẻ và nói chuyện thẳng thắn với nhau.