Trên thị trường chứng khoán hiện nay có rất nhiều mã cổ phiếu ngành dầu khí nên việc đưa ra lựa chọn khiến nhiều người gặp khó khăn, đặc biệt những năm gần đây đang là mối quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Vậy cổ phiếu dầu khí là gì? Các mã cổ phiếu dầu khí trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
Mục lục bài viết
1. Cổ phiếu dầu khí là gì?
Cổ phiếu dầu khí là những mã cổ phiếu đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dầu khí trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trên thị trường chứng khoán của Việt Nam có tất cả 12 mã cổ phiếu dầu khí đã được niêm yết ở các sàn giao dịch chứng khoán, bao gồm: OIL, BSR, TOS, PEQ, POS, PTV, PVB, PLX, PVC, PVD, PVS và PVE
2. Danh sách mã cổ phiếu ngành dầu khí:
Các mã cổ phiếu ngành dầu khí hiện nay chủ yếu được giao dịch là ở sàn UPCOM (7 mã cổ phiếu) và chỉ một vài cổ phiếu còn lại giao dịch trên sàn còn lại là HOSE (2 mã cổ phiếu) và HNX (3 mã cổ phiếu).
Danh sách các mã cổ phiếu ngành dầu khí trên sàn giao dịch UPCOM
– Công ty Cổ phần Lọc hoá Dầu Bình Sơn ( Mã cổ phiếu: BSR )
– Tổng Công ty Dầu Việt Nam ( Mã cổ phiếu: OIL )
– Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex ( Mã cổ phiếu: PEQ )
– Công ty Cổ phần Dịch vụ Lắp đặt, Vận hành và Bảo dưỡng Công trình Dầu khí Biển PTSC ( Mã cổ phiếu: POS )
– Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí ( Mã cổ phiếu: PTV )
– Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Dầu khí ( Mã cổ phiếu: PVE )
– Công ty Cổ phần Dịch vụ biển Tân Cảng ( Mã cổ phiếu: TOS )
Danh sách các mã cổ phiếu trên sàn giao dịch HNX
– Công ty Cổ phần Bọc ống Dầu khí Việt Nam ( Mã cổ phiếu: PVB )
– Tổng Công ty Hoá chất và Dịch vụ Dầu khí ( Mã cổ phiếu: PVC )
– Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam ( Mã cổ phiếu: PVS )
Danh sách các mã cổ phiếu trên sàn giao dịch HOSE
– Tổng Công ty Cổ phần khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí ( Mã cổ phiếu: PVD )
– Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ( Mã cổ phiếu: PLX )
3. Các mã cổ phiếu dầu khí tiềm năng trên thị trường hiện nay?
3.1. Công ty cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn – BSR:
Công ty Cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn là đơn vị thành viên của tập đoàn Dầu Khí Việt Nam, có mã cổ phiếu là BSR được niêm yết trên sàn UPCOM nhận được rất nhiều sự quan tâm. Nhiệm vụ của BSR là quản lý và vận hành sản xuất Nhà máy lọc dầu Dung Quất – một công trình trọng điểm của quốc gia với tổng đầu tư lên đến 3 tỷ USD, công suất chế biến lên tới 6,5 triệu tấn dầu thô mỗi năm.
BSR chủ yếu kinh doanh trên lĩnh vực sản xuất dầu mỏ tinh chế; buôn bán nhiên liệu rắn, lỏng, khí và những sản phẩm khác có liên quan.
Công ty Cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn là công ty phân phối dầu thô ra thị trường nên doanh thu chủ yếu phụ thuộc vào giá dầu trên thế giới. Sau sự ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, nhu cầu sử dụng dầu ngày càng tăng cao, chính vì vậy mà tiềm năng của ngành dầu khí rất lớn. Công ty Lọc hoá Dầu Bình Sơn – BSR trở thành công ty lọc hóa dầu hàng đầu Đông Nam Á, thể hiện vị thế của mình trên trường quốc tế cũng như niềm tin, niềm tự hào của Việt Nam.
Thông tin niêm yết:
– Sàn niêm yết: UPCOM.
– Ngày giao dịch đầu tiên: 01/03/2018.
– Giá ngày giao dịch đầu tiên: 31.300 đồng
– Khối lượng giao dịch trung bình: 14.104.531.
– Giá mục tiêu: ngắn hạn 30.000 đồng, trung hạn 40.000 đồng
3.2. Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí – PVD:
Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) thành lập từ năm 2001, tiền thân là các nguồn lực từ Xí nghiệp Dịch vụ Dầu khí biển (PTSC Offshore).
Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp giàn khoan, dịch vụ thiết bị máy khoan, dịch vụ kỹ thuật về giếng khoan và khoan, đo karota khí, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định chất lượng vật tư thiết bị và phương tiện dầu khí,… cho thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, PVD còn được coi là một trong nhóm doanh nghiệp thượng nguồn trong ngành dầu khí.
Trong năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 tổng doanh thu của PVD bị ảnh hưởng nhiều, doanh thu chỉ thu được 3.988 tỷ đồng, giảm 24% so với năm trước đó, kéo theo mức lợi nhuận thu được sau thuế giảm còn 62 tỷ đồng.
Mức giá dao động niêm yết trên sàn HSX hiện tại trong khoảng 15.000 đồng – 18.000 đồng.
Thông tin niêm yết:
– Sàn niêm yết: HOSE.
– Ngày giao dịch đầu tiên: 05/12/2006.
– Giá ngày giao dịch đầu tiên: 130.000 đồng
– Khối lượng giao dịch trung bình: 8.118.256.
– Giá mục tiêu: ngắn hạn 40.000 đồng, trung hạn 60.000 đồng.
3.3. Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam – PVS:
Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) được thành lập từ tháng 2/1993, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho dầu khí và công nghiệp. Hiện PVC đang sở hữu các loại hình dịch vụ mang tính mũi nhọn, chuyên nghiệp, đạt trình độ quốc tế như:
– Tàu dịch vụ.
– Khảo sát địa chấn, địa chất, công trình ngầm
– Dịch vụ kỹ thuật cho công nghiệp, dầu khí.
– Vận hành, lắp đặt và bảo dưỡng công trình biển.
– Dịch vụ văn phòng, khách sạn.
– EPCI công trình biển, EPC công trình công nghiệp, kho nổi xử lý và xuất dầu thô FSO/FPSO.
Mã cổ phiếu PVS trên sàn giao dịch HNX luôn được đánh giá là một trong những loại cổ phiếu tốt nhất. Đây Là tổng công ty quan trọng trong ngành dầu khí của Việt Nam, có mối liên kết với hơn 20 doanh nghiệp trong ngành ở trong nước và quốc tế.
Hoạt động cung cấp dịch vụ và bán hàng của PTCS có doanh thu thuần là 14.221 tỷ đồng, giảm hơn 29,5% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế là 678 tỷ đồng, thấp hơn 100 tỷ đồng so với năm 2020.
Thông tin niêm yết:
– Sàn niêm yết: HNX.
– Ngày giao dịch đầu tiên: 20/09/2007.
– Giá ngày giao dịch đầu tiên: 126.000 đồng
– Khối lượng giao dịch trung bình: 10.926.219
– Giá mục tiêu: ngắn hạn 36.000 đồng, trung hạn 55.000 đồng
3.4. Tập đoàn xăng dầu Việt Nam – PLX:
Tập đoàn xăng dầu Việt Nam – PLX được thành lập vào năm 1996, là tiền thân Tổng Công ty Xăng dầu mỡ. PLX là cổ phiếu bluechip trong ngành xăng dầu, nằm trong nhóm cổ phiếu VN30, là đơn vị kinh doanh, phân phối xăng dầu đứng đầu Việt Nam.
Vào năm 2011, doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa và bán đấu giá thành công cổ phần tại sàn HXN. Sau nhiều năm giao dịch, tới năm 2017, PLX đã niêm yết và giao dịch chính thức trên sàn giao dịch HOSE.
Hiện nay, PLX chủ yếu hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực:
– Xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu.
– Đầu tư vốn vào một số doanh nghiệp khác.
Thông tin niêm yết:
– Sàn niêm yết: HOSE.
– Ngày giao dịch đầu tiên: 21/04/2017.
– Giá ngày giao dịch đầu tiên: 48.900 đồng
– Khối lượng giao dịch trung bình: 2.081.107.
– Giá mục tiêu: ngắn hạn 63.000 đồng, trung hạn 75.000 đồng.
3.5. Tổng công ty dầu Việt Nam – OIL:
Tổng công ty dầu Việt Nam – OIL là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVOIL) đồng thời đây là đơn vị duy nhất của tập đoàn tham gia vào sự phát triển hoàn chỉnh khẩu hạ nguồn của ngành dầu khí trong lĩnh vực kinh doanh và xuất nhập khẩu dầu thô, chế biến, tồn trữ cũng như phân phối các sản phẩm dầu.
Năm 2021, doanh thu thuần của OIL là 57.836 tỷ đồng có từ việc cung cấp dịch vụ và bán hàng, tăng 15.6% so với năm trước, nhưng lại khá thấp so với năm 2019. Doanh thu sau thuế của doanh nghiệp đã có sự thay đổi khả quan trong năm 2022 đạt 776 tỷ đồng.
Thông tin niêm yết:
– Sàn niêm yết: UPCOM.
– Ngày giao dịch đầu tiên: 07/03/2018.
– Giá ngày giao dịch đầu tiên: 24.200 đồng.
– Khối lượng giao dịch trung bình: 2.476.225.
– Giá mục tiêu: ngắn hạn 20.000 đồng, trung hạn 30.000 đồng.
4. Một số lưu ý khi đầu tư vào cổ phiếu ngành dầu khí:
Bạn phải luôn chú ý đến giá dầu của thế giới, trong trường hợp nắm giữ dài hạn từ 3 đến 6 tháng hay trên 1 năm thì không cần phải quan tâm quá nhiều. Nhưng nếu chỉ giữ trong thời gian ngắn thì nên lưu ý rằng, vì giá dầu gây ảnh hưởng trực tiếp đến cổ phiếu dầu khí.
Bạn nên lựa chọn thời điểm mua cổ phiếu phù hợp. Bởi vì mã cổ phiếu đó có tốt đến đâu nhưng khi mua vào không đúng thời điểm thì vẫn phải chịu khả năng lỗ vốn.
Trong tương lai, nếu phát sinh ra tình trạng chủng bệnh mới xảy ra thì nhu cầu sử dụng dầu có thể giảm, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu dầu khí.
Bạn phải thật bình tĩnh khi đầu tư vào cổ phiếu ngành dầu khi không nóng vội, hãy tiến hành phân tích cổ phiếu ngành dầu khí một cách kỹ càng vì thị trường này phù hợp để bạn có thể đầu tư lâu dài.
Bạn nên đầu tư vào cổ phiếu ngành dầu khí với số vốn phù hợp, bởi cổ phiếu ngành nào cũng có thể gặp phải rủi ro.
5. Tại sao nên đầu tư vào cổ phiếu dầu khí?
Hiện nay, trên thế giới chúng ta vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, chẳng hạn như dầu thô, để tiêu thụ nhiều năng lượng. Dầu thô chính là một nguồn nhiên liệu chính, ngoài ra dầu thô cũng được sử dụng để sản xuất nhiều loại hàng hóa khác, như sản xuất phân bón và chất dẻo
Những năm trở lại đây, nhiều nhà đầu tư đã quay lưng lại với các cổ phiếu dầu mỏ thay vào đó họ đầu tư tài chính vào năng lượng sạch hơn trong tương lai. Có thể thấy rằng, cổ phiếu năng lượng tái tạo là một sự lựa chọn tốt, bởi hành tinh chúng ta trong tương lai sẽ phụ thuộc vào sự thành công của ngành năng lượng tái tạo.
Hiện nay giá dầu đang tăng cao, các công ty hoạt động trong lĩnh vực dầu mỏ có xu hướng phát triển mạnh mẽ và tạo điều kiện tăng trưởng về vốn, nhiều cổ phiếu dầu mỏ cũng là đối tượng trả cổ tức đáng tin cậy, là điều đáng mong đợi trong thời gian bất ổn.
Phần lớn các công ty dầu mỏ lớn đã bắt đầu đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình sang sản xuất năng lượng xanh hơn, thay thế với các cổ phiếu dầu mỏ.