Nếu bạn là người đang đầu tư vào kênh chứng khoán, thì việc đọc rõ các bảng giá có thể theo dõi chính xác độ lên xuống của những cổ phiếu mà bạn muốn đầu tư vào. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem giá tham chiếu là gì? và cách tính cũng như kí hiệu của chúng trong bảng giá nhé!
Mục lục bài viết
1. Giá tham chiếu là gì?
Giá tham chiếu là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Cụ thể, trên bảng điện tử hiển thị giá cổ phiếu, giá tham chiếu sẽ hiển thị màu vàng. Mức giá này cũng là cơ sở để tính giá cao nhất (giá trần) hoặc giá thấp nhất (giá sàn) của ngày giao dịch đó.
Ví dụ, cổ phiếu HPG đóng cửa ngày thứ Năm (17/06/……) ở mức 51.400 đồng, thì đây là giá tham chiếu vào ngày hôm sau – thứ Sáu (18/06/2021).
Mức giá này cũng là cơ sở để tính giá cao nhất (giá trần) và giá thấp nhất (giá sàn) trong ngày giao dịch đó. Do HPG niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM nên biên độ dao động giá tối đa là 7%/phiên, từ đó giá trần ngày 18/6 là 54.900 đồng và giá sàn là 47.850 đồng.
Giá tham chiếu tại ngày giao dịch không hưởng quyền (tức là ngày giao dịch mà cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng chỉ quỹ ETF không hưởng cổ tức hoặc quyền kèm theo) được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa cùng ngày gần nhất với giá trị được điều chỉnh cho cổ tức hoặc quyền.
Trong một số phiên không xác định được giá đóng cửa, đơn vị điều hành thị trường (Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) có thể áp dụng phương pháp xác định giá tham chiếu khác sau khi được chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Điển hình, phiên 6/1/……, khi Sở GDCK TP.HCM tạm dừng giao dịch buổi chiều để tránh đổ vỡ, giá khớp cuối cùng trong buổi sáng chính là giá đóng cửa của ngày hôm đó. Vậy giá tham chiếu của ngày hôm sau được tính theo mức này.
Khác với HoSE và HNX, giá tham chiếu của cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM là bình quân các giá giao dịch lô chẵn theo phương thức khớp lệnh trong ngày cuối cùng.
2. Cách tính giá tham chiếu:
Vậy thông thường, giá tham chiếu của 3 sàn lớn là HNX, HoSE và UPCoM sẽ được tính như thế nào? Để bạn có thể phân tích và đưa ra chiến lược dễ dàng, Timo cũng sẽ chia sẻ cách tính giá tham khảo ngay dưới đây.
Khi đó, giá tham chiếu của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ sẽ là:
Sàn HoSE | Sàn HNX | Sàn UPCoM |
Mức giá đóng cửa đã khớp lệnh trong ngày giao dịch liền trước. (trừ những trường hợp đặc biệt) | Mức giá đóng cửa đã khớp lệnh trong ngày giao dịch liền trước. (trừ những trường hợp đặc biệt) | Trung bình cộng của các mức giá giao dịch lô chẵn (bình quân gia quyền), dựa trên hình thức khớp lệnh vào ngày liền trước đó. (trừ những trường hợp đặc biệt) |
Trong trường hợp đặc biệt, nếu phiên giao dịch bị gián đoạn và không xác định được giá đóng cửa, các tổ chức quản lý – bao gồm Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội – sẽ áp dụng phương pháp xác định khác dưới đây được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Phiên giao dịch ngày 1/6/….., Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM tạm dừng giao dịch vào chiều hôm đó để tránh sự cố. Và giá khớp cuối cùng trong buổi sáng sẽ là giá đóng cửa của ngày 1/6, tức là giá tham chiếu của ngày 2/6 sẽ là giá này.
Ví dụ: Giá đóng cửa ngày thứ Năm (26/05/…..) của cổ phiếu PNJ là 114.300 VND thì giá tham chiếu của ngày thứ Sáu (27/05/…..) là 114.300 VND.
PNJ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) nên biên độ dao động tối đa là 7% nên giá trần ngày thứ Sáu sẽ là 122.301 đồng làm tròn 122.300 đồng và giá sàn là 106.299 đồng làm tròn 106.300 đồng.
Đối với cổ phiếu niêm yết trên sàn UPCOM: giá tham chiếu được tính bằng bình quân gia quyền của các giá giao dịch lô chẵn thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch liền trước.
Ví dụ: Cổ phiếu Ngân hàng An Bình (ABB) ngày thứ Năm (26/05/……) có khối lượng giao dịch là 3.129.371 cổ phiếu, giá trị giao dịch là 38.299.127 VND, thì bình quân gia quyền của phiên giao dịch là 38.299.127 / 3.129.371 = 12.239 VND.
Vì bước giá của sàn UPCOM là 100 VND nên chúng tôi làm tròn thành 12.100 VND. Như vậy giá tham chiếu ngày 27/5 sẽ là 12.100 VND
Biên độ tối đa là 15% nên giá trần ngày thứ Sáu sẽ là 13.915 đồng làm tròn 13.900 đồng và giá sàn là 10.285 đồng làm tròn 10.300 đồng.
Biên độ dao động tối đa của HoSE là +-7%. Với phiên giao dịch đầu tiên sẽ là +-20%.
Bước giá sàn HoSE nếu cổ phiếu có mệnh giá nhỏ hơn 10.000 đồng thì bước giá là 10 đồng. Mệnh giá cổ phiếu lớn hơn 10.000 và nhỏ hơn 49.950 đồng, bước giá là 50 đồng. Và cuối cùng là mệnh giá lớn hơn 50.000 đồng, bước giá 100 đồng;
Biên độ dao động tối đa của HNX là +-10%. Đối với phiên giao dịch đầu tiên, nó sẽ là +-30%;
Biên độ dao động tối đa của UPCOM là +-15%. Với phiên giao dịch đầu tiên sẽ là +-40%;
Bước giá của HNX và UPCOM là 100 VND.
3. Phân biệt giá mở cửa và giá tham chiếu:
Hiện nay vẫn còn nhiều nhà đầu tư thường bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm giá tham chiếu và giá mở cửa với nhau. Nhưng trên thực tế, hai mức giá này lại có sự trái ngược nhau ở cách xác định thời gian.
Cụ thể, nếu giá tham chiếu đang được xác định bằng giá đóng cửa cuối ngày hôm trước thì giá mở cửa sẽ là giá khớp lệnh đầu tiên trong ngày gần nhất. Ngoài ra, giá mở bán còn được xác định giá mua, giá bán chính xác thông qua hình thức đấu giá.
4. Vai trò của giá tham chiếu:
So sánh giá cổ phiếu trong hai phiên giao dịch liên tiếp: Nếu giá cổ phiếu có màu xanh nghĩa là giá giao dịch ngày hôm đó cao hơn giá tham chiếu, tương đương giá tăng, chỉ số chứng khoán đang tăng. Và nếu giá cổ phiếu có màu đỏ, nghĩa là giá giao dịch thấp hơn giá tham chiếu, tương tự giá giảm, chỉ số chứng khoán đang giảm. Nếu cổ phiếu màu vàng giá bằng giá tham chiếu. Từ đây, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định mua/bán cổ phiếu quan tâm.
Đóng vai trò xác định giá trần, giá sàn: Giá trần được tính bằng cách lấy giá tham chiếu cộng với tỷ lệ phần trăm trong biên độ dao động của giá tham chiếu. Giá sàn được tính bằng giá tham chiếu trừ đi tỷ lệ phần trăm biên độ dao động của giá tham chiếu.
Phạm vi giá:
Theo Khoản 4 Điều 2 Thông tư 203/2015/TT-BTC thì “Biên độ dao động giá là giới hạn dao động giá chứng khoán được xác định trong ngày giao dịch tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với giá tham chiếu. .”
Tóm lại, Sở giao dịch chứng khoán quy định một tỷ lệ phần trăm. Ví dụ trên HOSE là 7%. Thì trong 1 ngày giao dịch (1 phiên giao dịch), giá cổ phiếu trên HOSE chỉ có thể tăng tối đa 7% (+7%) và giảm tối đa 7% (-7%) so với giá tham chiếu. Khi đó ta nói: “Phạm vi giá trên HOSE là 7%”.
Biên độ dao động giá của các sàn:
– HOSE: 7%
– HNX: 10%
– Sàn UPCoM: 15%
Giá trần là mức giá cao nhất có thể đạt được của cổ phiếu trong ngày giao dịch. Giá trần do Sở tính toán và thể hiện tại cột “Trần” trên Bảng giá. Theo quy định, Giá trần sẽ có màu Tím. Cách tính giá trần:
Giá trần = Giá tham chiếu x (1 + Biên độ)
Giá sàn là mức giá thấp nhất có thể có của cổ phiếu trong ngày giao dịch. Giá Sàn do Sở tính toán và thể hiện tại cột “Sàn” trên Bảng Giá. Theo quy định, Giá Sàn sẽ có màu Xanh. Cách tính Giá sàn:
Giá sàn = Giá tham chiếu x (1 – Biên độ)
Ví dụ Cách tính Giá trần, Giá sàn:
Tôi đang mở bảng giá các cổ phiếu trong “VN30”. Các cổ phiếu trong VN30 đương nhiên niêm yết trên HOSE. Vì vậy, phạm vi giá sẽ là 7%. Cùng xem mã đầu tiên trong bảng giá: BID (Ngân hàng BIDV):
Giá tham chiếu của BID trong phiên giao dịch ngày 15/09/2020 là 40,50 (tương đương 40.500 đồng/cổ phiếu). Vậy áp dụng công thức tính Giá trần và Giá sàn trên ta có:
Giá trần = 40,50 x (1 + 7%) = 43.335
43.335 là số lẻ, trong khi trên HOSE, cùng giá với BID, Bước giá là 50 đồng, tương đương 0,05 trên bảng giá. Tức là giá BID chỉ có thể là 43,30 hoặc 43,35 chứ không thể là 43,335. Vì vậy, chúng ta phải làm tròn số. Nguyên tắc làm tròn phải tuân thủ là Giá trần sau khi làm tròn không được cao hơn kết quả tính toán ở trên. Do đó, giá trần của BID sẽ là 43,30 (< 43,335). Và theo tính toán của tôi, giá trần của BID trên bảng giá hiển thị là 43,30.
Giá Sàn = 40.50 x (1 – 7%) = 37,665
37,665 cũng là số lẻ, và với Bước giá 50đ (tức 0,05 trên bảng giá) thì Giá BID chỉ có thể là 37,65 hoặc 37,70 chứ không thể nằm ở giữa như 37,665 như cách tính. Vì vậy, chúng ta phải làm tròn kết quả. Quy định là Giá Sàn sau khi làm tròn không được thấp hơn Giá Sàn mà chúng ta tính toán ở kết quả trên. Vì vậy, Giá sàn của BID phải là 37,70 (>37,665). Và đúng như vậy, cột Giá sàn trên bảng giá cổ phiếu BID ghi là 37,70.
5. Một số lưu ý khi giao dịch giá tham chiếu:
Tại ngày giao dịch không hưởng quyền, tức là ngày giao dịch mà chứng chỉ quỹ và cổ phiếu không hưởng cổ tức, quyền kèm theo, giá tham chiếu sẽ lấy giá đóng cửa của ngày gần nhất để điều chỉnh theo đúng giá trị hoặc cổ tức.
Trong trường hợp sở giao dịch chứng khoán gặp sự cố, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ chấp thuận cho họ áp dụng phương pháp khác để xác định giá tham chiếu.
Đầu tư chứng khoán đang dần trở thành hoạt động kinh doanh thu hút nhiều người tham gia, những kiến thức cơ bản là điều mà nhà đầu tư nào cũng phải nắm rõ. Với những thông tin tham khảo về giá trên, hy vọng các nhà đầu tư sẽ trang bị thêm kiến thức để khi lên sàn đạt hiệu quả cao.