Thị trường chứng khoán mở rộng đã cho chúng ta cơ hội đã nâng cao nguồn tài chính cá nhân. Tuy thế chúng ta cần phải tìm hiểu thị trường một cách chi tiết cụ thể hạn chế tối đa rủi ro. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về VNINDEX.
Mục lục bài viết
1. VNINDEX là gì?
VNINDEX là chỉ số thị trường thể hiện biến động giá của các loại cổ phiếu đang được giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – HoSE. Dựa vào chỉ số này, người ta có thể biết được quy mô và giá trị cụ thể của cổ phiếu ở thời điểm hiện tại, so với mức giá theo ngày cơ sở.
Đây là chỉ số được tính toán và tổng hợp theo biến động giá diễn ra hàng ngày, của tất cả các mã niêm yết trên HoSE. Việc sử dụng VNINDEX cho mục đích phân tích, đánh giá và dự đoán diễn biến thị trường trong ngắn hạn hoặc dài hạn đều rất hiệu quả, giúp nhà giao dịch tự tin đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn nhất.
2. Lịch sử của VNINDEX:
Nói về lịch sử của chỉ số VNIndex phải kể đến sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo đó, quyết định thành lập thị trường này được đưa ra từ năm 1996, nhưng mãi cho đến năm 1998 mới chính thức ra đời. Và đến ngày 28/7/2000, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM được phát đi và tổ chức phiên giao dịch đầu tiên. Vì vậy, đây được coi là ngày gốc, là mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời chính thức của thị trường chứng khoán ở nước ta.
Khi đó, có hai cổ phiếu nổi bật là Công ty cổ phần Cơ điện lạnh REE và Công ty cổ phần SAM – SAM Holding. Tiếp đến, năm 2005, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội bắt đầu đi vào hoạt động với quy mô chỉ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia niêm yết.
Trong hơn 20 năm hình thành và phát triển, đến nay, chỉ số VNIndex cũng liên tục biến động theo đà tăng trưởng của thị trường.
3. Công thức tính VNINDEX:
Chỉ số VNIndex = (Tổng giá trị thị trường thời điểm hiện tại/ Tổng giá trị thị trường thời điểm gốc)*100
Hoặc công thức:
Trong đó:
P1i: Là giá trị thị trường hiện hành của cổ phiếu i
Q1i: Số lượng cổ phiếu i đang được niêm yết ở thời điểm hiện tại
P0i: Giá trị thị trường vào ngày cơ sở 28/07/2000 của cổ phiếu i
Q0i: Số lượng cổ phiếu i được niêm yết vào ngày cơ sở
i= 1, 2, 3, 4,…n
4. Ý nghĩa của chỉ số:
Chỉ số phản ánh chính xác diễn biến của cổ phiếu trên sàn: Bản chất của chỉ số này là các tính toán được dựa trên biến động của giá cổ phiếu nên hiển nhiên nó sẽ phản ứng chính xác nhất với những thay đổi của giá trị thị trường. Thông qua VNIndex, bạn biết giá trị toàn sàn HoSE gấp bao nhiêu lần so với giá ngày cơ sở.
Thể hiện một cách khách quan mức độ tăng trưởng hay suy thoái hiện tại của nền kinh tế: Đây là chỉ số được coi là “chiếc cân” dùng để đo lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn. Nó có thể đo lường sự phát triển của cả nền kinh tế hay của từng doanh nghiệp trên thị trường. Theo đó, chỉ số VNIndex sẽ tăng tương ứng với kết quả kinh doanh đang thúc đẩy sự phát triển, ngược lại sẽ giảm nếu hoạt động đi xuống.
Chỉ số hỗ trợ quan trọng cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán: Thông qua chỉ số VNIndex để phân tích, đánh giá xu hướng biến động của thị trường. Việc kết hợp VNIndex với các chỉ số khác như VN30, VN100,… giúp nhà giao dịch dự đoán chính xác hơn.
Tâm lý nhà đầu tư có thể quan sát qua VNIndex: Khi nền kinh tế phát triển tốt, các nhà giao dịch sẽ có niềm tin vào sự tăng trưởng trong tương lai, từ đó tích cực giao dịch, kéo theo chỉ số tăng mạnh VNIndex. Ngược lại, nếu nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, khủng hoảng, nhà đầu tư thường bi quan, ít quan tâm và e ngại trong giao dịch. Khi đó, giá cổ phiếu có thể giảm kéo theo VNIndex giảm.
Chỉ số mô tả sự vận động của nền kinh tế: Nếu nền kinh tế có sự tái cấu trúc các ngành thì giá cổ phiếu của từng ngành sẽ thay đổi dẫn đến tác động trực tiếp đến chỉ số chứng khoán. VNIndex sẽ phản ánh chuyển động cơ cấu của nền kinh tế cả nước.
Chỉ số VN-Index không chỉ thể hiện tâm lý nhà đầu tư mà còn thể hiện sự suy giảm hay phát triển của nền kinh tế. Điều này tương tự như một chu kỳ. Cụ thể, khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tăng trưởng ổn định thì nền kinh tế cũng phát triển theo. Là một kênh tích lũy tài chính, khi nền kinh tế phát triển thì thị trường chứng khoán cũng phát triển theo. Từ đó, nhà đầu tư sẽ quan tâm nhiều hơn đến cổ phiếu dẫn đến chỉ số này tăng.
Ví dụ: Giai đoạn từ 2016 đến 2018 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển tích cực. Chỉ số VN-Index tăng mạnh từ 600 lên hơn 1000 điểm do số lượng chứng khoán niêm yết trên sàn tăng cao.
Một thị trường có nền kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo điều kiện giúp cho VN-Index phát triển ổn định. Thông thường, chỉ số VN-Index sẽ biến động ngược chiều so với chỉ số CPI, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Nếu nền kinh tế ổn định thì dù CPI có tăng thì VN-Index vẫn có khả năng tăng trưởng và diễn biến cùng chiều.
Tỷ lệ vốn hóa thị trường hiện tại so với vốn hóa thị trường tại ngày cơ sở được coi là hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán. Thông qua việc xem xét và đánh giá chỉ số VN-Index, các nhà đầu tư tổ chức hoặc cá nhân có thể xác định được tình hình thị trường là tích cực hay biến động.
Một ví dụ đơn giản là giả sử ngày 20/10/2020 VN-Index đạt 1395,33 điểm, tức là hiệu quả của thị trường chứng khoán so với ngày giao dịch đầu tiên là 1395,33 lần.
VN-Index – Thể hiện sự “tụt xuống” của nền kinh tế
Khi hoạt động trong một thị trường suy thoái hoặc giảm điểm, chỉ số VN-Index cũng dao động và nằm ở mức thấp. Không thể khẳng định rằng việc đánh giá một thị trường có phát triển hay không nếu chỉ dựa vào chỉ số VN-Index. Tuy nhiên, không thể phủ nhận VN-Index là chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư có cơ sở đánh giá thị trường. Từ đó đề xuất phương án đầu tư tiếp theo phù hợp nhất.
Vào khoảng cuối năm 2017, khi trên toàn thế giới xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều này ảnh hưởng nặng nề đến giá trị thị trường chứng khoán, dẫn đến tình trạng giá cổ phiếu “tụt dốc không phanh”. Dựa vào VN-Index cũng như các chỉ số dự báo khác, hầu hết các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định bán tháo và đầu tư vào một kênh khác.
VN-Index – Thể hiện những thay đổi và chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế
Trước đó, năm 2007 khi nền kinh tế bắt đầu tái cơ cấu và bước vào giai đoạn phục hồi. Thông qua các chỉ số, đặc biệt là VN-Index, đã cho nhà đầu tư những dấu hiệu về sự thay đổi của thị trường. Vì vậy, chỉ số này góp phần lớn giúp nhà đầu tư nhìn nhận rõ ràng những thay đổi về cấu trúc cũng như diễn biến của thị trường.
5. Cách phân biệt VNINDEX và VN30:
Giống nhau:
Cả VN-Index và VN30 đều có ảnh hưởng nhất định đến quyết định đầu tư cũng như tâm lý của nhà đầu tư chứng khoán. Bên cạnh đó, sự biến động của chỉ số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sự khác biệt
Chỉ số VN-Index là sự so sánh giữa vốn hóa thị trường hiện tại và vốn hóa thị trường vào ngày cơ sở. Nói một cách đơn giản, chỉ số này đại diện cho hoạt động của thị trường chứng khoán. Cụ thể, chỉ báo này cho chúng ta biết thị giá của thị trường tại thời điểm hiện tại so với thị giá so với ngày giao dịch đầu tiên đã thay đổi bao nhiêu lần.
Ngược lại, chỉ số VN30 có biên độ nhỏ hơn VN-Index. Chỉ số này là kết quả đo lường sự thay đổi vốn hóa thị trường đối với top 30 công ty có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các công ty được xét vào chỉ số VN30 thường sẽ chiếm trên 80% tổng vốn hóa thị trường.
6. Một số Chỉ số chứng khoán khác phổ biến tại Sàn HSX:
Mỗi nhà đầu tư sẽ có một cách nhìn nhận và phân tích khác nhau. Tùy thuộc vào nhóm đối tượng nhà đầu tư tìm hiểu về cổ phiếu vốn hóa nhỏ hay cổ phiếu vốn hóa lớn. Các chỉ số khác nhau sẽ đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong việc hướng dẫn dòng tiền trên thị trường chứng khoán. Vì vậy, ngoài chỉ số VN-Index phổ biến và được sử dụng rộng rãi, HSX còn có một số chỉ số khác phổ biến không kém như VNMID, VN100, Vn30, VNALL, v.v.
Trong đó:
VN30-Index là chỉ số vốn hóa doanh nghiệp dùng để đo lường mức tăng trưởng của 30 công ty có vốn hóa lớn nhất thị trường. Chỉ số này chiếm hơn 80% tổng giá trị vốn hóa của VN-Index.
VNALLshare-Index đây là chỉ số vốn hóa của tất cả các cổ phiếu niêm yết trên HSX và đáp ứng các tiêu chí sản xuất về tỷ lệ tự do chuyển nhượng, tiêu chí sàng lọc và thanh khoản. VNALLshare giúp nhà đầu tư tham khảo, khắc phục tình trạng chỉ số bị bóp méo dẫn đến phản ánh không chính xác diễn biến thị trường chứng khoán.
VNMID-Index hay VNMidcap là chỉ số vốn đánh giá mức tăng trưởng của 70 công ty vốn hóa trung bình trong VNALLshare.
VN100-Index Đây là chỉ số vốn hóa tổng hợp của các cổ phiếu thành phần của VN30 và chỉ số VNMidcap.