Thị trường chứng khoán mở rộng, đây là cơ hội vàng để các nhà đầu tư phát triển. Nhưng rủi ro khi đầu tư cũng rất lớn, vì vậy trước khi đầu tư chúng ta cần phải có kiến thức thật kĩ lưỡng về vấn đề này. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. VN30 là gì?
VN30 là tập hợp của 30 cổ phiếu vốn hóa lớn, dựa trên bộ chỉ số do Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM công bố, bắt đầu từ năm 2012. VN30 là chỉ số được đặt tên theo tiêu chuẩn của các chỉ số chứng khoán quốc tế, với những tiêu chuẩn khắt khe, đánh giá các doanh nghiệp trong rổ.
Nhóm cổ phiếu VN30, là nhóm cổ phiếu được xếp hạng cao nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có giá trị vốn hóa và thanh khoản cao.
Nhóm cổ phiếu VN30 sẽ bao gồm 30 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán và chiếm 80% vốn hóa toàn thị trường. Điểm chung của các nhóm công ty trong rổ VN30 là:
Công ty được đánh giá cao về mặt quản lý nhân sự và vận hành so với mặt bằng chung.
Tổng lượng giao dịch chứng khoán của các công ty trong rổ VN30 chiếm 60% giao dịch trên thị trường.
Chỉ số vốn hóa cao và thanh khoản lớn, mang đến cơ hội đầu tư hấp dẫn.
2. Thông tin chung về chỉ số VN30:
Chỉ số VN30 quan trọng là nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường. Điều kiện vào VN30 được HoSE đánh giá và lựa chọn chặt chẽ. Thông tin chung VN30 cụ thể bao gồm:
– Ký hiệu: VN30.
– Ngày cơ sở (Ngày thành lập đầu tiên): 01/02/2009.
– Giá trị chỉ số cơ sở của VN30 là: 313,34
– Loại chỉ số: Chỉ số giá.
– Số lượng cổ phiếu thành phần đủ điều kiện sàng lọc: Chính 30 cổ phiếu và dự phòng 5 cổ phiếu.
– Số kỳ điều chỉnh trong năm: 2 kỳ lần lượt vào tháng 1 và tháng 7 được gọi là bán niên. Ngày chuyển sang thứ Hai thứ 4 của tháng Giêng hoặc tháng Bảy.
– Ngày lấy dữ liệu làm cơ sở xét duyệt danh mục VN30 cho kỳ mới: Tối thiểu 1 tuần kể từ ngày thay đổi cơ cấu danh mục.
– Kỳ điều chỉnh số chia và tỷ lệ free-float được điều chỉnh hàng quý vào các tháng: 1, 4, 7 10.
– Tần suất tính toán 5 giây/lần.
3. Ý nghĩa của chỉ số VN30:
Chỉ số VN30 thể hiện hiệu quả giao dịch của các cổ phiếu khi có giá trị vốn hóa cao và có tính thanh khoản, theo xu hướng của thị trường. Có thể thấy, VN30 đại diện cho nhóm cổ phiếu Blue Chip có sức hấp dẫn lớn đối với nhà đầu tư nước ngoài trung và dài hạn.
Chỉ số VN30 đại diện cho nhóm các doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực tương ứng. Chỉ số VN30 đòi hỏi doanh nghiệp phải dẫn đầu ngành về doanh thu, lợi nhuận và thương hiệu. Doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả sẽ bị loại khỏi rổ VN30. Do đó, người chơi có thể đánh giá xu hướng thị trường và lựa chọn lĩnh vực đầu tư phù hợp.
Chỉ số VN30 luôn có thay đổi thành viên việc này cho thấy thanh khoản của một số cổ phiếu có sự giảm đi. Điều này cho thấy xu hướng và sự quan tâm của các nhà đầu tư đang chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Giá cổ phiếu VN30 mang tính dẫn dắt thị trường cho thấy nhóm ngành nào đang dẫn dắt và có tiềm năng và cơ hội đầu tư ở thời điểm hiện tại.
Có thể thấy, VN30-index là một chỉ số quan trọng giúp mô tả xu hướng của thị trường. Đây là tiềm năng và cơ hội đầu tư để các nhà đầu tư chứng khoán đánh giá để lựa chọn. Dựa vào sự biến động của giá VN30, bạn có thể theo dõi xu hướng thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư phù hợp.
4. Vì sao nên đầu tư VN30?
Như chúng ta đã biết, sàn HoSE có rất nhiều chỉ báo mô tả xu hướng giá thị trường. Nhà đầu tư đã quen thuộc với chỉ số VN-Index, chỉ số mô phỏng các cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên HoSE. Trong đó chỉ số VN-Index thể hiện xu hướng giá theo từng thời điểm của tất cả các cổ phiếu trên sàn này. Chỉ qua VN-Index, bạn có thể đánh giá được sự lên xuống của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Vậy tại sao khi có VN-Index vẫn phải có VN30? Đây là câu hỏi của rất nhiều người chơi khi tham gia thị trường.
Công thức tính chỉ số VN-Index chưa thực sự đầy đủ, chưa đánh giá chính xác xu hướng của tất cả các cổ phiếu trên thị trường. Căn cứ vào việc VN-Index tăng điểm, nhưng chỉ có một số doanh nghiệp lớn dẫn dắt tăng trưởng. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ hơn đang có xu hướng giảm hoặc không tăng.
Chỉ số VN-Index không tính toán chi tiết đối với cổ phiếu tự do, chỉ số tự do chuyển nhượng và điều chỉnh của thị trường.
5. Công thức tính chỉ số VN30:
VN30 mang ý nghĩa đặc biệt, nó giúp các nhà đầu tư đánh giá khách quan được thị trường chứng khoán để lựa chọn cơ hội đầu tư chứng khoán phù hợp nhất. Chỉ số VN30 được tính như thế nào?
Công thức tính chỉ số VN30 cụ thể như sau:
VN30-INDEX = CMV/BMV
CMV = ΣiN* 100 = P1i*Q1i*f1i*c1i
BMV = ΣNi = P0i*Q0i*f0i*c0i
Trong đó:
– CMV là tổng giá trị vốn hóa của 30 doanh nghiệp trong nhóm VN30, được xác định tại thời điểm hiện tại.
– BMV là giá trị vốn hóa của 30 doanh nghiệp trong nhóm VN30, xác định tại thời điểm cơ sở.
– P1i là mức giá của cổ phiếu, xác định tại thời điểm hiện tại.
– Q1i là số lượng cổ phiếu được xác định thời điểm hiện tại.
– f1i là tỷ lệ cổ phiếu tự do ( free – float ) trên thị trường.
– C1i là hệ số cho thấy tỷ trọng giới hạn vốn hóa của cổ phiếu i. Điều kiện giới hạn này không vượt quá 10%.
– P0i là mức giá của các cổ phiếu được xác định ở thời điểm cơ sở.
– Q0i là khối lượng cổ phiếu xác định ở thời điểm cơ sở.
– Qua công thức tính chỉ số VN30, có thể thấy những hạn chế của VNindex đã được khắc phục. Trong đó:
Chỉ số VN30 hạn chế các yếu tố tác động đến tăng trưởng của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đến doanh nghiệp nhỏ. VN30 giúp định giá thị trường chứng khoán chính xác và ổn định với hạn mức không quá 10%.
Chỉ số VN30 được xác định sẽ hạn chế tình trạng làm giá của các cổ phiếu nhỏ, thanh khoản thấp. Từ đó giúp nhà đầu tư đánh giá thị trường một cách chính xác.
Chỉ số VN30 phản ánh chính xác hơn nhờ bổ sung tỷ trọng cổ phiếu tự do, loại bỏ nhóm cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng: cổ phiếu cá nhân/tổ chức.
Danh sách VN30:
ACB – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
BID – Nhân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CTG – Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
GVR – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
BVH – Tập đoàn Bảo Việt
FPT – Công ty Cổ phần FPT
PLX – Tập đoàn xăng dầu Việt Nam
GAS – Tổng Công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần
DB – Ngân hàng Thương mại Cổ phần phát triển TPHCM
HPG – Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
POW – Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam
KDH – Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền
MBB – Ngân hàng Quân đội
MSN – Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San
TCB – Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
MWG – Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động
NVL – Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va
PDR – Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt
VIC – Tập đoàn Vingroup – Công ty Cổ phần
SAB – Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn
SSI – Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI
STB – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
TPB – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
VCB – Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
VHM – Công ty Cổ phần Vinhomes
VJC – Công ty Cổ phần Hàng không VietJet
VNM – Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
VPB – Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
VRE – Công ty Cổ phần Vincom Retail
VIB – Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
6. Một số lưu ý:
Nếu là nhà đầu tư cá nhân, bạn không cần quan tâm nhiều đến cách tính chi tiết của VN30-Index.
Nhưng bạn cần hiểu, sự lên xuống của chỉ số này, ngoài việc phản ánh tâm lý nhà đầu tư (mua nhiều hay bán nhiều), cốt lõi của nó là phản ánh mức độ đắt đỏ (nói chung) của cổ phiếu trên thị trường, bởi các cổ phiếu trong danh mục VN30 thường là những cổ phiếu đầu ngành, có ảnh hưởng chính đến thị trường.
Nếu bạn quyết định đầu tư vào cổ phiếu VN30, hãy lưu ý 2 điều sau:
Cổ phiếu VN30 thường đắt hơn so với thị trường chung: do các cổ phiếu trong danh mục VN30 nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư (đắt ở đây không phải là giá bán cổ phiếu mà là ở chỉ số P/E và P/B).
Cổ phiếu VN30 chưa chắc đã ít rủi ro: Nhiều bạn thường cho rằng đầu tư vào đây là an toàn, vì đây là những doanh nghiệp lớn, có lãi. Nhưng thực tế, nhiều công ty trong danh sách VN30 nợ nần chồng chất. Họ có thể vào rổ VN30 lúc đỉnh cao, nhưng sau 1-2 năm kinh doanh sa sút, họ có thể rời nhóm bất cứ lúc nào. An toàn hơn thì chưa chắc, nhưng đắt thì chắc chắn.